Thứ hai 18/11/2024 09:20

Công nghiệp chế biến, chế tạo: Động lực tăng trưởng kinh tế

Đây là quan điểm của các chuyên gia Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế- xã hội quốc gia (NCIF) tại Hội thảo khoa học về tình hình kinh tế quý II/2017 tổ chức tại Hà Nội mới đây.
Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, theo TS. Đặng Đức Anh - Trưởng ban Phân tích và dự báo NCIF - tính toán của kịch bản cơ sở và kịch bản kế hoạch đều cho thấy rõ xu hướng nhập siêu. Đặc biệt tại kịch bản kế hoạch, con số nhập siêu còn cao hơn ở kịch bản cơ sở (6,38 tỷ USD so với 5,2 tỷ USD). Nhìn chung, ở hai kịch bản này đều cho thấy, nhập siêu cao nhất ở quý I, sau đó giảm ở quý II và tăng trở lại trong các quý tiếp theo.

Liên quan đến tình hình kinh tế quý II/2017, các chuyên gia nhận định, mức tăng trưởng thấp hơn cùng kỳ năm ngoái của quý I năm nay (chỉ ở mức 5,12% theo số liệu của NCIF) đã đặt các quý còn lại trước những thách thức tăng trưởng mới. Theo số liệu từ kịch bản cơ sở của NCIF: Quý II/2017, GDP dự kiến tăng 5,6%, quý III là 6,4%, quý IV là 7,1% thì GDP cả năm mới được 6,2%, vẫn thấp hơn mục tiêu quốc hội giao. Trong khi đó, theo kịch bản kế hoạch, nếu quý II đạt mức tăng trưởng 6,27%, quý III 7,03% và quý IV 7,61% thì cả năm cũng mới đạt 6,68%, thấp hơn chút ít so với mục tiêu 6,7%.

Những điểm sáng có thể làm chỗ dựa và tạo động lực cho tăng trưởng trong quý II và quý tiếp theo là công nghiệp chế biến, chế tạo được dự báo tiếp tục đà tăng trưởng cao hơn quý I. Đặc biệt, mức sụt giảm của công nghiệp khai khoáng sẽ thấp hơn so với quý I và có thể tương đương năm 2016. Trong khi đó, tỷ giá được nhìn nhận tiếp tục ổn định trong lúc tín dụng duy trì đà tăng trưởng cao. Đặc biệt, các chuyên gia dự đoán tốc độ giải ngân vốn đầu tư nhà nước được nhìn nhận là tăng cao hơn quý I.

Các chuyên gia NCIF khuyến nghị, Chính phủ không nên vì những khó khăn ngắn hạn mà buông lỏng việc duy trì ổn định vĩ mô để chuyển sang chính sách tài khóa mở rộng, vốn đã phải mất nhiều công sức và thời gian để khắc phục hậu quả. Việc duy trì ổn định vĩ mô được nhìn nhận sẽ tạo niềm tin quan trọng với nhà đầu tư và doanh nghiệp. Đặc biệt, cần tiếp tục giám sát tiến độ thực thi các nhiệm vụ đưa ra trong Nghị quyết 19 của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và Chương trình hành động thực hiện kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2017-2020.

Quang Lộc

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hóa: Hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục có nhiều khởi sắc

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội cho ngành thép

Lai Châu: Kiểm tra hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn

Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 3

Mỹ, Nga, Italy sẽ tham gia triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Quân khu 1 thực hành diễn tập bắn đạn thật nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu

Sở Công Thương Bình Định trao đổi kinh nghiệm với ngành công thương Vĩnh Long, Long An, Cần Thơ

Bộ Công Thương và Samsung Electronics Việt Nam tổng kết khóa đào tạo kỹ sư khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 2

Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 1

Nhiều tập đoàn nước ngoài muốn tăng tỷ lệ nội địa hoá tại Việt Nam

Cần giải pháp toàn diện để phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng hiện đại và bền vững

Ngành công nghiệp có giá trị cao như điện tử, linh kiện ô tô đang hút đầu tư

Doanh thu ngành vật liệu xây dựng chiếm khoảng 11% GDP quốc gia

Khuyến công Quảng Ngãi dự kiến hỗ trợ cao nhất đến 1 tỷ đồng/doanh nghiệp

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu?

Doanh nghiệp dệt may tăng tốc về đích

Bình Định: Phát triển công nghiệp hỗ trợ theo chiều sâu

Viện Nghiên cứu Cơ khí: Tích cực tham gia công nghiệp hỗ trợ sản xuất ô tô

Hải Phòng: Kết nối giao thương giữa Hiệp hội ô tô Berlin - Brandenburg và doanh nghiệp