Thứ hai 18/11/2024 02:17

Công nghệ AI: Cuộc đua bắt đầu

Công nghệ AI đã làm thay đổi phương thức sản xuất, phân phối và tiêu dùng của nền kinh tế, mặc dù đang ở bước thử nghiệm,hiện cuộc đua ứng dụng AI mới bắt đầu.

Chiều ngày 22-9, tại Hà Nội nằm trong khuôn khổ Ngày hội trí tuệ nhân tạo Việt Nam – AI4VN 2022 đã diễn ra các phiên thảo luận về trí tuệ nhân tạo (AI) trong các lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng, Công nghiệp, Nhân lực

AI mới đang triển khai thử nghiệm và thăm dò

Mở đầu phiên đầu tiên "Giải pháp AI trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng", ông Phạm Quang Vinh - Giám đốc Giải pháp doanh nghiệp, Trung tâm Không gian mạng Viettel trình bày về chủ đề "Sự thay đổi về quy trình nghiệp vụ khi đưa nền tảng số ứng dụng AI vào tiến trình chuyển đổi số ngân hàng". Ông Quang Vinh cho biết tại Viettel, trung tâm không gian mạng được hình thành từ năm 2017 và đã nghiên cứu ứng dụng AI cho đa dạng ngành nghề tại Việt Nam.

Ông Phạm Quang Vinh cho rằng trong 3 năm tới giá trị của AI sẽ tăng gấp đôi năm 2022

Ông Phạm Quang Vinh chia sẻ: “Báo cáo gần nhất của Accenture công bố ngày 8/6/2022, cho thấy, hơn 60% công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng có đang thử nghiệm AI. Ngoài ra, các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề khác cũng đều tìm đến AI với phong thái thăm dò, thử nghiệm trong đó, chỉ 12% sử dụng ở mức độ trưởng thành (ứng dụng bề mặt). Điều đặc biệt, các doanh nghiệp này đã có mức doanh thu cao hơn 50% so với các đối thủ cạnh tranh nhờ ứng dụng AI.

"AI sẽ trở thành phương thức chính thức để khách hàng tương tác với các doanh nghiệp, đặc biệt là ngân hàng. ", ông Phạm Quang Vinh cho biết.

Theo chuyên gia từ Viettel, trong 3 năm tới, tích luỹ về cơ sở dữ liệu AI sẽ mang lại giá trị lớn cho doanh nghiệp, góp phần giải quyết vấn đề cho từng doanh nghiệp. Đây là giai đoạn rút ngắn thời gian để đưa lại giá trị cho doanh nghiệp.

"42% chuyên gia tại các doanh nghiệp chưa hiểu nguy cơ bị tụt hậu nếu không tiếp cận AI. Do đó với vai trò đơn vị tư vấn và mang giải pháp cho doanh nghiệp, chúng tôi tập trung xây dựng khái niệm chung về AI, từ đó góp phần giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định đầu tư để tối ưu chi phí", Giám đốc Giải pháp doanh nghiệp, Trung tâm Không gian mạng Viettel chia sẻ.

Ông Vinh cũng đưa ra dữ liệu và nhìn nhận doanh thu của các doanh nghiệp ứng dụng AI trong ngành tài chính ngân hàng tăng trưởng rõ nét từ năm 2019. Một số ngân hàng quốc tế và Việt Nam ứng dụng AI như JP Morgan, Tokyo, ING, TP Bank, MB Bank... "Trong 3 năm tới, có thể thấy giá trị AI tăng gần gấp đôi so với 2022, đây là thời điểm hợp lý để các doanh nghiệp thăm dò dữ liệu cho riêng mình. Vì vậy, cần giá trị cốt lõi của doanh nghiệp đưa vào AI", ông Phạm Quang Vinh dự báo.

Ông Phạm Quang Vinh đánh giá các giải pháp AI hiện nay chỉ mới đáp ứng thử nghiệm và thăm dò, chưa ứng dụng triệt để vào nghiệp vụ của công ty ngân hàng. Các doanh nghiệp ngành tài chính – ngân hàng có thể ứng dụng công nghệ chatbot, voicebot để thay thế các phương tiện truyền thống.

AI giúp doanh nghiệp tăng doanh thu 50%, rủi ro giảm 64%

Ông Phạm Quang Vinh dẫn báo cáo gần nhất của Accenture công bố ngày 8/6/2022, cho thấy, hơn 60% công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng có đang thử nghiệm công nghệ AI. Ngoài ra, doanh nghiệp thuộc các ngành nghề khác cũng đều tìm đến AI với phong thái thăm dò, thử nghiệm trong đó, chỉ 12% sử dụng ở mức độ trưởng thành (ứng dụng bề mặt). Đặc biệt, các công ty này đã có mức doanh thu cao hơn 50% so với các đối thủ cạnh tranh nhờ ứng dụng AI

AI sẽ trở thành phương thức chính thức để khách hàng tương tác với các doanh nghiệp, đặc biệt là ngân hàng", ông Phạm Quang Vinh cho biết.

Ông Đặng Hoàng Vũ, Giám đốc AI mảng Tăng trưởng Kinh doanh của MoMo cho biết: “Nhờ ứng dụng AI, MoMo đạt được một số thành công nhất định như: tỷ lệ click tăng 16%; thời gian trung bình từ lúc người dùng tìm kiếm đến khi clik giảm 7% thời gian; số lượng lịch vụ trung bình được mỗi người dùng khám phá qua màn hình tăng 15%; quảng cáo của đối tác bên ngoài tăng 6%.

Các chuyên gia thảo luận về AI trong lĩnh vực Tài chính-Ngân hàng

Về hiệu quả kinh doanh, so sánh 6 tháng, ông Đặng Hoàng Vũ chia sẻ, vay nhanh của MoMo đã tăng 260%; ví trả sau tăng 42%; tỷ lệ rủi ro của vay nhanh giảm 15%, của ví trả sau giảm 64%.

"Nếu so sánh với sản phẩm tín dụng online, chúng tôi rút ngắn thời gian khoảng 6 lần, tỷ lệ được duyệt tăng gấp rưỡi. Đây là kết quả của sự kết hợp giữa AI và các bộ phận khác", ông Vũ cho biết.

Theo chuyên gia từ Viettel, trong 3 năm tới, tích luỹ về cơ sở dữ liệu AI sẽ mang lại giá trị lớn, góp phần giải quyết nhiều vấn đề. Đây là giai đoạn rút ngắn thời gian để đưa lại giá trị cho doanh nghiệp.

Nguồn nhân lực AI: Chỉ đáp ứng 10% nhu cầu

Tiến sĩ Phạm Hiền, đại diện của nhóm DATA61 thuộc Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Australia CSIRO, chia sẻ từ đầu cầu Australia về Dự án thị trường AI tại Việt Nam.

Bà cho biết, dự án được xây dựng dành riêng cho việc hình thành và củng cố hệ sinh thái AI ở Việt Nam, trong đó sẽ bao gồm mục tiêu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho lĩnh vực trí tuệ nhân tạo tại thị trường này.

Dự án bắt đầu khai thác số liệu liên quan tới đầu tư, trí tuệ nhân tạo... "Dự án thị trường AI tại Việt Nam" tập trung phát triển cơ sở dữ liệu và giải thuật để tự động thu thập, lưu trữ và cập nhật hồ sơ của những chuyên gia AI người Việt trong và ngoài nước; phát triển bảng chỉ mục để theo dõi sự phát triển của AI tại Việt Nam; phát triển mô hình kinh doanh để nâng cao sự hợp tác giữa nghiên cứu và công nghiệp trong lĩnh vực AI.

Ông Anissh Pandey - Giám đốc NVIDIA khu vực ASEAN, ví thế giới AI chia làm hai, một bên gồm Trung Quốc và Mỹ, một bên là những quốc gia còn lại.

Các chuyên gia thảo luận về đào tạo và kết nối nguồn nhân lực AI

Ông Anissh Pandey cho rằng, nếu muốn tăng tốc về trí tuệ nhân tạo, Việt Nam cần lợi dụng nguồn lực có sẵn để phát triển công cụ riêng, sử dụng những tệp thông tin của chính mình. Theo đại diện NVIDIA, nếu nhìn vào các công ty khởi nghiệp ở Việt Nam, chúng ta nhận thấy cần nhân rộng quy mô trí tuệ nhân tạo nhiều hơn. Vị chuyên gia cũng giới thiệu nền tảng AI đến từ NVIDIA được đánh giá là nền tảng khởi nghiệp nhanh nhất trên thế giới. Nhiệm vụ của nền tảng này là xây dựng các doanh nghiệp đội nhóm, giúp giảm độ trễ, thương mại hóa bằng 8 ngôn ngữ khác nhau.

“Nếu nhìn vào các công ty khởi nghiệp ở Việt Nam, chúng ta nhận thấy cần nhân rộng quy mô trí tuệ nhân tạo nhiều hơn”, ông Anissh Pandey khuyến nghị.

Vị chuyên gia cũng giới thiệu nền tảng AI đến từ NVIDIA được đánh giá là nền tảng khởi nghiệp nhanh nhất trên thế giới. Nhiệm vụ của nền tảng này là xây dựng các doanh nghiệp đội nhóm, giúp giảm độ trễ, thương mại hóa bằng 8 ngôn ngữ khác nhau.

Ông Nguyễn Xuân Hoài- Viện trưởng Viện Trí tuệ nhân tạo Việt Nam: “Chúng ta đang thiếu nguồn nhân lực AI, thực tế bây giờ các dự án AI đưa vào thực tế ngày càng được quy trình hóa và có sự tham dự của nhiều đối tượng với các kỹ năng khác nhau”.

“Điều này dẫn đến rủi ro có khoảng cách lớn giữa bên đào tạo và bên công nghiệp, trong khhi dự án thực tế cần nhiều vị trí khác nữa, trong khi đào tạo chủ yếu vẫn ở lĩnh vực nghiên cứu. Thực tế tuyển sinh hiện nay điểm đầu vào của ngành Khoa học dữ liệu máy tính/ Khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo ở nhiều trường đại học thấp nhất trong chuyên ngành Công nghệ thông tin, có thể thời gian tới thiếu càng thiếu hơn”, ông Hoài chia sẻ.

TS. Đinh Minh, Chủ nhiệm cấp cao chương trình Thạc sĩ Trí tuệ Nhân tạo, RMIT nhận định: “Hiện, ngành phát triển AI rất nhanh và sâu, nên khó tìm được một chuyên gia có đủ và sâu các kiến thức về trí tuệ nhân tạo như Machine Learning, ngôn ngữ... để theo kịp sự phát triển này. Trong khi đó, lĩnh vực đào tạo AI chỉ đáp ứng khoảng 10% yêu cầu tuyển dụng”.

Cũng theo ông Nguyễn Xuân Hoài, đào tạo AI đòi hỏi cơ sở hạ tầng và chi phí là khá lớn, cách thức duy nhất để các cơ sở đào tạo đại học của chúng ta giải quyết khó khăn này là bắt tay với các doanh nghiệp, vừa tận dụng nguồn lực cơ sở hạ tầng và định hướng của doanh nghiệp để đào tạo cho sát với thực tế.

Muốn có nền kinh tế số phải có doanh nghiệp số

TS. Đỗ Mạnh Cường - Phó Tổng thư ký Hội Tự động hóa Việt Nam khẳng định,muốn có một nền kinh tế số thì phải có nhà máy thông minh và các doanh nghiệp số.

Theo ông, Việt Nam đang ở giai đoạn ba của tự động hóa, là ứng dụng các công nghệ số gồm: Hoạt động dựa vào dữ liệu và kết nối tốc độ cao; Tự động hoá thông minh dựa vào AI; Sự kết hợp của OT và IT; Tự ra quyết định/ Tự động hoá tiến tới tự chủ hoá.

Về sự ảnh hưởng của tự động hóa thông minh, ông Cường dẫn chứng, 47% tổng số việc làm của Mỹ có rủi ro cao do tự động hoá trong vòng 20 năm tới. Bên cạnh đó tự động hoá còn ảnh hưởng đến hiệu ứng thu nhập. Cụ thể, tự động hóa kỹ thuật số sẽ dẫn đến "bần cùng hoá lao động", liên quan đến cả thất nghiệp công nghệ và giảm lương. Sự ra đời của các công nghệ tự động hóa kỹ thuật số tạo ra lực tự điều chỉnh để hướng tới sự ổn định. Yêu cầu trang bị thêm các kỹ năng làm việc mới.

Ông Cường cho biết, tự động hóa được chia thành 7 cấp độ. Phần lớn các doanh nghiệp tại Việt Nam đang ở mức độ tự động hóa 3-4-5, tức là tự động hóa một phần. Do đó, việc ứng dụng công nghệ mới như AI cũng là thách thức lớn. Trong kỷ nguyên số, mô hình doanh nghiệp truyền thóng sẽ bị xoá bỏ và thay thế bằng mô hình chuyển đổi số quản trị doanh nghiệp.

Ông Vũ Hồng Chiên - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo AI Quy Nhơn, FPT Software đưa ra vấn đề: "Triển khai AI trong nhà máy, làm thế nào để vận hành trong thực tế, trong một nhà máy? là một điều không dễ dàng. Hiện tại Việt Nam đã có nhiều nhà máy ứng dụng AI như: Denso, Honda..."

Để triển khai sâu rộng AI trong nhà máy, theo kinh nghiệm của ông Vũ Hồng Chiên thì qua đúc kết 5 vấn đề: Lợi nhuận mang lại, năng suất lao động tăng, không lựa chọn bài toán quá phức tạp và không cần sự phối hợp của quá nhiều bên, tính sẵn sàng của nhà máy, khả năng tương thích với các tính năng khác của nhà máy...

Có thể khẳng định, nhà máy thông minh và doanh nghiệp số sẽ là xu hướng tất yếu; Tất nhiên nhà máy thông minh sẽ là doanh nghiệp dựa vào thông tin (Dữ liệu) và điện toán đám mây; IoT là chìa khoá của dữ liệu.

Ông Cường cũng cho rằng, Big Data và AI sẽ là công cụ tối ưu để vận hành nhà máy trong tương lai;Hạ tầng số sẽ giúp vận hành doanh nghiệp với nhiều kịch bản phức tạp;Chuyển đổi số sẽ tối ưu chi phí vận hành, bảo dưỡng, giảm thiểu phát thải.

Và rõ ràng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI không còn là công nghệ của tương lai, hiện nó đã và dang dần hiện hữu tại các doanh nghiệp của Việt Nam. Cuộc đua về AI mới chỉ bắt đầu và chắc chắn nó sẽ bùng nổ trong thời gian tới.

Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: Công nghệ AI

Tin cùng chuyên mục

Khi cuộc đua ứng dụng AI tăng tốc, nhân tài là yếu tố tạo nên sự khác biệt

Năm 2030, lợi ích từ trí tuệ nhân tạo cho doanh nghiệp đạt 79,3 tỷ USD

Nguy cơ an ninh mạng vẫn là 'thảm hoạ' với sự tồn tại của doanh nghiệp

Hơn 49.000 xe Toyota bán ra thị trường trong 10 tháng qua

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần 19.500 máy bay mới

Khách mua Toyota Yaris Cross được hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ

Các hãng xe ô tô tung ưu đãi nhằm kích cầu thị trường cuối năm

Triển khai hơn 300 trạm 5G Open RAN tại nhiều địa phương vào đầu năm 2025

Thị trường ô tô tháng 10: Top 5 ô tô bán chạy và 'ế khách' nhất

VinFast sẽ được 'bơm' 85.000 tỷ đồng từ Vingroup và tỷ phú Phạm Nhật Vượng

Điều tra 1,4 triệu ô tô Honda tại Mỹ bởi liên quan lỗi động cơ

Đầu máy cũ 'lột xác' từ trí tuệ người Việt, ngành đường sắt thêm ‘sức đẩy’ mới

Thị trường ô tô tiếp tục tăng trưởng, gần 39.000 ô tô được bán ra trong tháng 10

Những thương hiệu ô tô bán chạy tại Việt Nam 10 tháng năm 2024

Về nhà an toàn - Thưởng thức bia có trách nhiệm vì ai đó cần bạn

Sau video cháy xe Porsche trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, tài xế cần lưu ý gì?

Không chỉ các hãng ô tô, nhiều doanh nghiệp sản xuất cũng giảm 'rót vốn' vào Trung Quốc?

Tập trung phát triển bộ giải pháp, dịch vụ an ninh mạng cho doanh nghiệp

Việt Nam có thể hoàn toàn tự chủ cơ sở vật chất cho sản xuất bán dẫn

"Làn sóng" cắt giảm nhân sự tại nhiều hãng ô tô, có nơi đã đóng cửa nhà máy