Thứ sáu 27/12/2024 13:20

Công nghiệp vũ khí Mỹ và châu Âu năm 2022 thu lợi “khủng” từ xung đột Nga - Ukraine

Nhiều số liệu cho thấy, hưởng lợi nhiều nhất từ cuộc xung đột Nga - Ukraine chính là các tổ hợp công nghiệp chế tạo vũ khí của Mỹ và châu Âu.

Xung đột giữa Nga và Ukraine đang không ngừng leo thang và có thể sẽ “bước sang trang” mới khi Mỹ và phương Tây tăng cường mức độ viện trợ vũ khí cho Ukraine. Theo tờ Vedomosti của Nga, đây cũng là cơ hội để Mỹ và phương Tây “quảng bá” tính năng ưu việt cho các loại vũ khí của mình theo từng cấp độ, từ đó thu lại một khoản lợi nhuận khổng lồ.

Công nghiệp vũ khí Mỹ, châu Âu năm 2022 “hốt bạc” nhờ xung đột Nga – Ukraine

Tính đến ngày 11/1/2023, tổng giá trị thị trường của 25 doanh nghiệp quân sự lớn của phương Tây đã tăng thêm 124 tỷ USD kể từ khi xảy ra cuộc chiến Nga - Ukraine (ngày 24/2/2022), tăng 21,5% so với cùng kỳ.

Với lý do xung đột Nga - Ukraine, Mỹ và NATO đã thành công trong việc làm dấy lên “mối đe dọa Nga”, từ đó làm gia tăng sự lo lắng về an ninh của các nước thành viên NATO, gián tiếp buộc các nước này đáp ứng mục tiêu tăng chi tiêu quân sự quốc phòng lên 2% GDP.

Với việc “thắt lưng, buộc bụng” để tăng chi tiêu quốc phòng, nhiều nước châu Âu đã làm lợi cho 25 doanh nghiệp quân sự lớn của phương Tây. Theo dữ liệu của tuần báo “Tin tức quốc phòng” của Mỹ và nền tảng thông tin tài chính của Nga, năm 2022 tổng giá trị thị trường của 25 doanh nghiệp quân sự lớn của phương Tây sẽ tăng từ 579 tỷ USD lên 703 tỷ USD, tổng kim ngạch tăng trưởng đạt khoảng 124 tỷ USD, tương đương tăng 21,5%.

Trong số đó, giá trị thị trường của Tổ hợp công nghiệp quốc phòng Rheinmetall (Đức) tăng 122%, Công ty Thales của Pháp - chuyên sản xuất máy bay không người lái và tên lửa, tăng 54%, giá trị thị trường của Northrop Grumman và Lockheed Martin tăng lần lượt là 44% và 42%. Ngoài ra, vốn hóa thị trường của hãng BAE Systems , General Electric và Raytheon cũng tăng ở các mức độ khác nhau trong 12 tháng qua.

Do các đồng minh NATO sử dụng một số lượng lớn vũ khí của Mỹ, ngành công nghiệp quân sự của Mỹ đã được hưởng lợi nhiều nhất từ ​​việc tăng ngân sách quốc phòng của Mỹ và châu Âu.

Hàng loạt vũ khí các loại đã được chuyển đến Ukraine.

Tạp chí “Chính sách đối ngoại” của Mỹ gần đây đã đăng một bài báo chỉ ra rằng, theo dữ liệu của Bộ Quốc phòng Mỹ, năm 2022 Chính phủ Mỹ đã thông qua việc tăng số lượng hạng mục vũ khí bán cho các thành viên NATO từ 14 lên 24 hạng mục, để nâng tổng doanh thu bán vũ khí từ 15,5 tỷ USD lên 28 tỷ USD.

Không chỉ doanh nghiệp vũ khí Mỹ, châu Âu được hưởng lợi, hiện nay, Trung Quốc cũng đang dần nổi lên như một nhà sản xuất và cung cấp vũ khí lớn và 8 công ty Trung Quốc được liệt kê trong bảng xếp hạng 100 nhà sản xuất vũ khí hàng đầu do Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) tổng hợp hàng năm.

Xung đột Nga - Ukraine cũng làm tăng mạnh giá trị của các giám đốc điều hành vũ khí, đây là những người đang được trả lương cao nhất trên thế giới, với mức lương lên tới hàng triệu USD để đảm bảo vũ khí được bán nhanh hơn và trở nên nguy hiểm hơn. Một báo cáo mới đây của Forbes đưa ra mức thù lao trung bình cho CEO của các hãng sản xuất vũ khí hàng đầu của Mỹ là 21 triệu USD/năm; gấp 95 lần so với những gì một vị tướng quân đội kiếm được. Con số này còn có xu hướng tăng lên khi doanh thu của các công ty vũ khí toàn cầu dự kiến ​​tiếp tục tăng trong 5 năm tới

Từ thực tế này, nhiều chuyên gia chỉ ra rằng, các doanh nghiệp vũ khí của Mỹ và phương Tây sẽ là “tác giả” chính trong việc kéo dài cuộc xung đột Nga - Ukraine để thu lợi, đứng sau đó là Chính phủ Mỹ và NATO.

Bình Nguyên
Bài viết cùng chủ đề: công nghiệp quốc phòng

Tin cùng chuyên mục

Thượng tướng Phạm Hoài Nam: Công nghiệp quốc phòng phải làm chủ được công nghệ tiên tiến

Chuyên gia quốc tế nói gì về các loại pháo phòng không và xe tăng T-90SK?

Thiếu tướng Đinh Quốc Hùng giữ chức Chính uỷ Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng

Chuyên gia quốc tế nói gì về xe chiến đấu bộ binh XCB-01 của Việt Nam?

Iran cho ra mắt tên lửa đạn đạo BM-300 tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Hàng ngàn người ‘đổ về’ Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

‘Ông lớn’ tên lửa Roketsan của Thổ Nhĩ Kỳ nói gì về Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024?

Cận cảnh xe chiến đấu bộ binh do Việt Nam nghiên cứu và sản xuất

Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024: Mục sở thị dàn UAV ‘Made in Vietnam’

Phân tích tầm nhìn của Viettel về ‘người lính tương lai’, tích hợp cả AI trong chiến đấu

Triển lãm Quốc phòng 2024: 'Lá chắn rồng' chống UAV của OSB Hightech có gì đặc biệt?

Chuyên gia quốc tế nói gì về tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Trường Sơn của Việt Nam?

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh loạt xe đặc chủng của Bộ Công an

Chuyên gia vũ khí quốc tế nói gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Sản phẩm thông tin quân sự của Việt Nam sẵn sàng kinh doanh tại Malaysia

Viettel đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh TP-150 - máy bay Việt chất lượng quốc tế

Mỹ đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Tập đoàn Airbus tăng cường hợp tác quốc phòng với Việt Nam

Điểm danh những mẫu máy bay Boeing tham dự Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024