Thứ bảy 21/12/2024 22:12

Cú lội ngược dòng ngoạn mục của ngành công nghiệp

Năm 2023 là một năm đầy khó khăn chưa từng có đối với kinh tế toàn cầu và Việt Nam. Song lĩnh vực công nghiệp vẫn là một trụ cột của nền kinh tế...

Năm 2023 là một năm đầy khó khăn chưa từng có đối với kinh tế toàn cầu và Việt Nam. Song lĩnh vực công nghiệp vẫn là một trụ cột của nền kinh tế với nhiều điểm sáng đáng ghi nhận khi lội ngược dòng ngoạn mục.

Ngành công nghiệp trở thành điểm sáng, trụ cột của nền kinh tế.

Bức tranh đáng ghi nhận

Với ngành Công Thương, năm 2023 những khó khăn tác động trực tiếp phải kể đến việc sản xuất công nghiệp bị suy giảm mạnh những tháng đầu năm (trong 2 tháng đầu năm, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 6,9%, điều chưa từng xảy ra trong nhiều năm qua).

Tuy nhiên, sản xuất công nghiệp của Việt Nam vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng so với năm trước, quy mô sản xuất công nghiệp tiếp tục được mở rộng. Một trong những điểm sáng của sản xuất công nghiệp là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, đây cũng là ngành quyết định chủ yếu đến tốc độ tăng trưởng toàn ngành công nghiệp, tạo ra giá trị gia tăng lớn nhất cho khu vực công nghiệp và là động lực chính trong tăng trưởng kinh tế của đất nước trong nhiều năm qua, góp phần cùng với cả nước thực hiện thắng lợi phát triển kinh tế - xã hội.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên

Cụ thể, lĩnh vực chế biến, chế tạo trong những tháng cuối năm tăng đã kéo chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp cả năm 2023 tăng so với cùng kỳ năm trước (IIP năm 2023 ước tăng 2,3% so với năm 2022; trong đó ngành công nghiệp chế biến chế tạo ước tăng 3,1%, cao hơn mức tăng chung của toàn ngành). Giá trị gia tăng ngành công nghiệp ước cả năm tăng 2,98%, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo ước tăng 3,48%, đóng góp tích cực cho sự phục hồi của nền kinh tế.

Chỉ số sản xuất của một số ngành công nghiệp trọng điểm cấp 2 năm 2023 ước tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic ước tăng 9,7%; khai thác quặng kim loại tăng 10,2%; sản xuất thuốc lá ước tăng 10,2%; sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất ước tăng 8,5%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 6,7%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế ước tăng 6,7%; sản xuất chế biến thực phẩm ước tăng 6,5%; dệt ước tăng 6,1%...

Nhiều địa phương đã nỗ lực vượt qua khó khăn, từng bước phục hồi sản xuất, duy trì được thành tích công nghiệp khá với chỉ số IIP tăng ở hầu hết các địa phương trên cả nước (tăng ở 50 địa phương và giảm ở 13 địa phương). Các địa phương giữ được tăng trưởng khá là: Trà Vinh, Bắc Giang, Phú Thọ, Nam Định, Khánh Hòa, Kiên Giang, Hà Nam, Hải Phòng, Ninh Thuận, Đắk Lắk, Quảng Ninh, Bắc Kạn, Hậu Giang, Phú Yên, Thái Bình,...

Tập trung một số ngành mũi nhọn

Nhìn lại năm 2023, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, Bộ từng bước thực hiện mục tiêu chiến lược của Đảng, Chính phủ về việc tạo dựng nền móng để tạo đà cho công nghiệp tiếp tục phát triển bài bản, vững chắc. Có thể kể đến các Quy hoạch về phát triển điện lực quốc gia; Quy hoạch về hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu; Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia; Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến các loại khoáng sản đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đây là những khung khổ rất quan trọng để Việt Nam hướng tới một nền công nghiệp hiện đại, bền vững phục vụ sự phát triển của đất nước và cũng phù hợp với xu hướng kinh tế xanh, công nghiệp xanh của quốc tế.

Trong dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp AN MI TOOL. Ảnh: Khắc Kiên

Một điểm sáng đáng ghi nhận nữa là Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ KH&ĐT, cùng nhiều địa phương trong cả nước triển khai nhiều giải pháp kết nối khối doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp trong nước để phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo và công nghiệp hỗ trợ.

Đồng thời, hàng loạt các hoạt động khuyến công cũng được Bộ triển khai rộng khắp ở các tỉnh thành, địa phương trên cả nước. Không chỉ có các tập đoàn, doanh nghiệp lớn, Bộ Công Thương còn chú trọng, quan tâm đến cả những doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ để hỗ trợ cùng phát triển, bắt kịp xu hướng CMCN4.0.

“Những thành quả này đã cho thấy sự đúng đắn trong phương hướng, mục tiêu và sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Chính phủ trong việc thúc đẩy toàn diện quá trình công nghiệp hóa đất nước, phát triển các ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp ưu tiên theo hướng hiện đại. Cũng như không bỏ quên những doanh nghiệp nhỏ và vừa” – tư lệnh ngành nói.

Với những kết quả tích cực trên, có thể thấy ngành công nghiệp vẫn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao, tương đối toàn diện và vẫn tiếp tục là động lực dẫn dắt tăng trưởng của toàn nền kinh tế.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng thẳng thắn, Bộ vẫn còn rất nhiều việc phải làm để đổi mới mạnh mẽ hơn trong việc thực hiện mục tiêu của Chính phủ là kiến tạo một không gian, hệ sinh thái cho phát triển công nghiệp và thương mại, đặc biệt là công nghiệp chế biến, chế tạo, xuất nhập khẩu, phát triển lành mạnh thị trường nội địa… Cụ thể hơn là làm sao để lan tỏa tinh thần đồng hành, phục vụ mạnh mẽ hơn nữa của ngành Công Thương tới từng người dân, doanh nghiệp và các đối tác quốc tế.

Để thực hiện, Bộ trưởng khẳng định, trong thời gian tới sẽ tạo chuyển biến tích cực hơn trong thực hiện cơ cấu lại ngành Công Thương, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, tính tự chủ, khả năng thích ứng và sức chống chịu của nền kinh tế.

Trong đó, chú trọng phát triển các ngành công nghiệp có tính nền tảng, quan trọng và công nghiệp hỗ trợ. Đặc biệt, ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghệ mới, công nghệ cao (như sản xuất chíp, chất bán dẫn, khai thác chế biến khoáng sản) để trở thành một động lực mới thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.

Theo kinhtedothi.vn
Bài viết cùng chủ đề: Ngành Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Hải Dương: Sản xuất công nghiệp tăng 14,8% năm 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh loạt xe đặc chủng của Bộ Công an

Chuyên gia vũ khí quốc tế nói gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Chính sách công nghiệp cần ưu tiên phát triển ngành kinh tế trọng điểm

Hết quặng Apatit vào năm 2040, Vinachem lo thiếu hụt nguyên liệu sản xuất phân bón

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam: Tự hào với dàn UAV, tàu quân sự, vũ khí made in Việt Nam

Vinachem thực hiện Quy hoạch khoáng sản quốc gia đảm bảo sản xuất xanh, bền vững

Sản phẩm thông tin quân sự của Việt Nam sẵn sàng kinh doanh tại Malaysia

Dễ phát tán nhưng khó kiểm soát: Hiểm họa từ tác nhân CBRN đang gia tăng

Viettel đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh TP-150 - máy bay Việt chất lượng quốc tế

Mỹ đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Cục Công nghiệp và Toyota hợp tác thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương: Hiện thực hóa các mục tiêu tại Kế hoạch hành động CBRN

Nỗ lực hoàn thành mục tiêu nội địa hóa của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Tập đoàn Airbus tăng cường hợp tác quốc phòng với Việt Nam

Tăng cường quản lý hoạt động hoá chất có trọng tâm, trọng điểm

Phát triển bền vững - xu hướng nổi trội của ngành dệt may trong năm 2025

Việt Nam có tài sản quý để tham gia chuỗi cung ứng công nghiệp hàng không

Doanh nghiệp công nghiệp vào ‘guồng’ sản xuất, tích cực ‘đón sóng’ cuối năm