Thứ tư 13/11/2024 07:43

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 4/7: Không chủ quan với xuất khẩu hàng tiêu dùng

Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm tăng mạnh, nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là xuất khẩu ngành hàng tiêu dùng.

Tờ VTV điện tử có bài: Xuất khẩu ngành hàng tiêu dùng đối mặt với nhiều thách thức. Theo bài báo, xuất khẩu 6 tháng đầu năm khả quan trên nhiều lĩnh vực công nghiệp. Trong đó, xuất khẩu dệt may ước đạt 22 tỷ USD, tăng trưởng 23% so với cùng kỳ; đồ gỗ hơn 8 tỷ USD; da giày ước đạt 13 tỷ USD... đều vượt mục tiêu kỳ vọng.

Xuất khẩu hàng tiêu dùng đối diện với thách thức

Mặc dù kết quả xuất khẩu nửa đầu năm 2022 đạt được kết quả tích cực, nhưng nửa cuối năm nay, xuất khẩu ngành hàng tiêu dùng được dự báo đối mặt nhiều thách thức cả về thị trường lẫn chuỗi cung ứng khi tình hình lạm phát thế giới khiến sức mua các mặt hàng giảm sút đáng kể, ảnh hưởng đến đơn hàng xuất khẩu.

Nhà máy xuất khẩu đồ gỗ gia dụng (Công ty TNHH Kẻ Gỗ) nhận định nửa cuối năm sẽ khó xuất khẩu hơn khi sức mua hàng của người tiêu dùng thế giới đang có xu hướng giảm trong tình hình lạm phát tăng cao.

"Thị trường chính là châu Âu, nhưng hiện thị trường này đang khó đoán. Các khách hàng truyền thống không có xu hướng ký hợp đồng dài hạn 3 - 6 tháng như trước, mà nhu cầu đến đâu ký đến đó. Suy thoái kinh tế, lạm phát tăng cao, chi phí nhiên liệu tăng khiến sức mua giảm. Xuất sang Nhật, Malaysia, Thái Lan khó khăn vì tỷ giá tăng cao. Điều đó khiến hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang các nước này bằng đồng USD cao hơn so với hàng họ mua trong nước hoặc từ một số thị trường", ông Trịnh Đức Kiên, Phó Giám đốc Công ty TNHH Kẻ Gỗ, cho biết.

Tờ Người lao động ngày 4/7 có bài: Xuất khẩu bứt phá ấn tượng. Theo bài báo, 6 tháng đầu năm 2022, mặc dù tiếp tục phải đối mặt nhiều khó khăn do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, chi phí vận chuyển tăng cao, ảnh hưởng bởi xung đột giữa Nga và Ukraine… nhưng hoạt động xuất khẩu của Việt Nam vẫn phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ. Kim ngạch xuất khẩu nửa đầu năm ước đạt 185,94 tỷ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước; xuất siêu ước đạt 710 triệu USD.

Trong đó, điểm sáng xuất khẩu thuộc về ngành thủy sản với kim ngạch ước đạt 1,05 tỷ USD, tăng 23,9% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh thủy sản, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến tiếp tục đóng góp chính vào tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nói chung trong 2 quý đầu năm với kim ngạch ước tính 159 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ. Ngoài ra, xuất khẩu sản phẩm dệt may cũng tăng trưởng vượt bậc với kim ngạch ước khoảng 22 tỷ USD trong nửa đầu năm, tăng trưởng 23% so với cùng kỳ.

Ngoài lĩnh vực xuất khẩu, tờ Thanh Niên có bài: Giá xăng dầu hôm nay 4/7/2022: Đồng loạt giảm nhẹ. Bài báo cho biết, ngày 3/7. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký quyết định Nghị quyết số 82 của Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội giảm thêm thuế bảo vệ môi trường với xăng 1.000 đồng/ lít; dầu 500 đồng/ lít về mức sàn tới hết năm nay, dựa trên đề xuất của Bộ Tài chính. Nghị quyết không đề cập đến việc giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng đối với xăng dầu theo báo cáo đề xuất mới đây của Bộ Tài chính.

Cũng liên quan đến giá xăng dầu, tờ Tuổi trẻ có bài: Giảm giá xăng: Không thể đợi đến tháng 10!

Theo bài báo, Bộ Tài chính cho biết sẽ trình Chính phủ giảm thuế VAT với xăng dầu và thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu để báo cáo Quốc hội tại phiên họp tháng 10/2022 hoặc tại kỳ họp bất thường của Quốc hội.

Hiện nay, thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ áp dụng với xăng là 10% (xăng E5 là 8% và E10 là 7%) nên với mức giá dầu bình quân của thế giới trong 7 tháng cuối năm khoảng 120 USD/thùng, tổng số thuế tiêu thụ đặc biệt lên tới gần 17.000 tỷ đồng.

Với thuế VAT, hiện xăng dầu đang chịu thuế 10%. Trường hợp giá dầu thế giới ở mức bình quân là 120 USD/thùng, số thu ngân sách cho cả năm từ sắc thuế này là 35.331 tỷ đồng.

Nguyễn Hòa
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu

Tin cùng chuyên mục

Hoá chất là ngành công nghiệp nền tảng, đóng vai trò quan trọng với nền kinh tế

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tập huấn chuyên sâu về truyền thông, cung cấp thông tin báo chí

Luật sư Bùi Văn Thành: Bộ Công Thương rất nỗ lực trong xây dựng Nghị định kinh doanh xăng dầu

Luật sư Bùi Văn Thành: Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, cần sự kiểm soát của nhà nước

Các Bộ, ngành góp ý hoàn thiện Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu

Giữ lửa nghề từ chiến khu Việt Bắc

Báo Công Thương cần đi sâu, phản ánh những khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp

Báo Công Thương là tờ báo uy tín, tin cậy của cộng đồng doanh nghiệp

PGS.TS. Ngô Trí Long: Báo Công Thương đã tạo ra mạng lưới kết nối giữa chuyên gia và độc giả

TS. Võ Trí Thành: Báo Công Thương là một tờ báo đặc biệt!

TRỰC TIẾP: Tọa đàm 'Xây dựng hệ sinh thái cho ngành quế - những vấn đề cần lưu ý'

[LIVE] Toạ đàm 'Doanh nhân Việt Nam với vai trò dẫn dắt các ngành công nghiệp mũi nhọn'

Ngành Công Thương nối vòng tay lớn, ủng hộ đồng bào các tỉnh phía Bắc bị ảnh hưởng của bão, lũ

Cục Hoá chất - Bộ Công Thương: 16 năm với những dấu ấn quan trọng

Báo Công Thương chung tay, đồng lòng hướng về vùng bão lũ

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 72): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 7)

Báo Công Thương phát động Chương trình 'Chung tay hỗ trợ đồng bào vùng lũ lụt'

Đoàn Bộ Công Thương kiểm tra công tác vận hành xả lũ tại Thủy điện Thác Bà

Cột điện gãy đổ ở Quảng Ninh do bão Yagi: Đừng suy diễn, quy chụp thiếu căn cứ

Đoàn Bộ Công Thương làm việc với Thủy điện Tuyên Quang về công tác vận hành xả lũ trong mùa mưa bão