Thứ ba 24/12/2024 00:08

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 15/4: Chặn đứng hành vi buôn lậu xăng dầu

Năng lượng, thị trường là những nội dung liên quan đến ngành Công Thương được báo chí phản ánh đa chiều thông tin trong ngày 15/4.

Về thị trường, báo Lao động có bài viết “Phó Thủ tướng yêu cầu "chặn đứng" hành vi buôn lậu, gian lận xăng dầu”. Theo đó, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia yêu cầu Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo các đơn vị, lực lượng chức năng tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Công điện số 160 ngày 22/2/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc bảo đảm cung ứng xăng dầu cho thị trường trong nước. Đồng thời, chủ động, nắm chắc tình hình hoạt động nhập khẩu, vận chuyển, sản xuất, kinh doanh, lưu kho, phân phối, lưu thông mặt hàng xăng dầu (các hoạt động dễ bị lợi dụng nhằm trục lợi).

Báo Dân Việt đưa ra thông tin giá dầu lại vọt tăng qua bài viết “Giá xăng dầu hôm nay 15/4: Dầu vọt lên, xăng dầu trong nước lại đối diện nguy cơ tăng giá”. Bài viết nêu, hiện mỗi lít xăng dầu bán ra đang thấp hơn so với giá cơ sở, đây là tín hiệu cho thấy từ nay đến ngày 21/4, nếu xăng dầu thành phẩm vẫn tăng sẽ khiến giá bán lẻ trong nước có nguy cơ tăng giá trở lại...

Trong lĩnh vực năng lượng, sửa đổi Luật Dầu khí là nội dung “nóng”, được nhiều báo quan tâm phản ánh. Báo Đại biểu nhân dân có bài viết “Bảo đảm hoạt động dầu khí được kiểm soát chặt chẽ, minh bạch hơn”. Theo đó, cho ý kiến về dự án Luật Dầu khí (sửa đổi) tại phiên họp ngày 14.4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật Dầu khí (sửa đổi) và đề nghị, cơ quan soạn thảo cần tiếp tục rà soát nhằm thể chế hóa đầy đủ các chủ trương lớn của Đảng về định hướng phát triển ngành dầu khí, bảo đảm hoạt động này được kiểm soát chặt chẽ, minh bạch hơn.

Cùng nội dung này, báo Quân đội nhân dân có bài “Sửa đổi Luật Dầu khí: Cần cơ chế đặc thù thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển dầu khí trong nước”. Bài viết nêu ý kiến của Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị Chính phủ nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của cơ quan thẩm tra và ý kiến tham gia của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để hoàn thiện hồ sơ dự án Luật theo hướng tiếp tục rà soát để thể chế hóa đầy đủ các chủ trương lớn của Đảng về định hướng phát triển của ngành dầu khí. Đồng thời, xây dựng cơ chế đặc thù thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển dầu khí trong nước tại các vùng sâu, vùng xa bờ, các vùng tiềm năng; tạo điều kiện để khai thác các dạng năng lượng mới trên lĩnh vực dầu khí...

Với vai trò là cơ quan chủ trì soạn thảo Luật Dầu khí (sửa đổi), Bộ Công Thương cho rằng, việc sửa đổi luật lúc này giúp khẩn trương tháo gỡ được một số việc khó để nâng được năng lực khai thác về dầu và khí. Các pháp nhân hoạt động trong lĩnh vực dầu khí thì đồng thời phải tuân thủ Luật Dầu khí và tuân thủ rất nhiều luật khác có liên quan, thậm chí phải tuân thủ luật pháp quốc tế, thông lệ quốc tế.

Liên quan đến vấn đề thiếu than cho sản xuất điện, báo Đầu tư phản ánh qua bài viết “Nguy cơ thiếu điện do thiếu than hiện hữu, cơ quan quản lý và doanh nghiệp cùng nóng”. Trong đó nêu, Bộ Công Thương và các doanh nghiệp đang cố gắng tìm kiếm mở rộng nguồn than nhập khẩu để bù đắp phần thiếu hụt phục vụ nhu cầu sản xuất điện. Nam Phi là một kênh được kỳ vọng do có trữ lượng than rất lớn.

Việt Nga
Bài viết cùng chủ đề: Buôn lậu

Tin cùng chuyên mục

Tình trạng lừa đảo trên không gian mạng: Nhận diện và giải pháp đến từ chuyên gia

Cải cách thể chế - trợ lực cho công cuộc chống lãng phí

Tinh thần chống lãng phí giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn trong triển khai các hoạt động

Chống lãng phí: Doanh nghiệp mong được khơi thông điểm nghẽn chính sách, có được sức bật cao hơn

Bộ Công Thương hoà cùng ‘dòng chảy’ chống lãng phí, tạo đột phá phát triển trong kỷ nguyên mới

Đường dây 500kV mạch 3: 'Chiến dịch' thần tốc, tiết kiệm và hiệu quả

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP)

Bộ Công Thương: Nhiều kết quả nổi bật trong xây dựng Chính phủ số

Quan điểm, giải pháp về chống lãng phí khơi thông nguồn lực phát triển

Mang Tết ấm đến với mọi nhà với Chương trình Xuân tình nguyện

Chống lãng phí: Yêu cầu cấp bách để phát triển kinh tế

Bộ Công Thương rà soát, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính

Gỡ 'nút thắt' trong xây dựng thể chế, pháp luật ngành Công Thương để bước vào kỷ nguyên vươn mình

Ngày mai (23/12) sẽ diễn ra Diễn đàn 'Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển'

Trường Đại học Điện lực đề xuất phối hợp với Nhật Bản để phát triển nguồn nhân lực điện hạt nhân

Gia Lai: Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho hàng trăm người dân nghèo

Giải cứu người trong vụ hỏa hoạn tại TP. Hồ Chí Minh: Thêm anh hùng giữa đời thường

Gia Lai: Những món quà hạnh phúc cho người dân vùng biên dịp cuối năm

Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định về giấy phép hoạt động điện lực theo Luật Điện lực

Bộ đội, thanh niên Gia Lai hối hả dọn dẹp vệ sinh, làm đẹp môi trường đón Tết Ất Tỵ 2025