Chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa: Lựa chọn phù hợp
Lợi ích của chuyển đổi số (CĐS) đã được các ngiên cứu và thực tiễn chứng minh, có thể giúp cho các doanh nghiệp nói chung, các DNNVV nói riêng, tối ưu hóa qui trình quản trị, vận hành, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, phát triển bền vững… Tuy nhiên, tại Việt Nam, nhiều DNVVN chưa có cơ hội tiếp cận được các giải pháp CĐS phù hợp, đặc biệt là ERP.
Theo khảo sát mới đây của Công ty Tư vấn Deloit, tại Việt Nam vẫn còn khoảng 80% DNVVN chưa chú trọng chuyển đổi số. Nguyên nhân, do nguồn lực hạn chế, qui trình quản trị, nhân sự nội tại chưa đáp ứng và chưa sẵn sàng thích nghi được với các giải pháp chuyển đổi số, chưa có hạ tầng công nghệ thông tin, chủ yếu vẫn quản trị, vận hành và tổ chức công việc thủ công. Các DNVVN không có đội ngũ nhân sự đủ trình độ về công nghệ số, kinh nghiệm triển khai và vận hành các hệ thống phần mềm số hóa (nhất là ở các vùng nông thôn). Chi phí chuyển đối số ứng dụng và vận hành ERP thường vượt quá nhiều so với tiềm lực ngân sách.
Ông Nguyễn Duy Hải - Công ty Geso.us, cho rằng: Không chuyển đổi số, mà quản trị và vận hành theo phương thức thủ công, việc khớp nối kế hoạch sản xuất và kế hoạch kinh doanh gặp nhiều khó khăn, rất khó chủ động và tối ưu hóa được hiệu quả. Để hoạch định kế hoạch sản xuất, kinh doanh, dữ liệu thông tin phân tích để ra quyết định là rất quan trọng, nhưng quản trị thủ công thì độ chính xác rất thấp, việc thu thập dữ liệu cũng rất khó khăn. Các doanh nghiệp có nhiều chi nhánh, quản trị thủ công rất khó điều phối hợp lý về nhiều mặt, khó tối ưu hóa được quản lý nhân sự, tài chính, sản xuất, kinh doanh…
Mô phòng hoạt động kinh tế số. Ảnh minh họa |
Theo ông Hải, chuyển đổi số (ứng dụng ERP) có thể giúp các DNNVV khắc phục được triệt để các bất cập, khó khăn của quản trị thủ công; kiểm soát hồ sơ và tra cứu thông tin sản phẩm, kiểm soát chi phí, maketing, kiểm soát dòng tiền (quản lý nợ, doanh thu, lợi nhuận, bán hàng, thanh toán…) và những vấn đề khác hiệu quả hơn nhiều thông qua số hóa các qui trình. DNNVV có thể vận hành hệ thống nội bộ theo qui trình chuẩn được thiết kế bởi các phần mềm ứng dụng, có sự phối hợp liên kết giữa các bộ phận suôn sẻ, các dữ liệu chia sẻ tức thời, lãnh đạo các bộ phận của doanh nghiệp có thể ra quyết định nhanh và chính xác dù đang ở bất cứ nơi đâu, thời gian nào; có thể mở rộng mạng lưới kinh doanh, mở rộng sản phẩm và dịch vụ, tiếp cận nhiều khách hàng hơn mà không lo bị quá tải công việc; xác định được những rủi ro để hoàn thiện cơ chế quản trị, thông qua tính năng phần mềm cảnh báo tức thì các chỉ số quản trị, vận hành (ví dụ thiếu/thừa nguyên liệu, hàng tồn kho, hàng cận date, dòng tiền, công nợ, kế hoạch sản xuất, giá thành, lãi, lỗ…) để điều chỉnh.
Các chuyên gia thuộc Viện Đào tạo và Tư vấn doanh nghiệp (thuộc Trường Đại học Ngoại thương), nhận định, nếu có cách tiếp cận thích hợp, DNNVV vẫn có thể chuyển đổi số hiệu quả. Trước tiên là nhận thức và quyết tâm thay đổi của lãnh đạo, của nhân viên, chuyển đổi số từng phần, từ đơn giản (trang bị thiết bị di động, laptop… kết nối trực tuyến để điều hành, tổ chức làm việc từ xa bằng việc sử dụng các phần mềm miễn phí) đến phức tạp (đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin, ứng dụng các phần mềm trả phí…).
Hiện nay, một số đơn vị cung cấp giải pháp chuyển đổi số đã phát triển ERP (chẳng hạn như SalesUP ERP…) và đưa ra thị trường phù hợp với qui mô, điều kiện, tiềm lực của các DNVVN. Đã có những DNVVN trong lĩnh vực tiêu dùng, dược… ứng dụng khá thành công ERP, qua đó giúp tối ưu hóa quản lý, vận hành, giảm chi phí, tăng doanh thu, lợi nhuận…
Tuy nhiên, với đa số các DNNVV, chuyển đổi số vẫn là một câu chuyện nhiều nan giải, bởi các yếu tố cần và đủ (nhận thức và quyết tâm của lãnh đạo, nguồn lực, con người, hạ tầng công nghệ thông tin...) của các DNNVV còn nhiều hạn chế, nhất là nguồn lực để đầu tư thường vượt quá khả năng tài chính. Đây là vấn đề trong chương trình chuyển đổi số quốc gia hướng đến Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số rất cần được quan tâm để có các giải pháp, cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ, thúc đẩy các DNNVV chuyển đổi số.
Ông Nguyễn Duy Hải, cho rằng, để ứng dụng ERP, các DNNVV cần xác định được đúng nhu cầu và quyết tâm chuyển đổi số, xác định rõ phạm vi áp dụng, có kế hoạch cụ thể để thực hiện và cần lựa chọn đơn vị tư vấn, cung cấp và triển khai giải pháp ERP có năng lực, kinh nghiệm; lựa chọn được nhân sự thích hợp để vận hành và tuân thủ nghiêm ngặt qui trình triển khai. Đào tạo đội ngũ nhân lực có đủ năng lực vận hành và làm chủ ERP, có khả kiểm soát tốt trong quá trình vận hành, người dùng chính có thể đào tạo và hướng dẫn cho người mới tuyển dụng trong trường hợp bổ sung nhân sự.