Thứ hai 23/12/2024 07:16

Công đoàn Công Thương Việt Nam: Lan toả những mô hình vì người lao động, thi đua sáng tạo

Với nhiều cách làm hay, chương trình mới, sáng tạo, nhiệm kỳ 2018-2023 hoạt động của Công đoàn Công Thương Việt Nam đã để lại nhiều dấu ấn.

Sát cánh cùng người lao động

Mang trọng trách bảo vệ và chăm lo người lao động trên vai, thời gian qua, Công đoàn Công Thương Việt Nam đã tích cực tham gia với chuyên môn tăng cường kiểm tra, giám sát đối với người sử dụng lao động… Những hoạt động đó được thể hiện ở các nội dung, như: Tham gia xây dựng văn bản luật, chuyển đổi sắp xếp lại các doanh nghiệp.

Công đoàn ngành Công Thương tích cực triển khai Nghị quyết của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về nâng cao chất lượng bữa ăn ca cho người lao động

Nổi bật là sự tham gia, phối hợp của Ban Thường vụ với Bộ Công Thương, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chỉ đạo, phối hợp tổ chức Đại hội công nhân viên chức, hội nghị cán bộ công chức, hội nghị người lao động, thương lượng ký kết thỏa ước lao động tập thể; chỉ đạo xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa tại doanh nghiệp; tích cực triển khai Nghị quyết 7c của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về nâng cao chất lượng bữa ăn ca cho người lao động…

Hiện nay, phần lớn các đơn vị đảm bảo mức ăn ca trên 20.000đ/người. Điển hình trong hoạt động này có thể kể đến như một số công đoàn ngành Thép, công đoàn hóa chất…

Ông Đỗ Đình Trường - Phó Chủ tịch Công đoàn Tổng công ty Thép Việt Nam – cho biết: “Chăm lo đến đời sống vật chất, điều kiện làm việc, bữa ăn ca của người lao động đảm bảo dinh dưỡng, an toàn thực phẩm là chủ trương lớn của tổ chức công đoàn nói chung và Công đoàn Tổng công ty Thép Việt Nam nói riêng. Để bảo đảm dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm cho bữa ăn của người lao động, Công đoàn Tổng công ty đã phát động và đưa vào thực hiện mô hình ăn ca tự chọ. Hiện, Tổng công ty Thép Việt Nam có 23 nhà ăn ca tự chọn trong hệ thống và phục vụ trên 5.000 người lao động. Thời gian tới, Công đoàn Tổng công ty tiếp tục chỉ đạo các công đoàn cơ sở phối hợp triển khai và nhân rộng mô hình này''.

Báo cáo của Công đoàn Công Thương Việt Nam cũng cho thấy, đến nay, công đoàn ngành đã cập nhật 406 bản Thỏa ước lao động tập thể, gồm 203 thỏa ước của doanh nghiệp nhà nước, 173 doanh nghiệp ngoài nhà nước và 30 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào thư viện Thỏa ước lao động tập thể.

Có 86,27% doanh nghiệp đã tổ chức đối thoại tại nơi làm việc với người lao động; 87,94% đơn vị có quy chế dân chủ. Các công đoàn cơ sở của khối doanh nghiệp tích cực xây dựng quy chế đối thoại, thành lập tổ, ban đối thoại và tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc đạt trên 70%, trong đó các cuộc đối thoại từ phân xưởng, nhà máy, xí nghiệp, chi nhánh đạt khoảng 75%, có gần 10% là đối thoại đột xuất. Hầu hết các đơn vị áp dụng hình thức đối thoại gián tiếp (chủ yếu là từ người lao động gửi đến người sử dụng lao động)...

Đáng nói, nhiệm kỳ 2018 – 2023, các hoạt động công đoàn triển khai trong bối cảnh gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều thách thức mới từ biến động chính trị… Tuy nhiên, các phong trào công nhân, viên chức, lao động và hoạt động của các cấp Công đoàn Công Thương Việt Nam luôn nhận được sự chỉ đạo sát sao, kịp thời và hiệu quả của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Ban cán sự đảng Bộ Công Thương, sự phối hợp chặt chẽ, tích cực của lãnh đạo Bộ, các địa phương, đơn vị trong và ngoài ngành. Nhờ đó đã vượt qua thách thức.

Cùng với đời sống vật chất, đời sống tinh thần của người lao động cũng được các cấp công đoàn chú trọng

Thu nhập của người lao động tương đối ổn định, bình quân hiện nay khoảng 8,9 triệu đồng/người/tháng, tăng 8,5% so với đầu nhiệm kỳ, cao nhất là lương bình quân tháng của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (10,5 triệu đồng/người).

Lan tỏa các phong trào thi đua

Cùng với công tác chăm lo cho người lao động, các cấp công đoàn ngành còn đẩy mạnh phong trào thi đua nhằm phát huy sức sáng tạo của người lao động, góp phần nâng cao năng suất cho doanh nghiệp.

Để tạo không khí phấn khởi, đoàn kết, thi đua lao động sản xuất, hàng năm, Công đoàn Công Thương đã tổ chức Hội nghị Lao động giỏi lao động sáng tạo. Nhiệm kỳ 2018 - 2023 đã tôn vinh trên 1.000 công nhân lao động trực tiếp có nhiều sáng kiến trong lao động sáng tạo được Tổng Liên đoàn tặng Bằng khen và Tổng Giám đốc thưởng sáng kiến hàng năm. Công đoàn Công Thương Việt Nam đã tôn vinh gần 800 công nhân lao động có thành tích trong trào “Lao động giỏi, Lao đọng sáng tạo”.

Riêng trong Phong trào “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, các đơn vị trong toàn ngành đã có hơn 150.000 sáng kiến cải tiến kỹ thuật, làm lợi trên 9.000 tỷ đồng, số tiền thưởng cho các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật là trên 90 tỷ đồng.

Trong giai đoạn vừa qua, ngành Công Thương đã đứng vị trí thứ Ba toàn quốc trong phong trào thi đua hưởng ứng Chương trình “01 triệu sáng kiến – nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19” với gần 192.000 sáng kiến, nhiều sáng kiến có giá trị làm lợi hàng chục tỷ đồng. Một trong những điển hình của phong trào này phải kể đến như Công đoàn Toyota Việt Nam, Công đoàn VEAM...

Chia sẻ với Báo Công Thương, ông Trần Hoài Nam – Chủ tịch Công đoàn Toyota Việt Nam – cho biết: Hiện nay, trung bình mỗi tháng người lao động Toyota đề xuất từ 3.000 – 4.000 ý tưởng cải tiến. Trong đó, nhiều sáng kiến đã được áp dụng vào thực tế và tạo ra hiệu quả lớn đối với công ty.

Kết quả phong trào thi đua từ năm 2018 – 2023, nhiều tập thể và cá nhân ngành Công Thương đã được các cấp ghi nhận và biểu dương khen thưởng như: Được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng nhất, nhì cho 3 tập thể, Thủ tướng Chính phủ tặng 20 Bằng khen cho các tập thể và cá nhân. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng 95 cờ thi đua xuất sắc và 445 Bằng khen của cho các tập thể và cá nhân.

Các cấp công đoàn còn chú trọng nâng cao hiệu quả công tác an toàn vệ sinh lao động; cải thiện điều kiện lao động

Bên cạnh đó, các cấp công đoàn còn chú trọng nâng cao hiệu quả công tác an toàn vệ sinh lao động; cải thiện điều kiện lao động; phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho đoàn viên, công nhân viên chức lao động, thông qua các hoạt động cụ thể cũng như chuỗi hoạt động hưởng ứng Tháng An toàn vệ sinh lao động – Phòng chống cháy nổ, hay Tháng công nhân… với nhiều hoạt động thiết thực.

Với nhiều cách làm hay, chương trình mới, nhiệm kỳ 2018-2023 hoạt động của công đoàn ngành Công Thương để lại nhiều dấu ấn, đời sống tinh thần của công nhân viên chức lao động toàn ngành từng bước được nâng cao, thông qua việc sử dụng có hiệu quả các thiết chế văn hóa và xây dựng văn hóa đặc trưng của từng nhóm cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

Thanh Tâm
Bài viết cùng chủ đề: Công đoàn

Tin cùng chuyên mục

Công đoàn Khối doanh nghiệp Thương mại Trung ương tại TP. Hồ Chí Minh tặng quà nhân ngày 22/12

Bộ Y tế thông tin về loại sữa nhiễm chất tẩy rửa ở Hàn Quốc

Nhân sự địa phương: Ban Bí thư chỉ định hai Giám đốc Công an tỉnh giữ chức vụ Đảng

Hải quân Việt Nam và Campuchia tuần tra chung lần thứ 77

Hơn 260.000 lượt khách tham quan Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Áp thấp nhiệt đới hướng về quần đảo Trường Sa, miền Trung mưa lớn

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Hàng chục nghìn người dân nhận thẻ đi tuyến số 1 metro VikkiGO miễn phí

Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên chính thức vận hành thương mại

Trung đoàn 451: Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân

Tìm ra quán quân Cuộc thi Innovation and Development 2024 - The Future of Food

Dự báo thời tiết biển hôm nay 22/12/2024: Quần đảo Hoàng Sa biển động mạnh

Dự báo thời tiết hôm nay 22/12/2024: Bắc Bộ trưa chiều trời nắng, Trung Bộ có mưa

Nhiều địa phương tích cực triển khai Kế hoạch hành động CBRN

Bộ Nội vụ: Hơn 4.700 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật trong năm 2024

Tinh gọn bộ máy là cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức tìm kiếm việc làm phù hợp năng lực

Chợ truyền thống Hà Nội: Nơi tấp nập - chốn vắng khách

Bộ Nội vụ thực hiện 4/6 nhiệm vụ về cải cách chính sách tiền lương năm 2024

Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Cải tiến quá trình sản xuất - yếu tố ''sống còn'' với cộng đồng doanh nghiệp