Cổ đông Nhà nước và những nỗi niềm

Hiện nay, phần vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp sau cổ phần hóa do rất nhiều chủ thể quản lý.
Cổ đông Nhà nước và những nỗi niềm
Đại hội đồng cổ đông của Traphaco

Trong khi, phần nhiều số vốn này được các cơ quan bộ ngành, địa phương quản lý, chỉ có số ít còn lại, khoảng 3-5% tổng số vốn của Nhà nước tại các doanh nghiệp, là do Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) quản lý.

Chính vì vậy, những vấn đề của cổ đông Nhà nước hiện không chỉ của riêng SCIC, mà còn của rất nhiều cơ quan khác.

Không phân biệt

Từ năm 2015, Luật Doanh nghiệp với sự thay đổi cơ bản về vai trò của cổ đông đã giúp phân định rõ ràng hơn định nghĩa về cổ đông Nhà nước và vai trò của cổ đông đặc biệt này trong công ty cổ phần.

Về mặt pháp lý, cổ đông Nhà nước không có sự phân biệt với các cổ đông khác, nhất là tại doanh nghiệp đang thực hiện quản trị công ty tiên tiến thì việc thúc đẩy sự bình đẳng giữa các các cổ đông càng phải nhanh hơn và đặc biệt là bảo vệ các cổ đông nhỏ lẻ.

Theo thống kê mới nhất, hiện số lượng doanh nghiệp mà SCIC đang nắm giữ gần 200 doanh nghiệp. Trong số đó, có những doanh nghiệp mà SCIC nắm giữ cổ phần chi phối, nhưng cũng có những doanh nghiệp mà tỷ lệ nắm giữ cổ phần của SCIC thấp, dưới 30%.

Để tiếp tục quản trị sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm nâng cao giá trị doanh nghiệp, đảm bảo quyền lợi của Nhà nước, hiện tại, tổ chức này đang tiếp tục rà soát xem xét tổng thể.

Chủ tịch SCIC Nguyễn Đức Chi cũng khẳng định rằng, bất kỳ trường hợp nào mà SCIC còn vốn ở đó thì vẫn phải đảm bảo quyền lợi cổ đông Nhà nước, đồng hành cùng doanh nghiệp để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả nhất, tuân thủ các quy định của pháp luật. Tôn chỉ mục đích hành động của SCIC không vượt qua các mục tiêu, tiêu chí mà SCIC đã đề ra.

“SCIC áp dụng nguyên tắc thị trường tối đa chứ không hành chính”, Chủ tịch SCIC nêu quan điểm.

Là cổ đông, không phải quản lý Nhà nước

Traphaco là doanh nghiệp cổ phần hóa sớm nhất của ngành dược với vốn chủ sở hữu ban đầu 9,9 tỷ đồng. Đến năm 2006, vốn Nhà nước đã được chuyển về SCIC quản lý. Đến nay, Traphaco đã đứng vị trí số một trong ngành đông dược với giá trị vốn hóa trên sàn chứng khoán ở mức hơn 4.000 tỷ đồng, tăng đến 400 lần trong 16 năm, trong đó không thể không nhắc đến sự đóng góp của cổ đông Nhà nước.

“Phải nói rằng SCIC có nhiều đổi mới, do vai trò, nhiệm vụ được Nhà nước giao rõ ràng, cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, cách nhìn của Nhà nước với vai trò đại diện vốn tại các công ty, tôi nghĩ rằng sẽ có nhiều cái mở ra cho sự đóng góp của Nhà nước tại doanh nghiệp”, bà Vũ Thị Thuận, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Traphaco đánh giá.

Với một cơ cấu cổ đông khá đa dạng: cổ đông Nhà nước (SCIC- nắm 35,67%), cổ đông nước ngoài (quỹ Mekong Capital nắm 24,99%, quỹ Việt Nam Holdings năm 10,43%) và các cổ đông nhỏ lẻ, mối quan hệ tương tác giữa cổ đông Nhà nước với các cổ đông khác tại Traphaco rất được chú ý.

“Cổ đông Nhà nước cũng giống như các cổ đông tổ chức muốn quyền lợi của mình phát triển. SCIC cũng đặt ra nhiệm vụ là không chỉ phát triển vốn Nhà nước tại doanh nghiệp mà còn định hướng đầu tư nữa. Chính vì vậy, trong 5 năm qua, qua hoạt động M&A của Traphaco, chúng tôi đã có 6 công ty con”, bà Thuận cho biết.

Cũng như Traphaco, hơn 10 năm qua, SCIC nhận tiếp quản phần vốn của Nhà nước tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Sa Giang (SGC) và tiến hành từng bước cơ cấu tổ chức quản lý công ty, trên cơ sở thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cổ đông theo quy định.

Các hoạt động tư vấn, hỗ trợ hoàn thiện hệ thống thể chế nội bộ nhằm góp phần đổi mới và nâng cao năng lực và hiệu quả công tác quản trị, điều hành doanh nghiệp cũng được triển khai thông qua người đại diện của SCIC tại SGC. Những thay đổi này đã mang lại kết quả tốt.

Từ năm 2007 đến nay, SGC hoạt động kinh doanh ổn định và hiệu quả tương đối cao với ROA, ROE bình quân cả giai đoạn 2007 - 2015 lần lượt là 16% và 20%/năm. Toàn bộ giá trị lợi nhuận công ty tạo ra trong các năm đều được phân phối hết, chủ yếu là cổ tức trong giai đoạn 2007 - 2015 là 210% mệnh giá.

Khó “ngồi mát ăn bát vàng”

Tuy nhiên, phải đảm bảo hài hòa giữa một bên là bảo vệ được các quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước với bên kia là tạo mọi điều kiện để nâng cao giá trị doanh nghiệp, qua đó nâng cao giá trị phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, không phải lúc nào SCIC cũng “thuận buồm xuôi gió” để làm tròn vai cổ đông năng động, và càng khó để “ngồi mát ăn bát vàng”, thu về cổ tức từ doanh nghiệp.

Không êm ả như Traphaco và Sa Giang, tại nhiều doanh nghiệp nơi luôn xảy ra mâu thuẫn lợi ích giữa các nhóm cổ đông, sự hiện diện của cổ đông SCIC không phải lúc nào cũng được chào đón.

Trường hợp của Công ty Cổ phần Giày Đông Anh là một ví dụ.

Hơn 7 năm SCIC tiếp nhận vốn từ Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) và trở thành cổ đông lớn tại đây, cũng là 7 năm cổ đông Nhà nước - thông qua người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp - phải bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cổ đông Nhà nước tại doanh nghiệp.

Từ chỗ cổ đông Nhà nước bị gạt ra khỏi doanh nghiệp trong suốt 7 năm, bằng nhiều biện pháp, kể cả đưa ra tòa án, SCIC đã khôi phục được quyền cổ đông tại DAFCO, sau đó ổn định tình hình hoạt động rồi thoái vốn thành công với giá bán gấp gần 4 lần giá khởi điểm.

Hiện nay, DAFCO đang hoạt động kinh doanh ổn định, đảm bảo cuộc sống của người lao động và không còn tình trạng khiếu kiện.

Cơ chế linh hoạt

Theo Luật Doanh nghiệp, các cổ đông đều có quyền và nghĩa vụ như nhau, không có sự phân biệt. Nhưng thực tiễn, cổ đông Nhà nước thông qua người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp có nhiều hơn một số trách nhiệm, vì vậy cần có một cơ chế linh hoạt và hiệu quả.

Lãnh đạo SCIC cho biết, là cổ đông Nhà nước nên phải cân nhắc và tham gia vào các quyết định của doanh nghiệp (kể cả các quyết định kinh doanh, nhân sự) để bảo đảm tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả nhưng không để rủi ro ảnh hưởng đến việc bảo toàn và phát triển phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Trong một số trường hợp, SCIC phải tận dụng tối đa quyền mà cổ đông Nhà nước có được như quyền phủ quyết, để có điều kiện tốt hơn trong việc bảo vệ lợi ích Nhà nước.

“Tất nhiên, SCIC không bao giờ sử dụng quyền này nếu các đề xuất của doanh nghiệp thực sự tốt cho doanh nghiệp và cho các cổ đông”, một lãnh đạo SCIC nói.

“Là cổ đông Nhà nước đôi khi tự mình phải có trách nhiệm. Ví dụ khi SCIC thực hiện tái cơ cấu danh mục, bán vốn tại doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ, nếu là nhà đầu tư bình thường sẽ hướng đến mục tiêu lợi nhuận của mình.

Nhưng với SCIC, bài toán hiệu quả phải được đặt trong tổng thể phát triển doanh nghiệp. Chúng tôi phải thoái vốn thế nào để sau khi không còn là cổ đông nữa, doanh nghiệp vẫn phát triển, đồng thời đảm bảo hiệu quả phần vốn Nhà nước khi bán”, lãnh đạo SCIC cho biết.

Khảo sát những doanh nghiệp đã cổ phần hóa trong đó Nhà nước vẫn còn là cổ đông, đa số cho biết họ hài lòng về SCIC hơn so với trước đây, khi người đại diện vốn Nhà nước là các cơ quan quản lý trong bộ máy hành chính. So sánh giữa một bên là tư duy quản lý doanh nghiệp ở các bộ chủ quản là an toàn, bảo toàn được vốn Nhà nước, với một bên là tư duy quản lý ở SCIC là hiệu quả, rõ ràng doanh nghiệp ủng hộ cơ chế hiệu quả hơn.

Theo một số chuyên gia, cơ chế cổ đông là một tổ chức kinh tế như SCIC tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong điều hành, nhất là trong việc soát xét các báo cáo tài chính, đưa các chuẩn mực quản trị tiên tiến vào doanh nghiệp và khả năng sẵn sàng tham gia tăng vốn khi doanh nghiệp có phương án tăng vốn hiệu quả.

Tuy nhiên, tiếc là trên thực tế không phải doanh nghiệp cổ phần hóa nào thuộc đối tượng chuyển giao phần vốn Nhà nước về SCIC cũng được chuyển giao theo đúng quy định và lộ trình.

Theo VnEconomy
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

CTS chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 43%, đặt mục tiêu lãi 297 tỷ năm 2025

CTS chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 43%, đặt mục tiêu lãi 297 tỷ năm 2025

CTS phát hành cổ phiếu trả cổ tức tỷ lệ 43%, từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, theo nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 ngày 24/4.

'Kiến trúc sư' trái phiếu Trần Sơn Hải và bản thiết kế mới tại Ba Huân

Được ví như "kiến trúc sư" cho hàng chục nghìn tỷ đồng trái phiếu liên quan ORS, ông Trần Sơn Hải sau thời gian im ắng, đang trở lại với cuộc chơi hấp dẫn.
Việt Nam quyết nâng hạng thị trường chứng khoán

Việt Nam quyết nâng hạng thị trường chứng khoán

Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi nhấn mạnh, nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi là nhiệm vụ quan trọng.
Thị trường chứng khoán: Cơ hội nào sau chuỗi phiên giảm sâu?

Thị trường chứng khoán: Cơ hội nào sau chuỗi phiên giảm sâu?

Sau chuỗi phiên giảm sâu, thị trường chứng khoán đang hé mở khả năng hồi phục kỹ thuật. Dòng tiền thông minh có thể sớm nhập cuộc.
Sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán toàn cầu

Sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán toàn cầu

Chứng khoán thế giới đồng loạt lao dốc khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố giữ nguyên các mức thuế nhập khẩu.

Tin cùng chuyên mục

VN-Index bay hơi gần 87 điểm, hàng trăm cổ phiếu lao dốc

VN-Index bay hơi gần 87 điểm, hàng trăm cổ phiếu lao dốc

Phiên giao dịch "đen tối" ngày 3/4, VN-Index giảm gần 87 điểm, nhà đầu tư hoảng loạn bán tháo khiến hàng trăm cổ phiếu đồng loạt đỏ sàn.
Traphaco dẹp bỏ chi nhánh cấp hai, chuyển mình theo công nghệ

Traphaco dẹp bỏ chi nhánh cấp hai, chuyển mình theo công nghệ

Trước những thay đổi trong hành vi tiêu dùng và sự nổi lên của các nhà thuốc online..., Traphaco quyết xóa sổ hệ thống 25 chi nhánh cấp hai đã quá "lạc hậu".
Kế hoạch kinh doanh

Kế hoạch kinh doanh 'trên mây', DIC Corp lại đặt... cho vui?

Sau những năm 2023 - 2024 liên tục đặt ra mục tiêu "trên mây" và kết quả thực hiện thì lại "dưới đất", DIC Corp đang một lần nữa khiến nhà đầu tư hoài nghi...
Nâng hạng thị trường chứng khoán: Giờ vàng sắp điểm!

Nâng hạng thị trường chứng khoán: Giờ vàng sắp điểm!

Công tác nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam được triển khai tích cực, được các tổ chức xếp hạng, tổ chức quốc tế đánh giá cao.
VietinBank Securities: Tăng trưởng bền vững, an toàn tài chính vượt chuẩn

VietinBank Securities: Tăng trưởng bền vững, an toàn tài chính vượt chuẩn

Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 của VietinBank Securities cho thấy nền tảng tài chính vững chắc, tỷ lệ an toàn vượt xa yêu cầu và lợi nhuận duy trì ổn định
Công nghệ Blockchain đã thay đổi TCBS thế nào?

Công nghệ Blockchain đã thay đổi TCBS thế nào?

Vài năm trở lại đây, sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ, tạo nên sự thay đổi lớn trong lĩnh vực tài chính nói chung và các công ty chứng khoán nói riêng.
Phát Đạt khẳng định không liên quan vụ thao túng cổ phiếu

Phát Đạt khẳng định không liên quan vụ thao túng cổ phiếu

Trước vụ việc hai cá nhân bị xử phạt vì có hành vi thao túng cổ phiếu PDR, Phát Đạt đã chính thức lên tiếng, khẳng định không có bất cứ sự liên quan nào.
Thao túng cổ phiếu, hai cá nhân bị phạt tiền tỷ

Thao túng cổ phiếu, hai cá nhân bị phạt tiền tỷ

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo và ông Phan Thành Tâm đã có hành vi thao túng cổ phiếu PDR của Phát Đạt giai đoạn tháng 8 - 12/2022, gây xôn xao dư luận.
Cổ phiếu TPBank mở hàng phiên chiều 20/3 giảm còn bao nhiêu?

Cổ phiếu TPBank mở hàng phiên chiều 20/3 giảm còn bao nhiêu?

Tiếp đà giảm của phiên sáng nay, cổ phiếu TPBank hiện mở hàng phiên chiều 20/3 là 15.250 đồng/cổ phiếu.

'Giải mã' thị trường chứng khoán bằng 6 giải pháp

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đang tập trung triển khai đồng bộ 6 giải pháp trọng tâm nhằm phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2025.
Trái phiếu Nhật Bản: Rủi ro tín dụng khi thay đổi quyền sở hữu

Trái phiếu Nhật Bản: Rủi ro tín dụng khi thay đổi quyền sở hữu

Các nhà đầu tư trái phiếu doanh nghiệp Nhật Bản ngày càng chú trọng bảo vệ mình khỏi nguy cơ suy giảm tín dụng khi công ty phát hành bị thâu tóm.
Vị thế dẫn dắt thị trường chứng khoán 2025 gọi tên ngành ngân hàng

Vị thế dẫn dắt thị trường chứng khoán 2025 gọi tên ngành ngân hàng

Ngành ngân hàng và bất động sản sẽ là động lực chính thúc đẩy lợi nhuận thị trường chứng khoán năm 2025, đóng góp 58,5% và 10,7% vào tổng lợi nhuận thị trường.
Nhà đầu tư giữ vai trò cho nhịp tăng thị trường

Nhà đầu tư giữ vai trò cho nhịp tăng thị trường

Tháng 3/2025, thị trường sẽ chờ đợi thông tin tích cực về nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ FTSE khi Việt Nam đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chí.
Chuyên gia VFS: Rung lắc tạo nền, VN-Index

Chuyên gia VFS: Rung lắc tạo nền, VN-Index 'dọn đường' lên 1.400 điểm!

VN-Index rung lắc tại 1.300 điểm nhưng vẫn giữ xu hướng tăng. Dòng tiền sôi động, triển vọng tích cực, kỳ vọng chạm mốc 1.400 điểm vào cuối năm 2025.
Cổ phiếu châu Á chờ đợi tin thuế quan, bitcoin tăng vọt

Cổ phiếu châu Á chờ đợi tin thuế quan, bitcoin tăng vọt

Thị trường chứng khoán châu Á dao động trong tuần qua khi mối lo ngại về thuế quan sắp tới vẫn lơ lửng, trong khi bitcoin tăng mạnh.
Cổ phiếu liên quan đến Bamboo Capital bị ‘bán tháo’ cực mạnh

Cổ phiếu liên quan đến Bamboo Capital bị ‘bán tháo’ cực mạnh

Quay trở lại phiên giao dịch đầu tuần, các cổ phiếu có liên quan đến Bamboo Capital bị nhà đầu tư ‘bán tháo’ cực mạnh sau khi ông Nguyễn Hồ Nam và loạt lãnh đạo
Bước đường kinh doanh của nhà sáng lập Bamboo Capital trước khi bị khởi tố

Bước đường kinh doanh của nhà sáng lập Bamboo Capital trước khi bị khởi tố

Trước khi thành lập Bamboo Capital, ông Nguyễn Hồ Nam từng nhiều năm làm lãnh đạo doanh nghiệp lớn, giàu kinh nghiệm về lĩnh vực tài chính.
Doanh nghiệp bán lẻ kỳ vọng tăng trưởng từ chính sách mới

Doanh nghiệp bán lẻ kỳ vọng tăng trưởng từ chính sách mới

Thị trường bán lẻ Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội bứt phá, nhiều chính sách tăng trưởng mới như miễn thị thực cho một số quốc gia…
Cổ đông của MSB trả trước hạn 1,2 tỷ đồng trái phiếu

Cổ đông của MSB trả trước hạn 1,2 tỷ đồng trái phiếu

Năm 2011, Công ty TNL đem gần 10 triệu cổ phiếu MSB thế chấp cho phía VPBank. Tháng 10/2024, TNL vẫn nắm giữ 1,08% cổ phần, tương đương 28 triệu cổ phiếu MSB.
Vì sao cổ phiếu

Vì sao cổ phiếu 'quốc dân' ngành thép HPG khớp lệnh 'khủng'?

Mã cổ phiếu HPG của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát được giao dịch tổng gần 74 triệu cổ phiếu trong ngày 24/2/2025.
Mobile VerionPhiên bản di động