“Con đường sáng” Brexit sau thắng lợi lịch sử của Thủ tướng Anh Boris Johnson
Sau gần bốn năm kịch tính về Brexit, ông Johnson đã có được sự bảo đảm của đa số trong nghị viện để giành được sự chấp thuận cho thỏa thuận Brexit mới với EU, cho phép Vương quốc Anh rời khỏi khối vào ngày 31/01/2020.
Bước đi đó sẽ giải quyết sự ra đi của Anh, nhưng sẽ không giải quyết hết những bất ổn xung quanh Brexit. Một khi Anh rời khỏi EU, các cuộc đàm phán sẽ bắt đầu với một câu hỏi phức tạp và gây chia rẽ, đó là: Mối quan hệ tương lai của Vương quốc Anh với khối thương mại EU sẽ là gì?
Cuộc tranh luận này sẽ lặp lại những vấn đề chính trị trong ba năm qua về Brexit và có khả năng đánh dấu một sự chia rẽ lâu dài trong nền chính trị Anh. Quốc gia này có nên chấp nhận các quy định của EU về các vấn đề như quy định về lao động, sản phẩm và môi trường không? Hay Anh nên đi chệch khỏi EU trong nỗ lực trở thành một cường quốc kinh tế tập trung toàn cầu với các tiêu chuẩn ít chính xác hơn như một số nhà vận động ủng hộ Brexit muốn và nhiều cử tri chống Brexit lo ngại? Bộ máy của nhà nước Anh sẽ gặp khó khăn trong nhiều năm bởi hậu quả của quyết định Brexit, vì hướng các mối quan hệ kinh tế và an ninh của quốc gia với khối EU mà lẽ ra không thể từ bỏ để giờ đây tự mình tìm kiếm vai trò trong phần còn lại của thế giới.
Tới ngày 31/01/2020, các cánh cửa ở Brussels cuối cùng sẽ đóng lại với các nhà ngoại giao và quan chức Anh. Các nhà lập pháp Anh sẽ rời Quốc hội châu Âu. Sau nhiều năm trước khi quyết định được đưa ra, Vương quốc Anh sẽ ở bên ngoài khối liên minh và tìm cách gây ảnh hưởng đến EU. Các tổ chức của EU có thể bị ảnh hưởng từ bên ngoài, nhưng nước Anh sẽ bị thu hẹp vô cùng. Nhưng những cánh cửa khác có thể mở ra. Được giải phóng khỏi những ràng buộc của tư cách thành viên EU, Vương quốc Anh sẽ có thể bắt đầu đàm phán các thỏa thuận thương mại và có nhiều thời gian hơn để thiết lập quy định kinh tế của riêng mình. Nhưng những quyền tự do đó sẽ được định hình bởi bản chất của mối quan hệ tương lai giữa Anh với EU.
Làm thế nào giải quyết được sự phân nhánh trong đời sống xã hội, chính trị và kinh tế của Anh. Các quan chức châu Âu cho biết đã sẵn sàng bắt đầu các cuộc đàm phán về mối quan hệ đó vào ngày sau khi Anh rời khỏi EU. Cả hai bên đã đồng ý tìm kiếm một hiệp định “không thuế quan, không hạn ngạch” dựa trên việc Anh tuân thủ nhiều tiêu chuẩn lao động, môi trường và các tiêu chuẩn khác của EU.
Đối với Vương quốc Anh, sẽ có một sự đánh đổi bằng sự chia rẽ đối với thỏa thuận Brexit. Nếu Anh muốn có một mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với khối EU để không phá vỡ các mô hình thương mại hiện tại, nước này sẽ phải chấp nhận nhiều quy tắc và quy định của EU mà Anh sẽ không còn tiếng nói. Nếu Anh muốn có một mối quan hệ xa hơn, thì sẽ phá vỡ thương mại xuyên biên giới hiện tại nhưng sẽ có những lựa chọn riêng về cách điều tiết nền kinh tế.
Một ví dụ: một hiệp định thương mại tự do (FTA) có thể có của Anh với Mỹ. Bất kỳ thỏa thuận rộng rãi nào với Mỹ sẽ phải bao gồm quyền tiếp cận lớn hơn đáng kể cho các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ vào thị trường Anh. Nhưng nhiều sản phẩm nông nghiệp của Mỹ không đáp ứng các tiêu chuẩn của EU. Nếu tiến vào thị trường Anh, EU sẽ yêu cầu tăng cường kiểm tra biên giới đối với hàng xuất khẩu của Anh để đảm bảo hàng hóa của Mỹ không vào thị trường EU, do đó làm tăng xung đột thương mại. Mặt khác, nếu Mỹ tuân thủ các tiêu chuẩn của EU để giảm bớt dòng chảy thương mại với đối tác thương mại lớn nhất hiện tại, thì sẽ không thể nhập khẩu nhiều sản phẩm nông nghiệp của Mỹ.
Một câu hỏi đặt ra là đất nước sẽ duy trì được bao lâu trong giai đoạn chuyển đổi sau Brexit khi quan hệ kinh tế và an ninh về cơ bản vẫn không thay đổi và Anh vẫn gắn liền với các quy tắc và tiêu chuẩn của EU. Trong chiến dịch bầu cử, ông Johnson đứng về phía các nhà lập pháp chống EU, những người muốn Anh thoát khỏi quá trình chuyển đổi vào cuối năm tới, để cho Anh tự do hơn đối với các quy tắc riêng và khả năng tham gia các thỏa thuận thương mại khác. Đối thủ của họ lập luận rằng, không đủ thời gian để thiết lập mối quan hệ kinh tế và an ninh mới với khối và được phê chuẩn vào cuối năm tới, một quan điểm được chia sẻ bởi nhiều quan chức châu Âu. Họ muốn Vương quốc Anh kéo dài quá trình chuyển đổi đến giới hạn đã thỏa thuận vào cuối năm 2022. Việc Anh rời đi mà không có thỏa thuận sẽ có nghĩa là thuế quan và các trở ngại khác đối với thương mại của Vương quốc Anh, khả năng tạo ra sự bất ổn cho các doanh nghiệp.
Sự lựa chọn của Vương quốc Anh đối với mối quan hệ tương lai của nước này rất quan trọng đối với khối liên minh. Thủ tướng Đức Angela Merkel đã thừa nhận quyền tự do tách khỏi các quy tắc của EU có nghĩa là, theo thời gian, Vương quốc Anh gia nhập hàng ngũ của các đối thủ kinh tế của EU như Trung Quốc và Mỹ.
Vào ngày sau khi ông Johnson ký thỏa thuận Brexit với EU hồi tháng 10, bà Merkel nói rằng Vương quốc Anh sẽ đặt ra một thách thức đặc biệt trong các lĩnh vực như nghiên cứu và số hóa, trong đó tham vọng của châu Âu đôi khi gặp khó khăn khi phải đồng ý với các quy tắc chung về các vấn đề như quyền bảo mật dữ liệu và thuế. Trong chính sách đối ngoại và an ninh cũng vậy, Anh phải đối mặt với sự đánh đổi khó khăn, mặc dù khả năng thay đổi mạnh mẽ trong mối quan hệ với châu Âu là hạn chế hơn. Anh và hầu hết các nước EU vẫn là thành viên trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Anh và Pháp hợp tác chặt chẽ trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Vương quốc Anh có quan hệ quốc phòng mạnh mẽ với Pháp, Đức, Italia và Ba Lan.