Công khai, minh bạch các khoản đóng góp vào Quỹ vaccine phòng COVID-19

Ông Võ Thành Hưng - Vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước (Bộ Tài chính) cho biết số thu của Quỹ sẽ được ghi nhận và sẽ được công khai minh bạch trên các website của Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước.

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 779/QĐ-TTg thành lập Quỹ vaccine phòng COVID-19 cho hoạt động mua, nhập khẩu vaccine, nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước và sử dụng vaccine phòng COVID-19 cho người dân.

Công khai, minh bạch các khoản đóng góp vào Quỹ vaccine phòng COVID-19

Xung quanh nguyên tắc hoạt động cũng như quy trình tiếp nhận đóng góp về Quỹ, ngày 27/5, ông Võ Thành Hưng - Vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước (Bộ Tài chính) đã có cuộc trao đổi với báo chí.

- Vì sao cần thành lập Quỹ vaccine phòng COVID-19 trong thời điểm này, thưa ông?

Ông Võ Thành Hưng: Trước diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Chính phủ đã có chủ trương mua đủ lượng vaccine cần thiết để tiêm phòng cho nhân dân.

Theo tính toán của Bộ Y tế, dự kiến chúng ta cần mua khoảng 150 triệu liều vaccine phòng COVID-19 để tiêm phòng cho khoảng 75 triệu người dân, với tổng nhu cầu kinh phí ước khoảng 25,2 nghìn tỷ đồng. Đây là yêu cầu nguồn kinh phí rất lớn. Vì vậy, chủ trương chung của Chính phủ là bên cạnh nguồn ngân sách thì cần huy động thêm các nguồn lực từ đóng góp mang tính thiện nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để cùng với Nhà nước mua đủ số lượng vaccine tiêm kịp thời cho người dân.

- Thưa ông, nguyên tắc hoạt động của Quỹ như thế nào để đáp ứng được tính kịp thời về nhu cầu vaccine ở Việt Nam hiện nay? Quy trình tiếp nhận nguồn đóng góp của Quỹ như thế nào?

Ông Võ Thành Hưng: Ngay khi nhận được Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Quỹ, Bộ Tài chính đã khẩn trương triển khai xây dựng để ban hành quy chế hoạt động của Quỹ và thiết lập bộ máy quản lý.

Theo quy định, Quỹ sẽ được mở tài khoản tại ngân hàng thương mại. Trên cơ sở đó sẽ huy động nguồn lực đóng góp của các tổ chức, cá nhân. Nếu các doanh nghiệp muốn đóng góp vào Quỹ thì hoàn toàn có thể chuyển tiền qua hệ thống các ngân hàng thương mại.

Thủ tướng Chính phủ cũng đã giao cho Bộ Tài chính làm việc với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Y tế để chuyển vào Quỹ các khoản tiền mà một số doanh nghiệp đã đóng góp hỗ trợ cho Chính phủ, Bộ Y tế trong thời gian liên quan đến việc mua vaccine.

- Vậy thưa ông, quy chế này bao giờ sẽ được ban hành? Đặc biệt, điểm đáng chú ý là Quỹ thu hút các nguồn vận động, quyên góp, Bộ Tài chính có dự kiến gì về mức đóng góp vào Quỹ?

Ông Võ Thành Hưng: Chúng tôi đang khẩn trương hoàn thiện quy chế này, trong trường hợp cần thiết sẽ phải xin ý kiến thêm của Bộ Y tế và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để hoàn thiện. Dự kiến muộn nhất tuần sau sẽ phối hợp với các đơn vị để ban hành được quy chế.

Hiện tại, khi quy chế hoạt động của Quỹ chưa được ban hành, các tổ chức và cá nhân vẫn có thể tiếp tục đóng góp thông qua Mặt trận Tổ quốc hoặc Bộ Y tế, sau đó chúng tôi sẽ làm việc với các cơ quan này để chuyển các khoản đóng góp đó về Quỹ vaccine phòng COVID-19.

Việc đóng góp vào Quỹ vaccine phòng COVID-19 là sự kêu gọi đóng góp một cách tự nguyện của các tổ chức, cá nhân và không có mức đóng góp tối thiểu cũng như mức đóng góp tối đa. Tất cả đều trên cơ sở tinh thần tự nguyện của các tổ chức, cá nhân. Và với mỗi đồng đóng góp dù là nhỏ nhất chúng tôi cũng đều trân trọng và quản lý công khai, minh bạch.

Đặc biệt, theo quy định tại Khoản 1, Điểm 2-Nghị định 44/2021/NĐ-CP của Chính phủ thì đối với khoản chi ủng hộ Quỹ vaccine này, doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Với số tiền huy động vào Quỹ có thể lên tới hàng nghìn tỷ đồng, xin ông cho biết đơn vị nào sẽ được giao chịu trách nhiệm quản lý số tiền này? Và cơ chế kiểm soát như thế nào để đảm bảo Quỹ được chi theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo công khai, minh bạch, tiết kiệm và hiệu quả?

Ông Võ Thành Hưng: Trong quyết định thành lập Quỹ thì Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ Tài chính quản lý nguồn tài chính của Quỹ. Tuy nhiên, Bộ Tài chính chỉ có chức năng quản lý tài chính, còn quyết định sử dụng khi nào và mỗi lần bao nhiêu thì các cơ quan liên quan sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ để quyết định. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính sẽ xuất tiền từ Quỹ để thực hiện mua vaccine.

Bên cạnh đó, số thu của Quỹ cũng sẽ được ghi nhận và sẽ được công khai minh bạch trên các website của Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước. Trong trường hợp cần thiết thì sẽ có thanh tra, kiểm toán theo quy định. Trong quá trình sử dụng thì mục tiêu sử dụng chủ yếu để mua vaccine hoặc hỗ trợ sản xuất vaccine trong nước.

Căn cứ vào yêu cầu thực tế và căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính sẽ xuất tiền từ Quỹ. Như vậy chúng tôi cho rằng Quỹ sẽ được quản lý, sử dụng hoàn toàn công khai, minh bạch.

- Hiện nay, Trung ương đã chính thức có Quỹ vaccine phòng COVID-19. Vậy các địa phương nếu như có nhu cầu thành lập quỹ tại địa phương thì có được không thưa ông?

Ông Võ Thành Hưng: Hiện tại, việc mua vaccine Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đang giao Bộ Y tế làm cơ quan đầu mối nên tôi thiết nghĩ các địa phương không cần thành lập quỹ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp tại các địa phương có thể hỗ trợ chính quyền địa phương. Bởi theo Nghị quyết 21/NQ-CP của Chính phủ, thì các địa phương cũng có trách nhiệm trong việc chia sẻ gánh nặng của ngân sách với ngân sách Trung ương.

Các doanh nghiệp trên địa bàn có thể hỗ trợ chính quyền địa phương trong việc chia sẻ gánh nặng này. Và phần đóng góp của họ có thể đóng góp trực tiếp cho ngân sách địa phương mà không nhất thiết phải thành lập quỹ.

- Nếu các doanh nghiệp có tham gia đóng góp vào Quỹ thì người lao động trong trong doanh nghiệp đó có thuộc đối tượng được ưu tiên tiêm vaccine không, thưa ông?

Ông Võ Thành Hưng: Trước hết việc mua vaccine hiện nay tập trung qua đầu mối là Bộ Y tế. Cơ quan này cũng được giao xác định các nhóm đối tượng được ưu tiên tiêm trong thời gian đầu.

Sau đó, khi chúng ta có lượng vaccine đủ lớn thì Bộ Y tế sẽ đề xuất mở rộng các nhóm đối tượng được tiên này, trong đó tôi cho rằng người lao động ở các khu công nghiệp tập trung cũng nên thuộc nhóm được ưu tiên.

- Xin trân trọng cảm ơn ông!

Theo TTXVN
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

VIB: Lợi nhuận quý 1/2025 đạt hơn 2.400 tỷ đồng, CASA tăng 17%, thực hiện chia cổ tức 21%

VIB: Lợi nhuận quý 1/2025 đạt hơn 2.400 tỷ đồng, CASA tăng 17%, thực hiện chia cổ tức 21%

Hải quan thành lập tổ kiểm tra công vụ đột xuất

Hải quan thành lập tổ kiểm tra công vụ đột xuất

Rút ngắn thời gian, cắt giảm thủ tục trong đấu thầu

Rút ngắn thời gian, cắt giảm thủ tục trong đấu thầu

Đại hội cổ đông 2025: LPBank xác định tầm nhìn chiến lược trong kỷ nguyên số

Đại hội cổ đông 2025: LPBank xác định tầm nhìn chiến lược trong kỷ nguyên số

TPBank – Uy tín vững chắc như

TPBank – Uy tín vững chắc như 'vàng ròng' giữa biến động thị trường

Vì sao SHB ghi nhận tăng trưởng nhanh nhất về mức độ hài lòng của khách hàng?

Vì sao SHB ghi nhận tăng trưởng nhanh nhất về mức độ hài lòng của khách hàng?

Agribank trao giải chương trình tiết kiệm dự thưởng

Agribank trao giải chương trình tiết kiệm dự thưởng 'Xuân tích lũy - Quỹ đong đầy'

VietinBank Securities thăng hạng trong Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

VietinBank Securities thăng hạng trong Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

Agribank – Điểm tựa vững vàng cho kinh tế tư nhân bứt phá

Agribank – Điểm tựa vững vàng cho kinh tế tư nhân bứt phá

ĐHĐCĐ Vietcombank 2025 sẽ phát hành hơn 543 triệu cổ phiếu riêng lẻ, kiện toàn nhân sự cấp cao

ĐHĐCĐ Vietcombank 2025 sẽ phát hành hơn 543 triệu cổ phiếu riêng lẻ, kiện toàn nhân sự cấp cao

Cổ tức nghìn tỷ, lợi nhuận kỷ lục - nhưng Techcombank chưa dừng lại!

Cổ tức nghìn tỷ, lợi nhuận kỷ lục - nhưng Techcombank chưa dừng lại!

MB lập ngân hàng con tại Lào, mở rộng ra châu Á

MB lập ngân hàng con tại Lào, mở rộng ra châu Á

Bảo hiểm PVI đặt mục tiêu doanh thu tỷ USD năm 2025

Bảo hiểm PVI đặt mục tiêu doanh thu tỷ USD năm 2025

SeABank tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông 2025

SeABank tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông 2025

Sau 9 năm, Sacombank chia cổ tức cho cổ đông

Sau 9 năm, Sacombank chia cổ tức cho cổ đông

Thị trường nội địa:

Thị trường nội địa: 'Bệ đỡ' cho mục tiêu tăng trưởng 8%

Chiến lược

Chiến lược 'chiêu mộ người Việt toàn cầu' của Techcombank: Dẫn dắt làn sóng trở về, kiến tạo hệ sinh thái 'make in Vietnam'

MB duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ trong quý I/2025, tiếp tục tối ưu hiệu quả vận hành

MB duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ trong quý I/2025, tiếp tục tối ưu hiệu quả vận hành

Đã đủ 500.000 tỷ đồng cho phát triển hạ tầng và công nghệ số

Đã đủ 500.000 tỷ đồng cho phát triển hạ tầng và công nghệ số

CTS chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 43%, đặt mục tiêu lãi 297 tỷ năm 2025

CTS chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 43%, đặt mục tiêu lãi 297 tỷ năm 2025