Thứ năm 19/12/2024 21:51

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 17/8: Việt Nam chi 242,6 triệu USD nhập khẩu dược phẩm từ Hoa Kỳ

7 tháng đầu năm, cả nước chi hơn 1,93 tỷ USD nhập khẩu dược phẩm, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, nhập khẩu từ Hoa Kỳ 242,6 triệu USD.

Liên quan đến nhập khẩu thuốc, tờ Hải Quan có bài: Nhập khẩu thuốc từ Hoa Kỳ tăng 173%. Bài báo dẫn số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, lũy kế 7 tháng đầu năm 2022, cả nước chi hơn 1,93 tỷ USD nhập khẩu dược phẩm, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Về thị trường nhập khẩu, Hoa Kỳ đạt 242,6 triệu USD, tăng 173,2% (tương đương gần 136 triệu USD) so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả này giúp nền kinh tế lớn nhất thế giới soán ngôi của Pháp trở thành thị trường nhập khẩu thuốc số 1 của Việt Nam trong 7 tháng qua.

Trong khi đó, thị trường Pháp đứng thứ hai với 222,5 triệu USD, giảm 18,5 triệu USD so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra còn 4 thị trường khác đạt kim ngạch từ 100 triệu USD trở lên gồm: Đức đạt 214,15; Bỉ gần 155 triệu USD; Ấn Độ đạt 147,27 triệu USD; Hàn Quốc 135,1 triệu USD. Cả 4 thị trường lớn này đều có mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm ngoái.

Biểu đồ kim ngạch nhập khẩu thuốc năm 2021-2022 từ một số quốc gia (TC Hải quan)

Tờ VnEconomy có bài: Những tháng cuối năm khó khăn của doanh nghiệp xuất khẩu.

Theo bài báo, dù xuất khẩu 7 tháng đầu năm đã đạt được những kết quả tích cực, nhưng Bộ Công Thương cũng đưa ra dự báo, từ nay đến cuối năm, hoạt động xuất khẩu sẽ đối mặt với nhiều khó khăn, nhất là khi các thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn của Việt Nam như Hoa Kỳ, EU chịu ảnh hưởng của lạm phát và suy thoái. Từ đó, nhu cầu cho các mặt hàng gia dụng, tiêu dùng sẽ giảm, ảnh hưởng đến các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải chủ động ứng phó với các thách thức.

Theo đó, một trong những giải pháp được các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệpđề xuất đó là các ngân hàng giãn, giảm lãi suất, gia hạn các khoản vay đến hạn, cho vay tồn kho, tín chấp, tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi. Cần thiết phải thiết kế gói tín dụng riêng để hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời.

Liên quan đến vấn đề năng lượng, tờ Đầu tư có bài: Đề xuất đầu tư Tổ hợp lọc hoá dầu và kho dự trữ dầu quốc gia quy mô 19 tỷ USD.

Bài báo đưa thông tin, tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đề xuất tới Chính phủ cơ hội đầu tư Tổ hợp lọc hoá dầu và Kho dự trữ quốc gia dầu thô, sản phẩm xăng dầu tại Khu công nghiệp dầu khí Long Sơn.

Theo Petrovietnam, nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của thị trường trong nước năm 2020 là 18 triệu tấn và sẽ đạt khoảng 25 triệu tấn vào năm 2025 rồi lên tới 33 triệu tấn vào năm 2030 và tiếp tục hang trong thời gian tiếp theo.

Trong khi đó, nguồn cung xăng dầutrong nước hiện tại, bao gồm Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP) và các nhà máy chế biến condensate là khoảng 12,2 triệu tấn và dự kiến hang lên khoảng 13,5 triệu tấn sau khi mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất.

Như vậy, khả năng sản xuất trong nước hiện nay chỉ đáp ứng được khoảng 70% cho nhu cầu sản phẩm xăng dầu ở thời điểm hiện nay và giảm xuống chỉ còn 40% vào năm 2030 và 20% vào năm 2045.

Tờ Vietnamplus có bài: Quản lý thị trường Hà Nội thu giữ gần 650 lít rượu không rõ nguồn gốc.

Theo bài báo, Đội Quản lý thị trường số 1 (Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội) đã tiến hành kiểm tra việc kinh doanh rượu tại một cơ sở kinh doanh dịch vụ nhà hàng ở quận Long Biên và một hộ kinh doanh tại địa chỉ số 70 ngõ Ga Hà Đông, tổ dân phố 10, Phú La, quận Hà Đông, Hà Nội.

Tại thời điểm kiểm tra, cơ quan chức năng xác định một số hành vi vi phạm, gồm: Cơ sở bán rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên tiêu dùng tại chỗ mà không đăng ký với Phòng Kinh tế theo quy định; cơ sở sử dụng người trực tiếp sản xuất thực phẩm không có giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm.

Cùng đó, cơ sở không thông báo website thương mại điện tử bán hàng có chức năng đặt hàng trực tuyến với cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền theo quy định, cung cấp không đầy đủ thông tin về hàng hóa trên website thương mại điện tử bán hàng và kinh doanh rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ với số lượng khoảng 645 lít.

Nguyễn Hòa
Bài viết cùng chủ đề: Dược phẩm OPC

Tin cùng chuyên mục

Luật Điện lực (sửa đổi) có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội

Sửa đổi Luật Hóa chất: Những kỳ vọng mới

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 73): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 8)

Để lĩnh vực hóa chất trở thành ngành công nghiệp nền tảng

Ông Đỗ Cao Bảo - thành viên HĐQT Tập đoàn FPT nói gì về sàn Temu?

Hoá chất là ngành công nghiệp nền tảng, đóng vai trò quan trọng với nền kinh tế

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tập huấn chuyên sâu về truyền thông, cung cấp thông tin báo chí

Luật sư Bùi Văn Thành: Bộ Công Thương rất nỗ lực trong xây dựng Nghị định kinh doanh xăng dầu

Luật sư Bùi Văn Thành: Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, cần sự kiểm soát của nhà nước

Các Bộ, ngành góp ý hoàn thiện Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu

Giữ lửa nghề từ chiến khu Việt Bắc

Báo Công Thương cần đi sâu, phản ánh những khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp

Báo Công Thương là tờ báo uy tín, tin cậy của cộng đồng doanh nghiệp

PGS.TS. Ngô Trí Long: Báo Công Thương đã tạo ra mạng lưới kết nối giữa chuyên gia và độc giả

TS. Võ Trí Thành: Báo Công Thương là một tờ báo đặc biệt!

TRỰC TIẾP: Tọa đàm 'Xây dựng hệ sinh thái cho ngành quế - những vấn đề cần lưu ý'

[LIVE] Toạ đàm 'Doanh nhân Việt Nam với vai trò dẫn dắt các ngành công nghiệp mũi nhọn'

Ngành Công Thương nối vòng tay lớn, ủng hộ đồng bào các tỉnh phía Bắc bị ảnh hưởng của bão, lũ

Cục Hoá chất - Bộ Công Thương: 16 năm với những dấu ấn quan trọng

Báo Công Thương chung tay, đồng lòng hướng về vùng bão lũ