Thứ hai 25/11/2024 06:33

Cục Kiểm lâm thông tin ban đầu về vụ cháy ở Vườn Quốc gia Tràm Chim

Liên quan đến vụ cháy ở Vườn Quốc gia Tràm Chim, thông tin ban đầu, Cục Kiểm lâm cho biết, đám cháy không ảnh hưởng đến khu vực sinh sống của loài sếu đầu đỏ.

Cụ thể, ông Nguyễn Hữu Thiện - Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) - cho biết, ngay sau khi nghe thông tin về vụ cháy, lãnh đạo Cục Kiểm lâm đã lập tức trao đổi với Giám đốc Vườn Quốc gia Tràm Chim (huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) để nắm tình hình.

Lãnh đạo xã Phú Đức, huyện Tam Nông cho biết, hàng trăm người đã được huy động để chữa cháy. Các lực lượng cứu hộ cố gắng dùng nước dập và khu biệt hỏa hoạn, ngăn chặn lửa cháy lan ra.

Qua báo cáo, đám cháy xảy ra vào trưa nay (11/6) ở khu vực vùng ven của Vườn Quốc gia Tràm Chim, khu vực này có nhiều cây choại (là một loại cây dây leo đặc trưng của rừng tràm), chúng bám vào gốc các cây tràm giống như những bó đuốc, khu vực này vừa trải qua mùa khô, gặp đốm lửa, lại có gió thổi mạnh nên rất dễ phát sinh cháy.

Cũng theo thông tin từ Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm, hiện, lực lượng kiểm lâm, quân đội, lực lượng bảo vệ rừng của địa phương và Vườn Quốc gia Tràm Chim đã khoanh vùng được đám cháy và từng bước khống chế.

Cũng theo ông Thiện, khu vực Nam Bộ đã kết thúc mùa khô, bắt đầu có mưa nhưng do nắng hạn kéo dài, lá, cây bụi bị khô nên rất dễ phát sinh cháy. Về khả năng ảnh hưởng đến vùng sinh sống của loài sếu đầu đỏ, loài động vật hoang dã quý hiếm ở Vườn Quốc gia Tràm Chim, ông Thiện cho biết, khu vực có sếu đầu đỏ sinh sống là ở khu vực có đồng cỏ năn kim trong khi khu vực cháy là ở vùng ven.

Ông Thiện cũng đưa ra khuyến cáo, đã hết mùa khô nhưng người dân cần hết sức cảnh giác khi vào rừng, không được để phát sinh nguồn lửa.

Vườn Quốc gia Tràm Chim nằm ở hạ lưu sông Mekong và trung tâm của Đồng Tháp Mười (thuộc huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) với hơn 7.300ha, chia thành 5 phân khu chức năng từ A1 đến A5 và phân khu C (dịch vụ hành chính).

Vườn được công nhận là khu Ramsar thứ 2.000 của thế giới. Vườn nằm trong vùng trũng ngập sâu của Đồng Tháp Mười, có khoảng 130 loài thực vật với 6 kiểu quần xã đặc trưng gồm sen, lúa ma, cỏ năn, cỏ ống, mồm mốc và rừng tràm. Vườn có 130 loài cá, 174 loài thực vật phiêu sinh, 110 loài động vật phiêu sinh, 23 loài động vật đáy; lưỡng cư, bò sát có 44 loài.

Đây là một trong các vùng chim có tầm quan trọng quốc tế của Việt Nam và là nơi kiếm ăn và sinh sống của 232 loài chim, trong đó có 32 loài quý hiếm; 16 loài nằm trong sách đỏ của Liên minh Quốc tế bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên (IUCN), trong đó có sếu đầu đỏ - biểu tượng của Vườn Quốc gia Tràm Chim.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Đồng Tháp

Tin cùng chuyên mục

Rạng Đông - Ứng dụng năng lượng mặt trời trong sản xuất nông nghiệp

Dự báo cường độ bão số 7 sẽ suy yếu dần khi đi qua quần đảo Hoàng Sa

Hội nghị Nấm học toàn quốc tại Đà Nẵng: Kết nối nhà khoa học, tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp

Tập đoàn Hùng Nhơn ký hợp tác chiến lược với Tập đoàn Olmix (Pháp)

Lâm Đồng: Sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi xanh, phát triển bền vững để thu hút nhà đầu tư

Phải chuẩn bị phương án ứng phó cao nhất với bão số 6

Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Con đường phát triển bền vững trong các nền kinh tế APEC

Hà Nội: Hiệu quả cao từ chuyển đổi số trong các cơ sở sản xuất nông nghiệp

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công lĩnh vực nông thôn mới đạt dưới 50%

Thừa Thiên Huế: Còn nhiều khó khăn trong phát triển sản phẩm làng nghề

Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Lợi nhuận mảng nông nghiệp của Hòa Phát quý 3/2024 tăng 80% so với cùng kỳ

Nhiều khó khăn đang ‘kìm hãm’ sự phát triển du lịch canh nông tại Lâm Đồng

Xây dựng hàng lang pháp lý về sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng

Chủ tịch tỉnh Gia Lai làm việc với chủ đầu tư dự án nông nghiệp gần 1.000 tỷ đồng

Bình Điền đồng hành cùng chương trình Tự hào nông dân Việt Nam

Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX: Nông dân mong muốn được tháo gỡ vốn, đất đai, thị trường

Chăn nuôi công nghệ cao giúp nông nghiệp Việt vươn ra thế giới

Tuyên Quang: Hiện thực hóa ước mơ an cư cho người nghèo

Sản xuất nông nghiệp Thủ đô: Hiệu quả cao nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại