Thứ hai 25/11/2024 15:47

Cửa khẩu Trà Lĩnh: Tận dụng lợi thế, phát triển kinh tế

Cửa khẩu Trà Lĩnh (Cao Bằng) là 1 trong 4 cửa khẩu của Việt Nam được lựa chọn để xây dựng các khu hợp tác kinh tế qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đây là lợi thế không nhỏ để phát triển kinh tế vùng biên.
Hàng hóa xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu Trà Lĩnh

Lợi thế xuất khẩu nông sản

Ông Nông Sơn Bình- Trưởng ban Kinh tế, Cửa khẩu Trà Lĩnh - cho biết, hiện nay, Khu kinh tế (KKT) Cửa khẩu Trà Lĩnh đã được đầu tư xây dựng khang trang, hiện đại, mang dáng dấp của một cửa khẩu quốc tế. Đặc biệt, cửa khẩu thu hút nhiều nhà đầu tư xây dựng kho ngoại quan, bãi tập kết hàng hóa, kho đông lạnh… phục vụ kinh doanh hàng xuất nhập khẩu (XNK).

Trước đó, tỉnh Cao Bằng và TP. Bách Sắc, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) đã ký thỏa thuận khung về hợp tác xuất khẩu (XK) nông sản, hải sản và hoa quả của Việt Nam qua cặp Cửa khẩu Trà Lĩnh - Long Bang với mục tiêu nâng cao kim ngạch XNK nông - lâm - thủy sản của Việt Nam nói chung và tỉnh Cao Bằng nói riêng.

Theo ông Nguyễn Văn Hội- Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) - năm 2016, Trung Quốc chỉ định cho phép Cửa khẩu Thủy Khẩu đối diện Tà Lùng và Long Bang đối diện Trà Lĩnh được nhập khẩu trái cây tươi của Việt Nam. Hiện, Công ty Vạn Sinh Long của Trung Quốc cũng đang đầu tư kho chứa hoa quả tươi nhập khẩu, đáp ứng 8.000 tấn hoa quả/ngày, sẵn sàng nhập khẩu từ Việt Nam bắt đầu từ đầu năm 2018. Ông Nông Sơn Bình thông tin thêm, sắp tới các doanh nghiệp (DN) Trung Quốc sẽ trực tiếp làm việc với DN Việt Nam để ký kết liên kết nhập khẩu nông sản, hoa quả qua Cửa khẩu Trà Lĩnh - Long Bang và Tà Lùng - Thủy Khẩu.

Mở rộng kết nối

Ông Hoàng Xuân Ánh - Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng - thông tin, Cao Bằng và TP. Bách Sắc đã bàn bạc, thống nhất thực hiện tốt chính sách biên mậu của 2 quốc gia. Hai bên thỏa thuận sẽ kết nối DN có tiềm lực về tài chính, kinh nghiệm XNK hàng hóa để thực hiện ký kết hợp đồng theo hình thức kinh doanh thương mại quốc tế. Từ đó, xây dựng cơ chế giao nhận, vận chuyển, lưu thông hàng hóa một cách nhanh và hiệu quả nhất đến người tiêu dùng.

Với mục tiêu trên, Cao Bằng đã huy động được nhiều nguồn vốn khác nhau để tập trung đầu tư cho KKT Cửa khẩu Trà Lĩnh với tổng số tiền đến nay khoảng 400 tỷ đồng. Đặc biệt, các cơ quan chức năng đã quy hoạch và xây dựng Khu trung chuyển phục vụ XNK hàng hóa nông - lâm - thủy hải sản tại thị trấn Hùng Quốc (Trà Lĩnh), diện tích 100ha, với tổng số 553 mặt hàng. Về phía huyện Trà Lĩnh, đang dần hình thành vùng chuyên canh, sản xuất hàng hóa tập trung như vùng trồng hồi, quýt, rau…

Ông Hoàng Xuân Ánh cho biết thêm, Trung Quốc xây dựng gần như hoàn thiện Cửa khẩu Long Bang, dự án Trung tâm lưu thông hàng hóa thương mại quốc tế. Chính phủ Trung Quốc cũng chủ trương xây dựng TP. Bách Sắc thành trung tâm nông nghiệp Trung Quốc - ASEAN. Theo đó, TP. Bách Sắc có trách nhiệm tìm đầu ra cho nông sản Việt Nam, đưa nông sản Việt Nam đến tiêu thụ ở các thị trường lớn nằm sâu trong nội địa Trung Quốc.Tỉnh Cao Bằng có trách nhiệm tìm nguồn hàng chất lượng cao, phối hợp với địa phương trong nước, nhất là các tỉnh phía Nam.

Với nhiều lợi thế, Trà Lĩnh đã và đang khẳng định vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển KKT cửa khẩu tại Cao Bằng, đồng thời đẩy mạnh phát triển thương mại biên giới giữa Việt Nam với Trung Quốc.
Lan Anh

Tin cùng chuyên mục

Hợp tác Halal giữa Việt Nam - Malaysia: Dấu mốc mới, tạo đột phá thương mại song phương

Hôm nay 25/11, bắt đầu Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam (Online Friday 2024)

Doanh nghiệp cơ khí đẩy mạnh nội địa hóa, chiếm lĩnh thị phần

Đang diễn ra Không gian giới thiệu, quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam

Ngành dịch vụ logistics thích hợp với ''dòng chảy'' hàng hóa xuất nhập khẩu

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam

Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Chuyển đổi số để hàng Việt Nam vươn xa trên thị trường quốc tế

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Ký kết biên bản ghi nhớ về xúc tiến thương mại giữa Việt Nam và Malaysia

Sáng nay diễn ra tọa đàm ‘Thương mại điện tử - Đưa hàng Việt vươn mình trong kỷ nguyên số’

Hơn 200 đơn vị từ 63 tỉnh, thành tham gia Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế số quốc gia

Triển lãm CLEANFACT và RHVAC Vietnam 2024: Điểm đến công nghệ cao cho doanh nghiệp

Hỗ trợ chuyển đổi số lĩnh vực bán buôn, bán lẻ: Nâng sức cạnh tranh cho nền kinh tế

10 doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia Global Sourcing Expo Australia 2024

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài: Thương mại điện tử là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội