Thứ hai 23/12/2024 15:49

Công dụng tuyệt vời của râu bắp ngô với người bệnh tiểu đường, huyết áp cao

Với thành phần chứa stigmasterol, canxi, kali, magiê, flavonoid… râu bắp ngô có công dụng trong việc ngăn ngừa bệnh tim, cholestero, điều chỉnh huyết áp.

Công dụng không ngờ của râu bắp ngô

Theo y học cổ truyền, râu bắp ngô và ruột bấc trong thân cây ngô có vị ngọt, tính bình, vào 2 kinh thận và bàng quang trị đái vàng rắt buốt, bí tiểu, viêm tiết niệu, xuất huyết nội tạng, sạn trong gan, mật, thận, sạn niệu, bàng quang, phù thủng, làm hạ áp huyết, làm thông mật trong điều trị gan mật, sỏi mật, vàng da… Đặc biệt, râu ngô là một trong các loại thảo dược dùng để điều trị bệnh gan có hiệu quả nhất. Vì thế râu bắp ngô còn được gọi là ngọc mễ tu.

Công dụng tuyệt vời của râu bắp ngô với người bệnh tiểu đường

Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Xét về hàm lượng dinh dưỡng, trong râu ngô có chứa vitamin A, vitamin K, vitamin B1, B2, B6 (pyridoxin), vitamin H (biotin), vitamin C, vitamin PP, các flavonoid, axit pantothenic, isotol, saponin, các steroid… và nhiều chất vi lượng khác.

Lương y Vũ Quốc Trung - Hội Đông y Việt Nam - chia sẻ, râu ngô có thể được sử dụng như một loại thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Mỗi ngày có thể dùng 40 - 50g râu ngô sắc lấy nước uống. Có thể kết hợp cùng với các vị như mạch môn, thiên môn, cỏ ngọt, tri mẫu… để tăng hiệu quả.

Râu bắp tốt cho người có huyết áp cao, giúp giảm lượng đường huyết bằng cách tăng mức insulin. Nó cũng là một cách điều trị tự nhiên tuyệt vời đối với bệnh tiểu đường, suy tim xung huyết và cholesterol cao ...

Một nghiên cứu của Mỹ trên động vật cho thấy, râu ngô có thể làm giảm đáng kể lượng đường trong máu và giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh tiểu đường.

Một nghiên cứu trong ống nghiệm gần đây cũng tiết lộ rằng chất chống oxy hóa trong râu ngô có thể giúp ngăn ngừa biến chứng tổn thương thận do tiểu đường

Làm dịu da

Nước râu bắp ngô còn được sử dụng để điều trị các vấn đề về da như phát ban, nhọt, giúp giảm ngứa và đau do vết cắn của côn trùng, vết xước, các vết cắt nhỏ. Râu bắp cũng chứa các tính chất kháng khuẩn, sát khuẩn giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.

Cách chế biến nước râu bắp: Đun sôi nước và thả râu bắp vào. Đun sôi trong vài phút cho đến khi nước biến thành màu nâu và lọc lấy nước. Thêm một chút nước cốt chanh để tăng hương vị.

Tốt cho sức khỏe tim mạch

Nghiên cứu cho thấy râu ngô có chứa nhiều flavonoid, có thể làm giảm cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL-C), triglyceride và tổng mức cholesterol. Trong khi cholesterol cao đã được chứng minh là làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.

Các bài thuốc từ râu ngô

Điều trị viêm đường tiết niệu

Có nhiều hình thức làm nước chè râu ngô điều trị viêm đường tiết niệu. Ví dụ làm nước luộc ngô tươi, nước râu ngô hãm đặc uống khi nóng hoặc nước râu ngô pha đường để lạnh chia uống nhiều lần trong ngày, uống hàng ngày thay nước trà.

Cách làm: Cho 10g râu ngô vào 200ml nuớc sôi, đun cách thủy 30 phút lấy nước hãm. Nếu làm nuớc sắc râu ngô thì lấy 10g râu ngô cho vào 300ml nước rồi đun sôi nhỏ lửa trong 30 phút. Nước hãm, nước sắc râu ngô dùng mỗi lần từ 20-60ml trước các bữa ăn 3-4 giờ.

Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Mỗi ngày dùng 40-50g râu ngô sắc lấy nước uống. Có thể phối hợp thêm với các vị thuốc khác: Mạch môn, thiên môn, cỏ ngọt, tri mẫu… hiệu quả sẽ tốt hơn.

Công thức thứ 2: Thịt lợn hầm râu ngô cần chuẩn bị thịt lợn nạc 100 - 200g, râu ngô tươi 100 - 200g (hoặc 50g khô). Hầm nhừ, thêm gia vị phù hợp, dùng cho người mắc đái tháo đường.

Bệnh huyết áp cao

Uống nước luộc bắp mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 200cc cho đến khi áp huyết trở lại bình thường và ổn định. Dùng 30g râu bắp với 300cc nước sắc cạn còn 100cc, uống 1 lần mỗi ngày.

Những ai không nên uống nước râu ngô?

Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú tạm thời không sử dụng loại thức uống này. Vì hiện nay không có đủ bằng chứng cho thấy trà râu ngô hoàn toàn an toàn cho phụ nữ mang thai hoặc em bé.

Nếu đang dùng thuốc theo toa để điều trị bệnh lợi tiểu và đái tháo đường thì thức uống này không thích hợp. Nếu từng có tiền sử các vấn đề về gan hoặc các vấn đề về thận nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Chỉ nên uống nước râu ngô để trị bệnh liên tục trong khoảng 10 ngày, sau đó hãy ngưng khoảng một tuần rồi mới tiếp tục, tránh trường hợp bị rối loạn điện giải.

Không nên uống râu ngô quá nhiều vào buổi tối vì đây là loại đồ uống lợi tiểu, có thể khiến bạn khó ngủ do phải đi tiểu nhiều về đêm.

Với trẻ nhỏ không nên sử dụng nước râu ngô mỗi ngày thay nước lọc. Lượng dùng khoảng 20gr râu ngô tươi trở lại, ở dạng râu ngô khô là 10gr. Trẻ nhỏ uống chỉ nên là 1-2 ly nhỏ khoảng 200-300ml mỗi ngày.

Tâm An
Bài viết cùng chủ đề: Bệnh tiểu đường

Tin cùng chuyên mục

Bàn giải pháp giải quyết thách thức trong quản lý sức khỏe hô hấp

Phó Thủ tướng yêu cầu dành mọi ưu tiên cứu chữa người bị thương vụ cháy quán cà phê tại Hà Nội

400 người dân tại Hưng Yên được khám, tư vấn bệnh hô hấp và sàng lọc ung thư phổi miễn phí

80 người tử vong vì bệnh dại, Bộ Y tế khuyến cáo khẩn

Bệnh nhân được trả góp viện phí tại Bệnh viện FV

Bộ Y tế thông tin mới nhất về bệnh lạ ở Congo khiến nhiều người tử vong

Châu Á chiếm đến 58% số ca tử vong do ung thư trên toàn cầu

Dược phẩm Thái Minh ra mắt nhận diện thương hiệu và bao bì sản phẩm mới

Bước tiến mới trong chăm sóc nhãn khoa tại Hải Phòng

Trí tuệ nhân tạo trở thành trợ thủ đắc lực trong khám chữa bệnh

Công bố khảo sát về tỷ lệ người hút thuốc lá ở các tỉnh, thành

Vụ hơn 300 người bị ngộ độc bánh mì ở Vũng Tàu: Chủ cơ sở bị phạt 125 triệu đồng

Việt Nam có khoảng 200.000 ca sốt xuất huyết mỗi năm

Bộ Công Thương triển khai tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2024

Nhiều năm liên tiếp, doanh nghiệp sữa Cô Gái Hà Lan nhận giải thưởng Top 100 doanh nghiệp bền vững Việt Nam

Thanh lọc cơ thể để tươi mát tận hưởng không khí cuối năm bất chấp công việc bộn bề

Vụ ngộ độc nghi do ăn bánh mì ở TP. Vũng Tàu: Mẫu thức ăn có vi khuẩn Salmonella, E.coli

Nóng trong người khi làm ngày và tăng ca đêm cuối năm: Làm gì để thanh lọc làm mát cơ thể?

Vụ hơn 300 người ngộ độc nghi do bánh mì ở Vũng Tàu: Một nạn nhân tử vong

Thừa Thiên Huế: kỷ lục về thời gian ca ghép tim xuyên Việt