Thứ ba 29/04/2025 16:07

Công ước CISG: Tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu

Tại Hội thảo với chủ đề hài hòa hóa pháp luật thương mại và triển vọng trong khu vực ASEAN vừa tổ chức tại Hà Nội, ông Nguyễn Sinh Nhật Tân - Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Công Thương) - cho biết, Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của Liên hợp quốc (CISG) sẽ chính thức có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 1/1/2017.
Ảnh minh họa

Công ước là một trong những công ước quốc tế đa phương về thương mại được phổ biến và áp dụng rộng rãi nhất, với hơn 80 quốc gia thành viên. Hiện nay, hầu hết các đối tác thương mại lớn của Việt Nam đều là thành viên của Công ước này. Việt Nam đã gia nhập CISG vào cuối tháng 12/2015.

Đáng chú ý, Việt Nam là nước thứ hai trong khối ASEAN tham gia Công ước sau Singapore. “Công ước này có hiệu lực tại Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và đã đem lại những lợi ích đáng kể cho Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp nói riêng, gồm cả lợi ích kinh tế và lợi ích pháp lý” - ông Nguyễn Sinh Nhật Tân khẳng định.

TS. Nguyễn Thị Thu Trang - Trung tâm Hội nhập và WTO (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI) - phân tích, lợi ích từ việc tham gia Công ước CISG có thể nhận thấy rõ do Việt Nam là nền kinh tế đang hướng tới xuất khẩu. Hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra khá nhộn nhịp và các hợp đồng về mua bán hàng hóa quốc tế chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số hợp đồng nói chung.

Khi Công ước CISG có hiệu lực, lợi ích điển hình đối với doanh nghiệp là sẽ tiết kiệm được các chi phí trong đàm phán hợp đồng. Hiện nay, trong quá trình đàm phán, 52% hợp đồng có đàm phán về việc sẽ áp dụng luật nào, thì riêng việc chọn luật, doanh nghiệp mất khoảng 2 giờ. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng mất khá nhiều thời gian để đàm phán chi tiết về thực hiện hợp đồng, cũng như từng điều khoản trong riêng rẽ… “Việc áp dụng CISG sẽ giúp doanh nghiệp, trong nhiều trường hợp, thậm chí không cần đàm phán bởi đã có điều khoản để doanh nghiệp sử dụng chung, thống nhất” - TS. Trang nói. Lợi ích sẽ càng được củng cố thêm khi mà hầu hết các đối tác thương mại lớn của Việt Nam đều là thành viên của Công ước này.

CISG được áp dụng tự động trong trường hợp hai bên doanh nghiệp đối tác đến từ các nước thành viên Công ước.
Quỳnh Anh

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam và Tunisia tăng cường hợp tác thương mại

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 28/4: ‘Đặc vụ Ukraine’ bị bắt giữ

Sau chỉ đạo của Tổng Bí thư, thương vụ hiến kế để thương mại Việt Nam - Philippines đạt 10 tỷ USD

Hàn Quốc nâng cấp máy bay trực thăng UH-60 Black Hawk

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 27/4: Ukraine kỳ vọng nhận hơn 39 tỷ USD hỗ trợ

Doanh nghiệp Việt gieo ‘mạch sữa lành’ trên đất bạn Campuchia

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 26/4: Ukraine hứng chịu thương vong lớn

Nhiều doanh nghiệp lớn Bắc Âu đến Việt Nam tìm nguồn hàng

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 26/4: Lính Ukraine tình nguyện đầu hàng

Nhật Bản phát triển pháo ray điện từ dành cho hải quân

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 25/4: Nga đánh như vũ bão vào Sumy

Lần đầu tiên Việt Nam lọt top 4 đối tác lớn nhất xuất khẩu thủy sản vào Singapore

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 25/4: Nga bắt trinh sát Ukraine ở Kharkov

Thông cáo của Văn phòng đại diện thương mại Hoa Kỳ: Hai bên thống nhất tiếp tục đối thoại mang tính xây dựng

Thương mại Việt Nam - Tây Ban Nha: Nhiều triển vọng tăng trưởng

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 24/4: Nga nêu điều kiện ngừng bắn ngay lập tức với Ukraine

Quân đội Nga sẽ đẩy mạnh ứng dụng AI trong chiến đấu

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 24/4: Lính tinh nhuệ Ukraine đầu hàng ở Kursk

Hoa Kỳ nâng cấp radar mới cho hệ thống tên lửa Patriot

Chiến sự Nga - Ukraine chiều 23/4: Chỉ huy ‘đầu não’ Ukraine thiệt mạng