Chủ nhật 22/12/2024 17:21
Áp điều kiện với sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu ôtô

Cơ hội cho ngành công nghiệp ôtô trong nước

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 của Luật Đầu tư vừa được Quốc hội thông qua, chính thức đưa ngành nghề sản xuất - lắp ráp - nhập khẩu (SX-LR-NK) ôtô vào danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh (ĐTKD) có điều kiện với kỳ vọng góp phần hài hòa lợi ích giữa nhà nước, người tiêu dùng và nhà sản xuất…
Đưa nhập khẩu ôtô vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện giúp bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh, việc bổ sung ngành nghề SX-LR-NK ôtô vào danh mục ngành nghề ĐTKD có điều kiện là phù hợp với Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ôtô đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1168/QĐ-TTg ngày 16/7/2014; đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và an toàn, tính mạng, sức khỏe của cộng đồng.

Ông Vũ Hồng Thanh cho biết thêm, Ủy ban thường vụ Quốc hội nhận thấy, ôtô là sản phẩm có khả năng gây mất an toàn cao, vì vậy, dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng cũng cần phải tuân thủ các điều kiện nghiêm ngặt để đáp ứng yêu cầu của nhà sản xuất, bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng; bảo đảm an toàn giao thông, hạn chế tác động có hại từ các cơ sở cung cấp dịch vụ tới môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Trước đó, cho ý kiến vào dự thảo luật này, đa số đại biểu Quốc hội bày tỏ tán thành việc “đặt điều kiện” cho ngành nghề kinh SX-LR-NK ôtô với lập luận, quy định này nhằm đảm bảo an toàn và chính sách hậu mãi cho người tiêu dùng, đồng thời bảo hộ phù hợp đối với sản xuất trong nước, bởi quy định không phải cấm mà chỉ đặt ra điều kiện. Ôtô là sản phẩm đòi hỏi rất cao về chất lượng và ảnh hưởng đến tính mạng không chỉ của chủ phương tiện, gia đình người thân của họ mà còn liên quan đến nhiều người tham gia giao thông. Hơn nữa, việc tổ chức, lắp ráp xe ôtô cần có dây chuyền hiện đại, đội ngũ kỹ sư trình độ cao, đòi hỏi quy mô, công nghệ tiêu chuẩn chứ không phải cá nhân nào cũng làm được.

Ngoài ra, việc nhập khẩu ôtô không phải có người, có tiền là thực hiện được, mà cần quy trình nghiêm ngặt để bảo đảm an toàn sức khỏe, tính mạng cho người sử dụng và cộng đồng. Đi kèm là hệ thống bảo trì, bảo dưỡng, bảo hành, thậm chí triệu hồi khắc phục sửa chữa lỗi nếu có theo đúng yêu cầu kỹ thuật chính hãng. Điều này, nếu không được xem xét thấu đáo, chắc chắn hệ lụy rất khôn lường.

Liên quan đến vấn đề trên, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, việc đưa ngành, nghề SX-LR-NK ôtô là ngành, nghề ĐTKD có điều kiện là cơ hội cho chiến lược phát triển nền công nghiệp ôtô trong nước. Nếu không sản xuất được trong nước, sẽ phải dựa vào nhập khẩu; trước mắt, gây ảnh hưởng đến khoảng trên 100.000 việc làm và khoảng 2% GDP.

Việc bổ sung hoạt động SX-LR-NK ôtô vào danh mục ngành nghề ĐTKD có điều kiện sẽ buộc DN muốn đầu tư phải tuân thủ các quy định của pháp luật, đáp ứng các điều kiện về SX-LR-NK.
Hoàng Duân

Tin cùng chuyên mục

‘Ông lớn’ tên lửa Roketsan của Thổ Nhĩ Kỳ nói gì về Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024?

Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024: Mục sở thị dàn UAV ‘Made in Vietnam’

Phân tích tầm nhìn của Viettel về ‘người lính tương lai’, tích hợp cả AI trong chiến đấu

Triển lãm Quốc phòng 2024: 'Lá chắn rồng' chống UAV của OSB Hightech có gì đặc biệt?

Chuyên gia quốc tế nói gì về tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Trường Sơn của Việt Nam?

Hải Dương: Sản xuất công nghiệp tăng 14,8% năm 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh loạt xe đặc chủng của Bộ Công an

Chuyên gia vũ khí quốc tế nói gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Chính sách công nghiệp cần ưu tiên phát triển ngành kinh tế trọng điểm

Hết quặng Apatit vào năm 2040, Vinachem lo thiếu hụt nguyên liệu sản xuất phân bón

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam: Tự hào với dàn UAV, tàu quân sự, vũ khí made in Việt Nam

Vinachem thực hiện Quy hoạch khoáng sản quốc gia đảm bảo sản xuất xanh, bền vững

Sản phẩm thông tin quân sự của Việt Nam sẵn sàng kinh doanh tại Malaysia

Dễ phát tán nhưng khó kiểm soát: Hiểm họa từ tác nhân CBRN đang gia tăng

Viettel đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh TP-150 - máy bay Việt chất lượng quốc tế

Mỹ đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Cục Công nghiệp và Toyota hợp tác thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương: Hiện thực hóa các mục tiêu tại Kế hoạch hành động CBRN

Nỗ lực hoàn thành mục tiêu nội địa hóa của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam