Thứ sáu 08/11/2024 18:25
Lập lại trật tự trong quản lý cụm công nghiệp

Coi trọng nguyên tắc một đầu mối

Tình trạng phát triển “nóng” và thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng - kỹ thuật, sản xuất - kinh doanh trong cụm công nghiệp (CCN) còn khó khăn - được nhận định do nguyên tắc một đầu mối trong quản lý chưa được quy định và thực hiện sát sao.
Cần phân định cụ thể trách nhiệm cơ quan đầu mối quản lý CCN ở địa phương

Cả nước có trên 600 CCN hình thành trước khi Quy chế quản lý CCN được ban hành theo Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Việc quy hoạch, thành lập, đầu tư xây dựng của các CCN này không theo quy trình chặt chẽ, hầu hết không có quyết định thành lập và hồ sơ pháp lý theo dõi.

Tại nhiều địa phương, CCN phát triển một cách tự phát, gần như các huyện đều có chủ trương hoặc đã hình thành CCN. Thực tế này khiến nhiều tỉnh, thành phố phải điều chỉnh lại quy hoạch. Thanh Hóa là một ví dụ, trước thời điểm Quyết định 105 được ban hành, đã quy hoạch tới 100 CCN, hầu hết có quy mô nhỏ lẻ. Sau 2 lần thực hiện rà soát, tỉnh phải chuyển đổi, đưa ra khỏi quy hoạch 47 cụm.

Bắc Giang có 29 CCN hình thành trước khi có Quy chế quản lý CCN. Các CCN này có diện tích nhỏ hơn 75ha, khó thu hút doanh nghiệp đầu tư thứ cấp. Nhằm gỡ khó, tỉnh đã điều chỉnh, đưa ra ngoài quy hoạch phát triển 9 CCN với tổng diện tích 227ha; điều chỉnh thu hẹp diện tích 6 CCN với tổng diện tích 79,92ha.

Việc phát triển “nóng” của CCN có một phần nguyên nhân từ cơ chế, chính sách chưa cụ thể, văn bản quy phạm pháp luật được ban hành không thống nhất. Đơn cử, những CCN không có chủ đầu tư hạ tầng thì thành lập trung tâm phát triển CCN. Tuy nhiên, việc thành lập trung tâm lại không có hướng dẫn, trong khi kinh phí của địa phương hạn chế, khó bố trí nhân lực. Tại một số CCN, UBND huyện vừa làm chủ đầu tư cơ sở hạ tầng vừa thực hiện chức năng quản lý nhà nước và kinh doanh là không phù hợp.

Cùng đó, theo Quy chế quản lý CCN, Sở Công Thương là cơ quan đầu mối tham mưu giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước đối với CCN, UBND cấp huyện có trách nhiệm quản lý nhà nước đối với CCN trên địa bàn. Tuy nhiên, quy chế không phân định rõ trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức nhằm tạo thuận lợi giải quyết các thủ tục hành chính đầu tư, xây dựng hạ tầng kỹ thuật, sản xuất - kinh doanh trong CCN. Trong khi đó, để triển khai dự án đầu tư, các doanh nghiệp phải thực hiện nhiều thủ tục hành chính, liên hệ với nhiều cơ quan nhà nước khác nhau.

Mặt khác, đối tượng đầu tư sản xuất kinh doanh trong CCN hầu hết là doanh nghiệp nhỏ và vừa, cơ sở sản xuất nho, năng lực tài chính, trình độ quản lý yếu nên việc giải quyết các thủ tục hành chính tại các sở, ngành cấp tỉnh gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, trong các cuộc hội thảo, lấy ý kiến đối với dự thảo Nghị định về quản lý CCN do Bộ Công Thương tổ chức, nhiều địa phương, doanh nghiệp đã kiến nghị giao UBND cấp huyện làm đầu mối tiếp nhận, giải quyết hoặc trình cơ quan có thẩm quyền giải quyết các thủ tục triển khai dự án đầu tư vào trong CCN.

Theo ghi nhận chung, việc quản lý đầu tư xây dựng hạ tầng - kỹ thuật và sản xuất - kinh doanh trong CCN ở địa phương theo nguyên tắc một đầu mối là hợp lý. Sở Công Thương là đầu mối tiếp nhận, thẩm định, đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết các thủ tục hành chính triển khai dự án đầu tư xây dựng hạ tầng - kỹ thuật CCN. UBND cấp huyện là đầu mối tiếp nhận, giải quyết hoặc trình cơ quan có thẩm quyền giải quyết các thủ tục hành chính triển khai dự án đầu tư vào trong CCN, như vậy mới phân định cụ thể trách nhiệm cơ quan đầu mối quản lý CCN ở địa phương, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi, tiết kiệm kinh phí, thời gian cho doanh nghiệp trong triển khai dự án đầu tư.

Nghị định về quản lý CCN đã được Bộ Công Thương trình Chính phủ phê duyệt, trong đó quy định cụ thể về việc quy hoạch, thành lập và mở rộng CCN. Văn bản này được kỳ vọng sẽ lập lại trật tự trong công tác quản lý CCN đang còn nhiều bất cập.
Hải Linh
Bài viết cùng chủ đề: Cụm công nghiệp

Tin cùng chuyên mục

Sắp diễn ra Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất, tiêu dùng bền vững làng nghề Hà Nội

Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Đà Nẵng: Hỗ trợ hơn 2,26 tỷ đồng cho doanh nghiệp đổi mới máy móc, sản xuất sạch hơn

Lai Châu: Thu hút đầu tư lĩnh vực công nghiệp để phát huy tiềm năng, lợi thế

Sắp diễn ra Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Bến Tre: Hỗ trợ tích cực các cơ sở sản xuất sản phẩm từ quả dừa

Khai mạc Hội chợ Công Thương khu vực phía Bắc – Hòa Bình 2024

Đề xuất gỡ vướng cho nội dung khuyến công hỗ trợ đầu tư máy móc thiết bị

Kiên Giang: Khuyến công quốc gia hỗ trợ phát triển nghề chế biến nước mắm

Phú Yên: Khuyến công địa phương hỗ trợ phát triển sản phẩm thế mạnh

Khuyến công Bình Dương hỗ trợ lớn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Hà Nội: Kết nối cung cầu nguyên liệu đầu vào ngành thủ công mỹ nghệ

Tìm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác khuyến công khu vực phía Nam

Vinh danh 90 tác phẩm đạt giải Cuộc thi Thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2024

Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam lần thứ XIV, năm 2024

Trà Vinh: 9 tháng nghiệm thu 6 đề án khuyến công

Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn tại Tuyên Quang chuyển đổi số

189 sản phẩm, bộ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Nam năm 2024

Sắp diễn ra Hội chợ quốc tế Quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội 2024

Quảng Bình có 11 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực