Cotton Day Vietnam 2020 có gì mới và đặc biệt cho doanh nghiệp dệt may Việt Nam?

Cotton Day Vietnam 2020 - Ngày hội ngành bông lớn nhất trong năm do Hiệp hội Bông Mỹ (CCI) tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 22/9/2020 dưới hình thức Hội thảo trực tuyến trên nền tảng công nghệ thực tế ảo với sự góp mặt của những diễn giả hàng đầu thế giới và những lãnh đạo trong ngành bông của Mỹ và Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS).

Cotton Day là sự kiện quan trọng của CCI, được tổ chức tại nhiều quốc gia châu Á từ những năm đầu thập niên 90 nhằm tạo không gian giao lưu giữa các doanh nghiệp (DN) ngành dệt với các đối tác, nhà cung cấp và chuyên gia ngành bông.

Bông Mỹ là một trong những sự lựa chọn có đóng góp rất lớn trong việc đáp ứng nhu cầu mở rộng ngành công nghiệp dệt may Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi để sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc. Việt Nam là quốc gia nhập khẩu bông lớn thứ 3 trên thế giới với sản lượng tiêu thụ 1,5 triệu tấn/năm, trong đó có hơn 800 nghìn tấn bông nhập từ Mỹ (chiếm 60% tổng sản lượng nhập khẩu). Lượng bông Việt Nam nhập từ Mỹ chiếm 25% tổng lượng xuất khẩu của Mỹ và là quốc gia nhập bông của Mỹ nhiều nhất thế giới.

2422-img-0131
Cotton Day Vietnam 2020 được tổ chức trên nền tảng công nghệ thực tế ảo

Năm 2017, Cotton Day lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam với sự phối hợp giữa CCI cùng VITAS. Đây là dịp để các nhãn hàng, thương hiệu thời trang, các doanh nghiệp trong ngành dệt may giao lưu và tìm kiếm cơ hội hợp tác. Từ 100 DN tham gia lần đầu tiên, đến năm 2019 đã có hơn 300 DN dệt may Việt Nam và các đối tác tham gia sự kiện này.

Năm nay, trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Cotton Day Vietnam 2020 với chủ đề “Dẫn đầu qua thời kì biến động: Đối tác của doanh nghiệp dệt may trong thời kỳ mới” lần đầu tiên được tổ chức dưới hình thức Hội thảo trực tuyến trên https://cottonusa.6connex.com/event/COTTONUSACottonDay/Vietnam/login với nhiều điểm khác biệt và thông tin hữu ích cho các DN dệt may nói riêng và DN Việt Nam nói chung.

Cụ thể, Cotton Day Vietnam 2020 sẽ có cả không gian triển lãm ảo, họp trực tuyến được áp dụng hình thức công nghệ thực tế ảo do nhà cung cấp chương trình hàng đầu thế giới 6Connex https://www.6connex.com/ thực hiện. Khi đó, người tham dự dù ở bất kỳ đâu vẫn có cảm giác chân thực như đang tham dự hội thảo trực tiếp.

2418-hinh-det-may-2
Ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam chia sẻ về Cotton Day Vietnam 2020

Không chỉ tạo dấu ấn với hình thức mới lạ, Cotton Day Vietnam 2020 còn có sự hiện diện của những diễn giả hàng đầu thế giới. Một trong những nhân vật quyền lực nhất được mời đến ngày hội lần này là ông Michael Duke - cựu Tổng giám đốc điều hành Walmart - nhà bán lẻ đồng thời là nhà tuyển dụng lớn nhất thế giới. Với sự lãnh đạo có chiến lược rõ ràng của ông Duke, Công ty Walmart đã vượt qua được sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường bán lẻ để phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu, có mặt đến 27 quốc gia, phát triển ở châu Phi, Trung Quốc, Mỹ Latinh và nhiều thị trường khác. Nhờ những thành công tại Walmart, ông Michael Duke đã lọt vào top 10 “Những người quyền lực nhất thế giới 2013” theo số liệu của Forbes.

Bên cạnh đó là sự góp mặt của ông Willis Sparks - Giám đốc Chiến lược toàn cầu và vĩ mô của Tập đoàn Eurasia - Công ty Tư vấn rủi ro chính trị lớn nhất thế giới. Ông Sparks được Tập đoàn Eurasia tin tưởng trao quyền lãnh đạo công ty về mặt tư tưởng trong các vấn đề về chính trị quốc tế và chính sách đối ngoại. Trước khi gia nhập Tập đoàn Eurasia vào năm 2005, ông đã làm việc tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại, thường xuyên có những bài phát biểu trước các nhà đầu tư, doanh nghiệp Mỹ và nước ngoài, xuất hiện trên nhiều đài truyền hình như BBC, CNN Bloomberg, FOX, Yahoo,...

Ngoài ra, tham gia diễn thuyết trong hội thảo trực tuyến lần này còn có sự góp mặt của ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch VITAS - người đã có công lớn trong việc đưa nền công nghiệp may mặc Việt Nam vươn ra thế giới và 4 nhà lãnh đạo cấp cao ngành bông Mỹ; ông Ricky Clarke - Chủ tịch CCI, ông Gary Adams - Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Hiệp hội Bông quốc gia Hoa Kỳ (NCC), ông Hank Reichle - Chủ tịch Hội đồng quản trị CCI và ông Bruce Atherley - Giám đốc Điều hành của CCI.

Trong sự kiện đặc biệt này, các diễn giả hàng đầu thế giới cùng các nhà lãnh đạo cấp cao của CCI và VITAS sẽ cập nhật những chuyên đề thời sự nóng nhất về ngành bông toàn cầu trong thời kỳ dịch Covid-19, chương trình phát triển bền vững mới nhất của bông Mỹ và các giải pháp hỗ trợ các DN ngành dệt may trong thời kỳ “Bình thường mới” hiện nay.

Ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch VITAS - chia sẻ: 8 tháng đầu 2020 toàn ngành dệt may Việt Nam xuất khẩu đạt kim ngạch 19 tỷ USD, giảm 13,5% so với cùng kỳ. Mục tiêu năm 2020 khi chưa xảy ra dịch là 40 tỷ USD nhưng khả năng ảnh hưởng dịch nên kim ngạch xuất khẩu năm nay chỉ đạt 30 - 32,5 tỷ USD. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử ngành chịu áp lực thị trường diễn biến phức tạp thay đổi hàng ngày, hàng tuần. Các sản phẩm truyền thống veston, sơmi sụt giảm mạnh 70-80% so với kế hoạch đặt ra.

“Trong bối cảnh đó, các nhà máy đã chủ dộng thay đổi phương thức bán hàng, thay đổi phương thức tiếp cận: bán hàng, đàm phán, thanh toán, giao hàng trên V-chat. Đặc biệt, một số nhà máy có đầu tư chiến lược từ trước với các dòng sợi cotton và cotton pha vẫn giữ được thị trường. Do đó đẩy mạnh các sản phẩm từ sợi cotton và pha cotton như các mặt hàng khẩu trang vẫn có nhiều tiềm năng tốt”, ông Giang cho biết.

2419-img-0127
Chủ tịch Hiệp hội bông Mỹ tại Việt Nam ông Võ Mạnh Hùng

Theo ông Võ Mạnh Hùng - Chủ tịch CCI tại Việt Nam, Việt Nam luôn là thị trường trọng tâm xuất khẩu của bông Mỹ. Hiện Việt Nam là nước đứng thứ 3 thế giới về nhập khẩu bông Mỹ nên cả VITAS và CCI đang nỗ lực xúc tiến để có thể xây dựng kho ngoại quan cho bông Mỹ tại Việt Nam tạo thuận lợi cho các DN ngành dệt may. Tuy nhiên theo ông Hùng, hiện vướng mắc duy nhất đó là vấn đề chi phí đặt kho ngoại quan tại Việt Nam cao hơn và thủ tục phức tạp hơn so với các nước trong khu vực như Malaysia hay Indonesia.

Minh Long
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Dệt may

Tin cùng chuyên mục

Ngành dệt may “dốc sức” giữ “tài sản quý giá nhất”

Ngành dệt may “dốc sức” giữ “tài sản quý giá nhất”

Bộ Công Thương đề xuất chỉ quản lý thí điểm thuốc lá nung nóng, chưa lưu hành thuốc lá điện tử

Bộ Công Thương đề xuất chỉ quản lý thí điểm thuốc lá nung nóng, chưa lưu hành thuốc lá điện tử

Bộ Công Thương tìm hướng gỡ khó cho ngành da giày

Bộ Công Thương tìm hướng gỡ khó cho ngành da giày

Đơn hàng dệt may: Khởi sắc đầu năm, áp lực cuối năm

Đơn hàng dệt may: Khởi sắc đầu năm, áp lực cuối năm

Doanh nghiệp dệt may "bắt nhịp" phát triển bền vững

Doanh nghiệp dệt may "bắt nhịp" phát triển bền vững

Thực hành ESG: Thách thức nào đang chờ doanh nghiệp dệt may?

Thực hành ESG: Thách thức nào đang chờ doanh nghiệp dệt may?

Tìm giải pháp giao dịch vật liệu nhựa và dệt may thứ cấp qua nền tảng thương mại điện tử

Tìm giải pháp giao dịch vật liệu nhựa và dệt may thứ cấp qua nền tảng thương mại điện tử

Thừa Thiên Huế: Phát triển khu công nghiệp theo hướng xanh, đa ngành

Thừa Thiên Huế: Phát triển khu công nghiệp theo hướng xanh, đa ngành

Gia Lai: Đề nghị đầu tư nhà máy chế biến nguyên liệu thuốc lá trên địa bàn tỉnh

Gia Lai: Đề nghị đầu tư nhà máy chế biến nguyên liệu thuốc lá trên địa bàn tỉnh

Doanh nghiệp sản xuất sợi "khó chồng khó"

Doanh nghiệp sản xuất sợi "khó chồng khó"

Sắp diễn ra Triển lãm Quốc tế ngành công nghiệp dệt, may thiết bị, nguyên phụ liệu và vải

Sắp diễn ra Triển lãm Quốc tế ngành công nghiệp dệt, may thiết bị, nguyên phụ liệu và vải

Ngành lương thực, thực phẩm nhiều cơ hội bứt phá hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Ngành lương thực, thực phẩm nhiều cơ hội bứt phá hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Châu Âu bắt đầu “siết” thời trang nhanh

Châu Âu bắt đầu “siết” thời trang nhanh

Doanh nghiệp đồ uống đề xuất lùi lộ trình sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt

Doanh nghiệp đồ uống đề xuất lùi lộ trình sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt

Thanh Hóa "hút" đầu tư xây chuỗi giá trị da giày

Thanh Hóa "hút" đầu tư xây chuỗi giá trị da giày

Quảng Ngãi: Dệt may, da giày là ngành sản xuất và xuất khẩu chủ lực

Quảng Ngãi: Dệt may, da giày là ngành sản xuất và xuất khẩu chủ lực

Đâu là bí quyết giúp Nam Định thu hút "đại bàng" đến đầu tư?

Đâu là bí quyết giúp Nam Định thu hút "đại bàng" đến đầu tư?

Hút dự án sản xuất lớn, Bắc Kạn kỳ vọng cải thiện tăng trưởng công nghiệp

Hút dự án sản xuất lớn, Bắc Kạn kỳ vọng cải thiện tăng trưởng công nghiệp

Nam Định: Thu hút thêm dự án FDI 60 triệu USD vào Khu công nghiệp lớn nhất tỉnh

Nam Định: Thu hút thêm dự án FDI 60 triệu USD vào Khu công nghiệp lớn nhất tỉnh

Kon Tum: Làm rõ trách nhiệm về những bất cập trong xây dựng hạ tầng công nghiệp

Kon Tum: Làm rõ trách nhiệm về những bất cập trong xây dựng hạ tầng công nghiệp

Xem thêm