Thứ tư 20/11/2024 03:52

Cuộc “phối ngẫu” độc đáo giữa kiến trúc Đông Dương và văn hóa Champa giữa lòng Đà Nẵng

Kiến trúc Đông Dương-Indochine luôn là nguồn cảm hứng bất tận của những kiến trúc sư và là hình mẫu kinh điển khi phối ngẫu thành công những tinh hoa văn hóa.

“Nụ hôn kiểu Pháp trên môi cô nàng Á Đông”

Năm 1921, Ernest Hébrard - người học trò xuất sắc đến từ trường Mỹ thuật Paris của Alphonse de Gisors - kiến trúc sư có công lớn làm nên diện mạo của cung điện Luxembourg, và Léon Ginain - một trong những kiến trúc sư trực tiếp phục dựng Nhà thờ Đức bà Paris chính thức đặt chân đến Đông Dương.

Với 10 năm giữ vai trò Kiến trúc sư trưởng của Chánh Sở Kiến trúc và Quy hoạch Đông Dương, Hébrard đã thành công đặt nền móng cho một trường phái kiến trúc mới ra đời với tên gọi: Kiến trúc Đông Dương hay Indochine. Đó cũng là thời kỳ những công trình biểu tượng “còn mãi với thời gian” của Hà Nội và TP.Hồ Chí Minhh lần lượt xuất hiện: từ Bảo tàng Louis Finot (Bảo tàng Lịch sử Quốc gia); Đại học Đông Dương (Đại học Dược Hà Nội), trường Petrus Ký (Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong) cho đến Nhà tài chính Đông Dương (Bộ Ngoại Giao)…

Công trình Bảo tàng Lịch sử Quốc gia mang phong cách kiến trúc Đông Dương (Ảnh: Dreamstime)

Suốt một thời gian dài, những ngôi biệt thự với kiến trúc Đông Dương thời thượng đã trở thành hình ảnh đại diện cho tầng lớp quý tộc, giới tiểu tư sản và giới tinh hoa. Phong cách Indochine còn được mô tả như “nụ hôn kiểu Pháp trên môi cô nàng Á Đông”.

Sở dĩ có cách ví von này bởi “nụ hôn kiểu Pháp” vốn được biết đến với sự mãnh liệt, nồng nàn nhưng vẫn không kém phần tinh tế, lịch lãm. Yếu tố “Tây” trong phong cách Đông Dương, ứng dụng lối trang trí kiểu Âu tân cổ điển với mái vòm, gỗ, họa tiết Gothic... hay những sắc màu phảng phất chất Art Deco cũng vậy. Trong khi, hình ảnh ẩn dụ về “đôi môi” thường tượng trưng cho vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm của người Á Đông. Chất phương Đông với mái ngói đỏ, lam gió, sành sứ, mây tre hay hoa văn "lưỡng long chầu nguyệt” trong phong cách Indochine cũng thể hiện rõ rệt khía cạnh này.

Cuộc “se duyên” những tinh hoa Đông - Tây đã làm nên lối kiến trúc luôn được đánh giá cao về giá trị thẩm mỹ lẫn văn hóa – lịch sử.

Đến tận ngày nay, những bậc thầy hàng đầu trong giới kiến trúc vẫn không ngừng “mê đắm” Indochine. “Phù thủy” Bill Bensley là một ví dụ. “Bắt tay” cùng Sun Group, vị kiến trúc sư đầy cá tính này không ngần ngại ứng dụng kiến trúc Đông Dương vào một loạt những công trình “để đời” của mình tại Việt Nam, như khu nghỉ dưỡng sang trọng hàng đầu thế giới InterContinental Danang Sun Peninsula Resort, kiệt tác xa hoa bên biển Bãi Kem, Phú Quốc JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay Resort, “Khách sạn có thiết kế hàng đầu thế giới” - Hotel de la Coupole – MGallery Sa Pa.

Kiến trúc sư Bill Bensley đưa ngôn ngữ kiến trúc Đông Dương vào InterContinental Danang Sun Peninsula Resort

Đứng từ góc nhìn nghệ thuật, kiến trúc và cả lịch sử có thể xem Indochine như một di sản đáng giá mà người Pháp đã để lại. Nhiệm vụ của những người kế thừa sẽ không chỉ gìn giữ mà còn là phát huy những tinh hoa đó bằng cá tính riêng và sự sáng tạo không ngừng.

Khi kiến trúc Đông Dương hòa quyện văn hóa Champa

Vừa qua, Sun Property – thương hiệu bất động sản cao cấp của Sun Group tiếp tục tạo nên “cuộc hôn phối” hoàn hảo giữa kiến trúc Đông Dương và văn hóa Champa tại Đà Nẵng trong dự án đô thị đảo Sunneva Island (Đảo Ánh Dương).

Tại dải đất miền Trung, nền văn minh Champa là một phần của lịch sử. Cho đến tận ngày nay, di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn vẫn là “báu vật” của người dân nơi đây. Ngay tại Đà Nẵng, Di tích Chăm Phong Lệ hay Bảo tàng điêu khắc Chăm cũng là địa điểm hấp dẫn của giới khảo cổ, nghiên cứu hay những du khách yêu văn hóa, nghệ thuật.

Nền văn minh Champa còn ghi dấu tại dải đất miền Trung. Ảnh Dreamstime

Bằng tư duy duy mỹ, Sun Property đã hòa quyện tinh tế ngôn ngữ kiến trúc Đông Dương với đặc trưng văn hóa Champa. Một bên là phong cách tân cổ điển của Pháp tôn trọng sự thanh lịch, sang trọng, thông thoáng và đa sắc màu, một bên tôn vinh sự tài hoa của con người với nghệ thuật chạm trổ tỉ mỉ, điêu khắc cầu kỳ.

Cụ thể, từng yếu tố vật liệu như gạch nung đỏ sẫm, gỗ cho đến đường nét kiến trúc nội thất, chi tiết trang trí của những ngôi nhà, công trình công cộng, cảnh quan tại Sunneva Island đều sẽ được chăm chút tỉ mỉ để khắc họa tinh hoa kiến trúc Indochine và văn hóa Champa. Các bức phù điêu chạm trổ, khung cửa sổ ban công đầy hoa nắng, cổng chào, đài phun nước; những chi tiết trang trí được kết hợp chọn lọc và tinh tế với hoa văn sang trọng, sàn gỗ, hay những tuyến đường lát gạch, đá họa tiết; tượng điêu khắc pavilion, đài phun nước, cổng chào, cây lá nhiệt đới lại tạo nên sự thanh lịch, giàu tính mỹ thuật.

Dấu ấn văn hóa Champa sẽ được hòa quyện tinh tế với ngôn ngữ kiến trúc Đông Dương tại Sunneva Island. (Ảnh phối cảnh minh họa)

Đặc biệt, với vị trí độc bản được bao quanh bởi 30ha mặt nước, nằm ở tọa độ giao điểm của 3 dòng sông: Đô Tỏa, Cổ Cò và sông Hàn, việc lựa chọn kiến trúc Indochine sẽ là phương án lý tưởng để không gian sống tại Sunneva Island vô cùng khoáng đạt, quanh năm đón trọn những làn gió tươi mát, thoáng đãng từ thiên nhiên. Những ngôi nhà vừa sang trọng, lịch lãm vừa được phối màu sắc tươi trẻ tại đây sẽ là home resort – ngôi nhà nghỉ dưỡng ven sông hoàn hảo.

Cùng với đó, cư dân tinh hoa tại Đảo Ánh Dương cũng được tận hưởng chuỗi hạ tầng tiện ích đáng giá như: khu tập golf mặt nước, bến du thuyền, clubhouse, bể bơi vô cực, bể sục jacuzzi… đáp ứng đầy đủ nhu cầu tận hưởng dịch vụ, tiện ích cao cấp. Bên cạnh đó, 5ha công viên cây xanh, đường dạo bộ 2,2km vòng quanh đảo là không gian lý tưởng để thư giãn, tận hưởng giá trị cuộc sống. Đồng thời, khu town-house ngay trong khu đô thị sẽ đáp ứng trọn bộ nhu cầu thư giãn, giải trí, chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp, trải nghiệm dịch vụ của cư dân. Quy mô diện tích cảnh quan cùng hơn 50 tiện ích tại Sunneva Island lên tới 16ha, trên tổng số 26ha toàn dự án.

Sunneva Island là khu đô thị được đầu tư ý tưởng kiến trúc bài bản. (Ảnh phối cảnh minh họa)

“Cuộc hôn phối” giữa kiến trúc Đông Dương – Indochine với văn hóa Champa tạo nên một khu đô thị đảo đặc sắc, có concept bài bản, ấn tượng bên những dòng sông danh giá của Đà Nẵng. Nằm yên bình giữa nơi sơn thủy hữu tình ở Đông Nam Đà Nẵng, những căn biệt thự Sunneva Island độc bản về vị trí, cao cấp về tiện ích và độc đáo về kiến trúc hứa hẹn sẽ là chốn an yên lý tưởng, thăng hoa giá trị sống của những chủ nhân sành điệu.

PV
Bài viết cùng chủ đề: Tập đoàn Sun Group

Tin cùng chuyên mục

Họa sĩ Quỳnh Thơm: Kết nối giá trị văn hóa truyền thống giữa dòng chảy đương đại

Sắp diễn ra Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Long An lần thứ 2 năm 2024

Hà Nội nên có thêm Phố “Hàng Phở” hoặc Phố “Phở Gánh”

Phú Thọ: Tu bổ di tích Đình Hội

Phát huy nguồn lực văn hóa đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước

Ra mắt cuốn sách ‘Logistics - Hành trình khát vọng’

Khai mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII

Tối nay (7/11): Khai mạc Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII

Quảng Nam: Kỷ niệm 120 năm ngày sinh nguyên Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Trác

Mãn nhãn với những tiết mục biểu diễn tại Liên hoan Văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai, Gia Lai

Gia Lai: Nhiều hoạt động đặc sắc tại Ngày hội Văn hóa - Du lịch TP. Pleiku năm 2024

Anh trai vượt ngàn chông gai: Góp phần định vị điểm đến âm nhạc Việt Nam

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch điều động, bổ nhiệm loạt cán bộ

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch bổ nhiệm NSND Xuân Bắc làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn

Festival Ninh Bình ‘Dòng chảy di sản’: Tái hiện những mốc son lịch sử của dân tộc

Lễ cúng trăng: Nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer

Vì sao tỉnh Bắc Ninh bị 'tuýt còi' tổ chức hoạt động hầu đồng không đúng quy định?

Khi âm nhạc truyền thống giao thoa hiện đại: Techcombank góp phần đưa concert Việt vươn tầm thế giới

Triển lãm Nghệ tụ Việt Nam – Hồng Kông (Trung Quốc): Diễn đàn nghệ thuật đa sắc màu Á Đông

Đưa hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa gắn với thực tiễn cuộc sống vùng Đông Nam Bộ