Covid-19 có thể làm gia tăng căng thẳng cho thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung
Ủy ban đánh giá kinh tế và an ninh Mỹ-Trung, do Quốc hội Mỹ thành lập cách đây hai thập kỷ và được chỉ định bởi các thành viên của cả hai bên, cho biết thương mại bị đình trệ và nhu cầu tiêu dùng ở Trung Quốc bị giảm do virus làm dấy lên khả năng việc thực thi thỏa thuận thương mại có thể bị phá vỡ, gây lo ngại về nỗ lực chấm dứt cuộc chiến thương mại kéo dài hai năm với Bắc Kinh mà Washington đã bắt đầu vào năm 2018.
Các quan chức chính quyền Trump và Bắc Kinh đã nhấn mạnh cái gọi là giai đoạn một của thỏa thuận, kêu gọi Trung Quốc mua 200 tỷ USD năng lượng và các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ, sẽ được tiến hành theo kế hoạch, ngay cả khi chính Tổng thống Mỹ đã cáo buộc Bắc Kinh làm lây lan virus khiến hơn 40.000 người Mỹ chết vì dịch bệnh. Báo cáo của Ủy ban đánh giá kinh tế và an ninh Mỹ-Trung cho rằng, Trung Quốc có thể viện dẫn một điều khoản trong thỏa thuận cho phép tham vấn thương mại mới giữa hai quốc gia trong trường hợp thảm họa tự nhiên hoặc sự kiện không lường trước được, làm trì hoãn khả năng của một trong hai bên để xác minh rằng các điều khoản đang được thực hiện. Sự căng thẳng đối với thỏa thuận thương mại từ Covid-19 xuất hiện khi chính quyền Trump bắt đầu tăng cường các cuộc tấn công chống lại Trung Quốc.
Ngay cả khi Tổng thống Trump cáo buộc Trung Quốc làm lây lan viurs, các cố vấn kinh tế hàng đầu của Trump đã đưa ra những dự đoán màu hồng cho nền kinh tế Mỹ, rằng Mỹ có thể nhanh chóng quay trở lại kinh doanh sau khi nới lỏng tình trạng đóng cửa trên toàn quốc. Nhưng báo cáo của Ủy ban đánh giá kinh tế và an ninh Mỹ-Trung đưa ra một loạt dữ liệu và số liệu thống kê đáng lo ngại chỉ ra những khó khăn kinh tế lâu dài cho Trung Quốc và những tác động thiệt hại cho phần còn lại của nền kinh tế toàn cầu. Bất chấp thương chiến, Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ, chiếm gần 740 tỷ USD thương mại trong năm 2018, có nghĩa là khó khăn kinh tế của Trung Quốc có thể sẽ ảnh hưởng trong nền kinh tế Mỹ. Báo cáo nêu rõ vì Trung Quốc là một trung tâm sản xuất toàn cầu, sự gián đoạn chuỗi cung ứng nội địa do Covid-19 gây ra đã tạo những cú sốc trên toàn bộ nền kinh tế toàn cầu và làm giảm mạnh nguy cơ phụ thuộc vào Trung Quốc như một nguồn hàng trung gian và thành phẩm.
Chi tiêu tiêu dùng của Trung Quốc, một nền tảng của nền kinh tế trong nước, đã giảm hơn 20% trong hai tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm 2019. Tình trạng thiếu lao động gây ra sự sụt giảm trong sản xuất cho thấy tỷ lệ sản xuất giảm trong tháng 2 năm 2020 dưới mức thấp nhất được thấy trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Và sản lượng công nghiệp ở Trung Quốc đã giảm 13,5% so với năm trước, được ghi nhận là mức giảm lớn nhất. Với hàng tồn kho mỏng hơn, có ít tiền mặt hơn và mạng lưới cung ứng hẹp hơn, các doanh nghiệp nhỏ của Mỹ đặc biệt bị cô lập từ sự thiếu hụt nguồn cung ở Trung Quốc. Báo cáo cũng cảnh báo rằng hiệu ứng lan tỏa từ Covid-19 có thể gây ra những rạn nứt sâu sắc hơn giữa Mỹ và Trung Quốc, vì Lầu Năm Góc và Bộ Ngoại giao Mỹ đã đưa ra cảnh báo nhiều lần cho các đồng minh về việc đầu tư vào Sáng kiến Vành đai và Con đường của Bắc Kinh và cơ sở hạ tầng kỹ thuật số do Huawei xây dựng. Trung Quốc với sự can thiệp của nhà nước, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong các ngành công nghiệp chính, khi số liệu thống kê do Bắc Kinh cho thấy đã giảm 7% trong GDP trong quý đầu tiên. Để cắt giảm chi phí cho sự phục hồi, Trung Quốc đang nhắm mục tiêu vào các dự án cơ sở hạ tầng mới, như việc mở rộng mạng 5G.
Sự lây lan của virus cũng có thể có tác động đến mối quan hệ kinh tế liên kết chặt chẽ với việc đi lại, vận chuyển và các trường đại học Mỹ, làm mất hàng tỷ đô la đầu tư của Trung Quốc cho các doanh nghiệp Mỹ, vì virus đã đóng cửa các nhà máy và gây ra ách tắc vận chuyển. Tổng thống Trump đã nhiều lần nói về nỗ lực để cắt giảm thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc trong vài tuần sau khi ký thỏa thuận giai đoạn 1. Nhưng Covid-19 có thể làm thay đổi kế hoạch đó, với việc các du học sinh Trung Quốc giảm trong các chương trình cấp bằng của Mỹ có khả năng sẽ giảm thêm 15 tỷ USD trong xuất khẩu của ngành dịch vụ Mỹ. Các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc đã đưa ra một sự đánh đổi trong phản ứng sơ bộ của họ đối với Covid-19, tạm gác hoạt động kinh tế để đổi lấy các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus. Các phản ứng chính sách sau đó đã được giải trình thận trọng và được nhắm mục tiêu cao là cố gắng giảm thiểu các tác động rắc rối như các biện pháp gây ra cho các doanh nghiệp.
Xu hướng chung cho thấy Mỹ có khả năng trở nên cứng rắn hơn trong việc giữ chuỗi cung ứng của mình ngoài tầm với của Trung Quốc, đặc biệt là trong ngành công nghiệp quốc phòng mà các quan chức Lầu Năm Góc cho biết hôm 20/4 rằng sẽ cần một gói cứu trợ đáng kể trong gói kích thích kinh tế khác để bù đắp các tác động kinh tế của virus.