Thứ ba 26/11/2024 21:32

Chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy: Một số nước cấm xuất khẩu gạo - Cơ hội của ta nhiều, thách thức cũng không nhỏ

Chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy cho rằng, việc một số nước cấm xuất khẩu gạo là cơ hội cho gạo Việt. Song thách thức cũng không nhỏ.

Ấn Độ, Nga, UAE ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo, nhiều ý kiến cho rằng, gạo Việt có nhiều cơ hội trên thị trường, ông bình luận gì về việc này?

Việc một số thị trường ngừng xuất khẩu gạo có 3 nguyên nhân. Thứ nhất, biến đổi khí hậu, thời tiết, tình trạng El nino kéo dài. Nguồn cung gạo bị giảm, cụ thể như Nga, UAE cũng đình lại, riêng tại Ấn Độ đã xuất khẩu 22 triệu tấn và hiện đang thiếu hụt khoảng 25%. Do đó, buộc các nước phải dự trữ. Mặt khác, trong thương mại, vẫn có biểu hiện của việc trả đũa lẫn nhau đằng sau các yếu tố chính trị.

Việc các quốc gia cấm xuất khẩu gạo mang lại nhiều cơ hội song cũng không ít thách thức

Năm nay, tại Việt Nam, trong bối cảnh thời tiết bình thường, chúng ta có thể đạt con số sản lượng khoảng 43,2 triệu tấn, như vậy, vẫn đảm bảo cho nguồn xuất khẩu khoảng 7,2 triệu tấn. Đây cũng là con số cao so với các năm.

Vẫn còn những thách thức bởi trồng lúa phụ thuộc vào tình hình thời tiết, khí hậu, mưa bão, lũ lụt. Tuy nhiên, với việc tăng thêm 50 ha diện tích trồng lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long (từ 650.000 ha trước đó lên 700.000 ha), chúng ta vẫn có thể đảm bảo nguồn cung cho xuất khẩu gạo.

Mặt khác, chúng ta vẫn còn vụ lúa Đông Xuân. Do đó, với dự báo xuất khẩu gạo đạt từ 7,2 đến 7,5 triệu tấn gạo, đây là con số dự báo tương đối an toàn.

Cơ hội cụ thể từ việc một số quốc gia cấm xuất khẩu gạo là gì, thưa ông?

Chúng ta có 4 cơ hội. Theo đó, thứ nhất, nếu chúng ta tiếp tục giữ được thị trường và làm ăn tốt thì chúng ta giữ được uy tín với khách hàng truyền thống, tạo đà cho xuất khẩu gạo trong những năm tiếp theo.

Thứ hai, đây là cuộc trải nghiệm thực sự của doanh nghiệp, người nông dân khi thị trường biến động nhanh và gấp, việc này đòi hỏi công tác dự báo, tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị. Từ đó, rút ra những bài học cho chính ngành gạo, các tổ chức kinh tế của nông dân và các thành phần khác.

Chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy

Thứ ba, đó là thúc đẩy sản xuất và sẽ tạo ra liên kết ngang, đó là vùng nguyên liệu của nông dân với nông dân để trở thành hợp tác xã và đòi hỏi hợp tác xã phải tự nâng cao nội lực của mình. Bên cạnh đó, tạo lên liên kết dọc từ người nông dân, khâu trung gian, chủ vựa, cơ sở xay sát, cơ sở xuất khẩu.

Đây là bài học quý để chúng ta nhìn lại mình, từ đó sắp xếp lại và tăng cường các mối quan hệ này.

Thứ tư, tạo điều kiện cho chúng ta phát triển thương hiệu gạo ở cả 3 cấp: tập thể, doanh nghiệp, quốc gia.

Việc cấm xuất khẩu không hoàn toàn là cơ hội cho doanh nghiệp và cho ngành lúa gạo Việt Nam. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào, thưa ông?

Đúng vậy. Vấn đề đặt ra hiện nay đó là khi xuất khẩu được giá, thì ngay trong doanh nghiệp có 2 loại doanh nghiệp. Thứ nhất là doanh nghiệp bị thua lỗ. Bởi lẽ, nếu họ ký xuất khẩu sang châu Phi, Indonesia với giá dưới 500 USD/tấn thì bây giờ họ không có gạo, hoặc bây giờ họ phải mua gạo để xuất khẩu với giá cao hơn con số này.

Thứ hai, đó là các doanh nghiệp ký được hợp đồng mới và có sẵn gạo trong kho thì sẽ thắng lớn.

Mặt khác, khi giá gạo tăng, dẫn đến sự tranh chấp về mặt thu mua, chạy theo lợi ích của xuất khẩu, sẽ cuốn người tiêu dùng vào cơn giá này. Đây cũng là những việc đáng lo ngại.

Nếu hạn chế xuất khẩu, liệu có tuột mất cơ hội không thưa ông?

Hiện chúng ta thiếu một hệ thống thông tin cập nhật và đánh giá vì ngành gạo đã bỏ kinh tế lượng đi từ lâu.

Việc nhận định trong bối cảnh một số nước cấm xuất khẩu gạo nó là thời cơ ngắn hạn hay thời cơ dài hạn thì khó có thể đưa được ra câu trả lời chính xác.

Dưới góc nhìn của tôi, hiện Thái Lan còn khoảng 4 – 5 triệu tấn gạo chưa tung ra. Việt Nam còn khoảng 2 – 2,5 triệu tấn gạo. Đây cũng là đối thủ cạnh tranh trong xuất khẩu gạo lớn của Việt Nam.

Do đó, doanh nghiệp cần xác định được thời điểm nào để có thể tung ra. Công tác dự báo thị trường cần phải tính toán kỹ.

Cũng có những bài học từ các năm trước, đó là khi doanh nghiệp đã ký hợp đồng từ trước nhưng không mua được gạo. Doanh nghiệp thấy hợp đồng mới với giá gạo cao hơn và bỏ đặt cọc, bẻ kèo, bội tín.

Nắm cơ hội thị trường là cần thiết, nhưng doanh nghiệp cần đồng thời phải bảo đảm cho cơ hội của các đơn hàng cuối năm 2023, đầu năm 2024 và cả các năm tiếp theo.

Rõ ràng, cơ hội là có nhưng thách thức cũng là rất lớn. Xuất khẩu gạo là câu chuyện đường dài. Cần giữ tín nhiệm, đặc biệt là tại các thị trường truyền thống lớn như Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Malaysia…

Tất cả các doanh nghiệp bỏ cọc cần phải xử lý nghiêm, nếu không chúng ta sẽ mất thị trường của toàn ngành gạo chứ không chỉ của riêng một doanh nghiệp nào.

Trong bối cảnh này, theo ông, giải pháp nào để chúng ta vừa giữ được chữ tín, vừa nắm được cơ hội thị trường?

Theo tôi, vai trò của nhà nước là hết sức quan trọng. Cần thúc đẩy ngân hàng cho vay vốn trung hạn và dài hạn, để cho các doanh nghiệp thu mua lúa và thanh toán sòng phẳng với người dân. Trên cơ sở đó, đảm bảo được nguồn đầu vào.

Thời điểm tháng 8, tháng 9, tháng 10 tới đây vẫn đang trong mùa mưa bão, tác động của thời tiết. Do đó, khâu thu mua, vận chuyển, kho tàng đóng vai trò quyết định trong việc xuất khẩu gạo.

Do giá gạo tăng lên, các doanh nghiệp rất dễ mua phối trộn các giống thóc khác nhau, không đúng theo tiêu chuẩn của người mua. Một lần nữa tôi nhấn mạnh, việc này sẽ làm mất thị trường. Các doanh nghiệp cần tích chuyện đường dài, tránh vì lợi ích trước mắt mà làm bừa.

Xin cám ơn ông!

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu gạo

Tin cùng chuyên mục

Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' giúp ‘kết nối’ sản phẩm DRC đến nhiều doanh nghiệp

Đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực thi FTA

Ổn định nguồn cung hàng hoá thiết yếu cho người dân Thủ đô trong mọi hoàn cảnh

Việt Tân lại ‘ếch ngồi đáy giếng’ xuyên tạc về nhập khẩu điện

Doanh nghiệp phải sẵn sàng nguồn lực trước nguy cơ bị kiện phòng vệ thương mại tại thị trường Hoa Kỳ

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) có tính liên thông, đồng bộ với các luật khác

Cảnh báo sớm: Doanh nghiệp không còn bị động trước các vụ điều tra phòng vệ thương mại

Ông Đặng Phúc Nguyên: Xuất khẩu rau quả có thể sớm đạt 10 tỷ USD

Tránh bị điều tra phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp phải cạnh tranh bằng chất lượng thay vì giá

Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực - 'chìa khóa vàng' để tận dụng tối đa các FTA

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Kiểm soát chặt nguồn gốc và chất lượng hàng hoá trên sàn thương mại điện tử Temu

Ông Hà Đăng Sơn: Luật Điện lực (sửa đổi) tháo gỡ khó khăn cho các dự án nguồn điện khí LNG

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: Kỳ vọng Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ được thông qua tại kỳ họp thứ 8

Chuyên gia Vũ Vinh Phú: Thành tích xuất nhập khẩu có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Ngành da giày cần đẩy mạnh mở rộng thị trường mới nhờ lợi thế từ các FTA

TP. Hồ Chí Minh: Quản lý thị trường kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm về hàng hoá dịp cuối năm

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn: Cần xử phạt nghiêm minh trường hợp trục lợi từ tăng giá điện

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: Xuất khẩu xanh - 'Cuộc chơi' buộc doanh nghiệp phải thay đổi mình

Bà Nguyễn Thuý Hiền- Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước: Nhà nước không điều hành chiết khấu xăng dầu

Xây dựng hệ sinh thái ngành thủy sản - ‘chìa khóa’ giải ‘bài toán’ tăng cơ hội tận dụng FTA