Chủ nhật 29/12/2024 19:50

Cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân (sửa đổi) sẽ có tăng, giảm theo biên độ

Dự thảo quyết định thay thế quyết định 24 của Thủ tướng quy định về cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân được điều chỉnh tăng, giảm theo biên độ.

Dự thảo quyết định thay thế quyết định 24/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng quy định về cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân đã được Bộ Công Thương đưa ra lấy ý kiến ngày 13/7, theo đó Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có góp ý trên cơ sở gửi bản dự thảo đã hiệu chỉnh, cơ bản thống nhất và đồng tình với các nội dung. Bao gồm nguyên tắc, cơ chế điều chỉnh giá, mức độ tăng/giảm giá và thời gian điều chỉnh giá bán lẻ điện khi các khâu có biến động.

Cơ chế điều chỉnh giá, mức độ tăng/giảm giá và thời gian điều chỉnh giá bán lẻ điện khi các khâu có biến động

Tại dự thảo này, nguyên tắc điều chỉnh giá là sau khi Bộ Công Thương kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện của EVN, giá bán điện bình quân được xem xét, điều chỉnh theo biến động khách quan thông số đầu vào của tất cả các khâu. Chi phí này bao gồm khâu phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều hành - quản lý ngành và dịch vụ phụ trợ hệ thống điện.

Cơ chế điều chỉnh giá bán điện bình quân sẽ có tăng, có giảm với biên độ được quy định rõ ràng. Cụ thể, trường hợp giá bán điện bình quân giảm từ 1% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành và trong khung giá, EVN sẽ giảm giá bán ở mức tương ứng, lập hồ sơ báo cáo Bộ Công Thương và Bộ Tài chính để kiểm tra, giám sát.

Trường hợp tăng giá sẽ được áp dụng khi giá bán điện bình quân tăng từ 3% trở lên. Tuy nhiên, thẩm quyền điều chỉnh tăng giá sẽ căn cứ vào mức độ tăng của giá bán điện bình quân.

Trong đó, nếu giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 3% đến dưới 5% so với giá bán điện bình quân hiện hành và trong khung giá, EVN sẽ được quyền điều chỉnh tăng ở mức tương ứng. Sau khi tăng, EVN sẽ lập hồ sơ báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp để kiểm tra, giám sát.

Nếu giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 5% đến dưới 10% so với giá bán điện bình quân hiện hành và trong khung giá quy định, Bộ Công Thương sẽ có thẩm quyền quyết định khi nhận đủ hồ sơ phương án giá của EVN.

Còn với trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 10% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành hoặc điều chỉnh ngoài khung giá quy định, Bộ Công Thương sẽ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp kiểm tra, rà soát và báo cáo Thủ tướng xem xét, cho ý kiến.

Thời gian điều chỉnh giá bán điện bình quân tối thiểu là 3 tháng kể từ lần điều chỉnh giá điện gần nhất. Việc điều chỉnh giá bán điện bình quân phải thực hiện công khai, minh bạch.

Ngoài ra, EVN cũng thống nhất với các quy định liên quan đến việc kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện hằng năm. Cụ thể, dự thảo nêu rõ EVN có trách nhiệm gửi Bộ Công Thương báo cáo chi phí sản xuất kinh doanh điện đã được kiểm toán; báo cáo tài chính của EVN và các đơn vị thành viên đã được kiểm toán độc lập, công bố công khai.

Tuy nhiên, một trong những quy định được EVN đề xuất sửa đổi khác với phương án của Bộ Công Thương là phương pháp lập giá bán điện bình quân.

Tại dự thảo, Bộ Công Thương quy định giá bán lẻ điện bình quân năm được lập trên cơ sở chi phí của các khâu phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều hành - quản lý ngành, chi phí khác được phân bổ và chỉ bao gồm những chi phí phục vụ trực tiếp cho việc sản xuất, cung ứng điện, lợi nhuận định mức của EVN để đảm bảo khả năng vận hành, cung ứng điện.

Tuy nhiên, trong bản dự thảo được hiệu chỉnh, EVN đề xuất sửa đổi chi phí khâu “truyền tải điện” là chi phí “mua các dịch vụ truyền tải điện”; bổ sung thêm chi phí “điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện lực”.

Trên cơ sở đó, trong tổ chức thực hiện EVN đề nghị Bộ Công Thương có trách nhiệm hướng dẫn EVN việc tính toán giá bán điện bình quân và các thành phần chi phí như đã nêu trên.

Theo đánh giá của các chuyên gia, việc EVN đề xuất điều chỉnh các chi phí xác định giá bán lẻ điện bình quân là phù hợp với sự thay đổi của các chi phí đầu vào trên thị trường điện, việc chuyển Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) về Bộ Công Thương quản lý.

Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Đường dây 500kV giải tỏa công suất Nhà máy điện Nhơn Trạch 4 về đích

Điểm mới trong Dự thảo Nghị định về cơ chế giá bán lẻ điện bình quân

Thanh Hóa khởi công dự án thủy điện 420 tỷ đồng

Các vụ lừa đảo, mạo danh điện lực tại miền Trung – Tây Nguyên tăng

Thi công dự án trạm biến áp 220kV Sầm Sơn và đường dây đấu nối

Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai: Ưu tiên đảm bảo cung cấp điện toàn hệ thống dịp lễ, Tết

Bộ Công Thương lấy ý kiến về các văn bản liên quan đến giá và vận hành thị trường điện

Đường dây 500kV mạch 3: 'Chiến dịch' thần tốc, tiết kiệm và hiệu quả

Hiện thực hóa 4 quy hoạch ngành quốc gia: Khơi thông nguồn lực phát triển đất nước

Đóng điện Dự án đường dây 220kV Nậm Sum – Nông Cống

EVNNPT đóng điện đường dây 220kV Rạch Giá 2 - Kiên Bình mạch 2

Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định về giấy phép hoạt động điện lực theo Luật Điện lực

EVNNPT đóng điện Trạm biến áp 220kV Nam Cấm

70 năm ngành điện Việt Nam và sứ mệnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Bộ Công Thương rốt ráo chuẩn bị đưa Luật Điện lực vào thực thi

EVN tiếp tục nâng cao chất lượng kinh doanh, dịch vụ khách hàng năm 2025

Tăng cường cấp điện cho Hà Nội qua dự án truyền tải điện hơn 1.600 tỷ đồng

Công ty Điện lực Cao Bằng: Lan tỏa nghĩa tình ngành điện

Chỉ thị của Bộ Công Thương về bảo đảm cung cấp điện trong các dịp Lễ, Tết và năm 2025

EVNGENCO2 tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư với các dự án, nhà máy điện tại Lào