Thứ sáu 25/04/2025 10:47

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung phản ánh sự dịch chuyển trung tâm thương mại toàn cầu

Theo các chuyên gia về quan hệ quốc tế, căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc không chỉ được định nghĩa đơn giản là một cuộc chiến tranh lạnh mới giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, mà đó còn phản ánh sự thay đổi trung tâm thương mại tập trung vào sự lưu chuyển hàng hóa xuyên Đại Tây Dương sang Á Âu.

Khi nói đến cuộc chiến thương mại, có nhiều hơn hai nước liên quan vì có sự giằng co phức tạp theo nhiều chiều hướng. Tổn thất của Trung Quốc sẽ là lợi ích của một nước khác, ví như đó là ASEAN. Tổn thất của Mỹ cũng là lợi ích của nước khác, đó là Châu Âu. Đó là nhận định của nhà phân tích Khanna, tác giả cuốn “Tương lai thuộc về Châu Á” đồng thời là diễn giả tại Hội nghị Đầu tư Châu Á tại Hồng Kong được tổ chức ngày 19/3 vừa qua.

Ảnh minh họa

Theo phân tích đó, có khoảng 1,6 nghìn tỷ USD giá trị thương mại hiện đang diễn ra giữa Liên minh Châu Âu và Châu Á- vượt xa giao dịch của Mỹ với bất kể khu vực nào. Và giá trị này dự kiến sẽ tăng lên 2,5 nghìn tỷ USD trong một thập kỷ tới. Trong bối cảnh đó, chính quyền Trump đã tìm kiếm sự có đi có lại trong thương mại với Trung Quốc, nhưng châu Âu mới là đối thủ cạnh tranh về địa kinh tế của Mỹ.

Nếu Mỹ và châu Âu cùng tiếng nói về sự mở cửa của Trung Quốc, nhưng chỉ có châu Âu đạt được các thỏa thuận thương mại tự do trên khắp châu Á thì lợi ích sẽ diễn ra như thế nào? Chính quyền Trump đã áp thuế đối với gần một nửa giá trị hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc khi tìm cách ép Bắc Kinh tiếp tục mở cửa thị trường và giải quyết các vấn đề lâu dài về thương mại, bao gồm cả việc chia sẻ công nghệ của các công ty nước ngoài muốn hoạt động ở Trung Quốc. Các quan chức Mỹ và Trung Quốc đã lên kế hoạch tiếp tục đàm phán tại Washington vào tháng 4 tới với hy vọng đạt được thỏa thuận về thương mại.

Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đã rút Mỹ ra khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), và ủng hộ theo đuổi các hiệp định thương mại tự do với từng quốc gia theo cách tiếp cận song phương. Bằng cách không tham gia TPP, Mỹ có nguy cơ vô tình bị chia cắt khỏi trung tâm trọng lực Á-Âu trong thương mại toàn cầu. Chuyên gia phân tích rằng nước giành chiến thắng trong địa chính trị không có nghĩa là sẽ chiến thắng về địa kinh tế. Không có quốc gia nào hoàn toàn tự cung tự cấp mà phải giao dịch nhiều hơn với các nước khác.

Trong khi đó, Trung Quốc – cũng như Nhật Bản và Hàn Quốc - đang tự nguyện dịch chuyển một số ngành sản xuất sang các khu vực khác của châu Á khi nước này phải đối mặt với chi phí lao động tăng cao và tìm cách thâm nhập tốt hơn vào các thị trường đang phát triển nhanh ở Đông Nam Á. Đây là lợi ích riêng của Châu Á. Các nhà đầu tư lớn nhất ở ASEAN là Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc. Châu Á đang thúc đẩy sự thay đổi này. Đây là lợi ích của các nước để giảm chi phí và tiếp cận tốt hơn với những thị trường đang phát triển nhanh. Đó là lý do tại sao các đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc lại chủ yếu là các nước láng giềng của nước này.

V.D
Bài viết cùng chủ đề: AEON MALL Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Tin thuế quan 24/4: Thị trường chứng khoán châu Á tăng vọt sau tín hiệu lạc quan từ Mỹ

Chiến sự Nga-Ukraine tối 23/4: Nga chiếm ưu thế tại Toretsk; Ukraine tháo chạy ở Kursk

Hoa Kỳ nâng cấp radar mới cho hệ thống tên lửa Patriot

Lạm phát hạ nhiệt, Mexico tiếp tục cắt giảm lãi suất?

Tin thuế quan 23/4: Doanh nghiệp quốc tế linh hoạt, đón đầu cơ hội từ Hoa Kỳ

Chiến sự Nga-Ukraine tối 22/4: Nga siết chặt vòng vây tại Pokrovsk

Tin thuế quan 22/4: Thị trường hàng hóa khởi sắc nhờ chính sách thương mại linh hoạt

Chiến sự Nga-Ukraine tối 21/4: Nga đánh vũ bão vào Toretsk

Hoa Kỳ phát triển tàu ngầm không người lái lặn xa tới 1000 hải lý

Lưới điện thông minh: Xu thế hay bắt buộc?

Tin thuế quan 21/4: Doanh nghiệp thế giới chủ động, linh hoạt để tối ưu xuất nhập khẩu

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 21/4: Lính Ukraine tháo chạy ở Toretsk

Mạng xã hội 'lột mặt nạ' hàng giả như thế nào?

Chiến sự Nga-Ukraine tối 20/4: Nga bất ngờ ngừng bắn 30 giờ, Kiev tổn thất nặng ở Zaporizhia

Nga nhận thêm máy bay 'Thú mỏ vịt', Đức lo ngại về tên lửa hành trình Taurus

Chiến sự Nga-Ukraine tối 19/4: Đặc nhiệm Ukraine tháo chạy ở Zaporizhia

Nga tạo ra 'vũ khí' vô hiệu hóa tác chiến điện tử

Pháp luật các nước qui định thế nào với y, bác sĩ 'bán hàng’ - Việt Nam có buông lỏng?

Tin thuế quan 19/4: Hoa Kỳ và Italy lạc quan về khả năng đạt thỏa thuận trước hạn

Báo chí giúp doanh nghiệp tiếp cận FTA nhiều nhất