Thứ năm 21/11/2024 17:58

Chuyên gia nêu 4 đề xuất quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng

4 yếu tố để phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Hạ tầng logistics, khung pháp lý, chính sách ưu đãi; tiêu chuẩn môi trường và chuyển đổi số.

Sáng 14/11, tại Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics TP. Đà Nẵng” do Sở Công Thương TP. Đà Nẵng tổ chức, TS. Trần Thị Hồng Minh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) - đã nêu các đề xuất chính sách quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện cho khu vực này.

Diễn đàn "Khu thương mại tự do - Động lực mới phát triển ngành logistics TP. Đà Nẵng"

Theo TS. Trần Thị Hồng Minh, việc hình thành khu thương mại tự do sẽ giúp thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy xuất khẩu, tạo việc làm và đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế bền vững. Khu thương mại tự do còn thúc đẩy các sáng kiến phát triển xanh, từ việc sử dụng năng lượng tái tạo đến tối ưu hóa chuỗi cung ứng để giảm thiểu tác động môi trường.

TS. Trần Thị Hồng Minh cho biết, đến nay, khu thương mại tự do đã trở thành động lực của thương mại toàn cầu, với hơn 3.500 khu vực tại 135 quốc gia. Từ những kinh nghiệm xây dựng mô hình khu thương mại tự do thành công tại Đức, Hà Lan, Singapore, Trung Quốc và UAE, Đà Nẵng có thể tham khảo, áp dụng nhiều giải pháp sáng tạo để xây dựng khu thương mại tự do hiệu quả và bền vững.

Để hiện thực hóa tầm nhìn phát triển khu thương mại tự do Đà Nẵng trở thành động lực tăng trưởng bền vững và hiệu quả, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nêu 4 đề xuất chính sách quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện cho khu vực này.

Thứ nhất, đầu tư vào hạ tầng logistics hiện đại là yếu tố then chốt. Bao gồm cảng biển và sân bay, hệ thống giao thông kết nối, kho bãi và các trung tâm phân phối tiên tiến. Hạ tầng đồng bộ và hiện đại sẽ giúp giảm chi phí lưu kho, rút ngắn thời gian vận chuyển và nâng cao năng lực cạnh tranh của khu thương mại tự do. Kinh nghiệm từ Singapore, với hệ thống cảng biển và sân bay hiện đại, quản lý bằng công nghệ số hóa, đã đưa quốc gia này thành trung tâm logistics hàng đầu khu vực” - TS. Trần Thị Hồng Minh viện dẫn và cho rằng, đối với Đà Nẵng, các cảng Tiên Sa và Liên Chiểu cần được nâng cấp đồng bộ để mở rộng năng lực tiếp nhận hàng hóa. Song song đó, phát triển các trung tâm logistics nội địa sẽ góp phần kết nối khu thương mại tự do với các khu vực lân cận và mở rộng thị trường quốc tế.

TS. Trần Thị Hồng Minh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

Thứ hai, cần xây dựng khung pháp lý và các chính sách ưu đãi linh hoạt để thu hút đầu tư vào khu thương mại tự do. Các ưu đãi thuế và cơ chế hải quan thông thoáng sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu thủ tục hành chính và thuận tiện trong thương mại quốc tế” - TS. Trần Thị Hồng Minh nhận định và khuyến nghị TP. Đà Nẵng có thể tham khảo mô hình Khu thương mại tự do Thượng Hải của Trung Quốc để xây dựng các ưu đãi chính sách miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu và ưu đãi thuế xuất khẩu, kết hợp với cơ chế pháp lý minh bạch nhằm bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư, tạo môi trường kinh doanh ổn định và an toàn. Chính quyền thành phố cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan trung ương trong việc phát triển hạ tầng, đơn giản hóa thủ tục hành chính và ưu đãi thuế, như miễn thuế VAT cho hàng hóa trong quá trình lưu kho và ưu đãi về sử dụng đất, nhằm thu hút đầu tư mạnh mẽ vào khu thương mại tự do.

Thứ ba, Khu thương mại tự do Đà Nẵng phải xác định phát triển bền vững và áp dụng các tiêu chuẩn môi trường cao. Khu thương mại tự do không chỉ hướng tới tăng trưởng kinh tế mà còn cần đảm bảo tính bền vững và thân thiện với môi trường. Đà Nẵng nên khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo, giảm phát thải carbon và thúc đẩy sản xuất xanh trong khu vực” - TS. Trần Thị Hồng Minh khuyến nghị và cho biết thêm, các khu thương mại tự do tại Đức và Costa Rica là minh chứng thành công trong việc kết hợp sản xuất xanh với các quy định nghiêm ngặt về bảo vệ môi trường, tái chế và tiết kiệm năng lượng. Theo TS. Trần Thị Hồng Minh, áp dụng mô hình này sẽ giúp Đà Nẵng không chỉ bảo vệ môi trường mà còn nâng cao hình ảnh của thành phố như một điểm đầu tư thân thiện, đáp ứng xu hướng phát triển bền vững toàn cầu.

Cuối cùng, thúc đẩy chuyển đổi số trong phát triển của khu thương mại tự do tại Đà Nẵng. Số hóa các quy trình quản lý kho bãi, theo dõi vận chuyển và xử lý thủ tục hải quan sẽ giúp giảm chi phí, tăng hiệu quả hoạt động và hỗ trợ các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận thị trường quốc tế. Ứng dụng công nghệ blockchain trong quản lý dữ liệu và truy xuất nguồn gốc hàng hóa, cùng với AI để phân tích chuỗi cung ứng, sẽ tạo nên lợi thế cạnh tranh đáng kể.

Các đại biểu tham dự Diễn đàn

“Khu thương mại tự do Đà Nẵng sẽ trở thành động lực mạnh mẽ cho ngành logistics Việt Nam. Đây không chỉ là bước tiến quan trọng cho Đà Nẵng, mà còn đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế toàn quốc, nâng cao vị thế của Việt Nam trên bản đồ thương mại và logistics quốc tế”, TS. Trần Thị Hồng Minh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nhận định.

Vũ Lê
Bài viết cùng chủ đề: thành phố Đà Nẵng

Tin cùng chuyên mục

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Xuất khẩu hàng hóa: Dồn lực trong chặng đường về đích

Xuất khẩu mây, tre, cói, thảm mang về cho Việt Nam 594,8 triệu USD

Xuất khẩu hàng hóa ghi nhận mức tăng trưởng khá cao so với một số nước

Doanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ thông tin về thị trường xuất khẩu

Việt Nam chi 2,89 tỷ USD nhập khẩu hạt điều

Xuất khẩu sầu riêng: Nhận định nào về đối thủ cạnh tranh?

Cơ hội nào cho thủy sản xuất khẩu sang Mỹ sau bầu cử Tổng thống mới?

Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc dự báo sẽ tăng mạnh vào đầu năm 2025