Thứ hai 25/11/2024 17:12

Công cụ đánh giá rủi ro giúp ngành dệt may đưa ra giải pháp phát triển bền vững

Để cải thiện hiệu quả quản lý và sử dụng nước của ngành dệt may, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) cùng với Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) đã tiến hành một nghiên cứu nhằm đánh giá các rủi ro về nước có khả năng ảnh hưởng đến ngành dệt may trong thời gian tới.  

Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên Bộ công cụ đánh giá rủi ro về nước tại khu vực sông Mekong và Báo cáo đánh giá rủi ro và giải pháp về nước cho ngành dệt may Việt Nam.

Bộ công cụ đánh giá chuyên sâu rủi ro nước giúp các công ty và nhà đầu tư đánh giá rủi ro về nước trong hoạt động, chuỗi sản xuất và hoạt động đầu tư của mình

Kết quả nghiên cứu chỉ ra, đầu tư của ngành dệt may cho quá trình xử lý nước thải cần phải tăng lên nhiều hơn nữa so với mức đầu tư hiện tại; Các nhà máy, khu công nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia về xả thải nước do nhiều nguyên nhân khác nhau như không đủ nguồn tài chính đầu tư cho các thiết bị công nghệ xử lý nước thải.

Đại diện WWF cho biết, với thực trạng kể trên, ngành dệt may có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu nguồn cung cấp nước mặt vào mùa khô, hoặc các đợt hạn hán; Chất lượng nước ngầm kém có thể làm gián đoạn hoạt động sản xuất của các nhà máy dệt may hoặc buộc họ phải chuyển sang sử dụng các nguồn nước khác; Các quy định có thể sẽ khắt khe hơn đối với hoạt động sản xuất của nhà máy dệt do tác động tiêu cực đến nguồn nước chung và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân địa phương.

Ngoài ra, các chính sách và quy định quản lý tài nguyên nước và nước thải hiện tại khá phức tạp cùng với việc thực thi còn hạn chế. Điều này sẽ tạo ra rào cản cho các doanh nghiệp khi đầu tư vào công nghệ và phương pháp sản xuất sạch hơn, từ đó có thể dẫn tới việc ngành khó tuân thủ quy định về môi trường.

Theo VITAS, tính đến thời điểm hiện tại, có một số doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư vào sản phẩm sợi, dệt hoàn tất; thiết kế robot cho sản phẩm đồ jean… Tuy nhiên, để có thể phát triển bền vững và đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng thế giới cũng như các tiêu chuẩn ngày càng khắt khe mà những Hiệp định thương mại thế hệ mới đưa ra thì các doanh nghiệp trong ngành cần phải đầu tư nhiều hơn nữa cho quá trình xử lý nước thải, bảo vệ môi trường.

Dựa trên kết quả đánh giá, WWF đã đưa ra 12 khuyến nghị nhằm giảm nhẹ rủi ro để các bên liên quan trong ngành dệt may Việt Nam cùng thực hiện.

Những khuyến nghị này bao gồm các hành động có thể thực hiện ngay như: thực hành tiết kiệm nước và quản lý hiệu quả tại nhà máy và khu công nghiệp; áp dụng các phương pháp tối ưu trong quản lý hóa chất và nước thải; xây dựng năng lực về thực hành tiết kiệm nước cho các bên liên quan trong ngành dệt may; thiết lập quan hệ đối tác trong việc quản lý nước nhằm điều phối sự hợp tác của ngành với các ngành có sử dụng nguồn nước khác; xây dựng chương trình sử dụng nước thông minh cho ngành và quốc gia; thành lập “Hợp tác Đối tác Quản lý sông Lan Thương-Mekong” để tham gia cùng Hợp tác sáu nước của lưu vực sông Mekong-Lan Thương quản lý các các rủi ro và cơ hội liên quan đến sông.

Được biết, Bộ công cụ đánh giá chuyên sâu rủi ro nước, phiên bản mới nhất ra mắt ngày 28/11/2018, được xây dựng bởi WWF với sự hỗ trợ của Tổ chức Đầu tư Phát triển Đức (DEG). Đây là một bộ công cụ trực tuyến giúp các công ty và nhà đầu tư đánh giá rủi ro về nước trong hoạt động, chuỗi sản xuất và hoạt động đầu tư của mình. Bộ công cụ được công nhận trên toàn cầu này có thể đánh giá cả rủi ro nguồn nước tại lưu vực và các hoạt động liên quan tới sử dụng nước, đồng thời đưa ra các giải pháp phù hợp.

Minh Long
Bài viết cùng chủ đề: Dệt may

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp da giày chịu nhiều sức ép trong 'xanh hóa' sản xuất

Hàn Quốc đầu tư 6 tỷ USD vào ngành dệt may Việt Nam

Hội thảo ngành dệt may Việt Nam năm 2045: Nơi tăng trưởng xanh gặp năng suất

Doanh nghiệp dệt may bắt nhịp chuyển đổi số

Bộ Công Thương tiếp tục lấy ý kiến đóng góp cho Chiến lược phát triển ngành sữa

Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Dồi dào đơn hàng, doanh nghiệp dệt may lại lo thiếu lao động

Cách nào phát triển thời trang Việt?

Sản xuất công nghiệp của Nam Định “chạy nước rút”

Bộ Công Thương dự kiến cắt giảm, đơn giản hoá nhiều thủ tục hành chính lĩnh vực công nghiệp nhẹ

Chính phủ giao Bộ Công Thương tăng cường đối thoại để triển khai Cơ chế CBAM

Giải pháp căn cơ cho ngành Công Thương 'chắc chân' trước biến động thị trường

Ngày 27/9, sẽ diễn ra Ngày hội Cotton Day Việt Nam 2024

Xung đột tại Bangladesh có làm chuyển hướng chuỗi cung ứng dệt may?

Phát triển thị trường ngách cho ngành dệt may: Cuộc chơi của các “ông lớn”

Ngành dệt may: Nâng cao năng suất, hóa giải sức ép chi phí nhân công

Dệt may Việt Nam có bao nhiêu thị trường xuất khẩu tỷ USD?

Doanh nghiệp dệt may lo đơn hàng, đơn giá quý IV/2024

Ứng phó với quy định mới tại EU: Doanh nghiệp dệt may lưu ý gì?

Doanh nghiệp dệt may kiến nghị “mềm hóa” quy tắc xuất xứ trong CPTPP