Hà Nội

Chuyển đổi mô hình chợ còn chậm

Chợ đã đầu tư nhưng khai thác sử dụng kém hiệu quả, khó khăn trong xã hội hóa nguồn vốn đầu tư, chuyển đổi mô hình chợ còn chậm và nhiều bất cập… là những tồn tại cần giải quyết trong công tác quản lý nhà nước về chợ trên địa bàn TP. Hà Nội.
cho chuyen doi mo hinh cho con cham
Chợ Cầu Bươu được xây dựng khang trang nhưng hoạt động không hiệu quả

Quá nhiều vướng mắc

Ông Nguyễn Xuân Linh - Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Anh - chia sẻ thực tế: Huyện có 25 chợ; trong đó, 18 chợ được thực hiện xã hội hóa. Có 3 chợ phù hợp quy hoạch nhưng đang tồn tại nhiều vướng mắc, huyện đang đưa ra giải pháp thành lập lại ban quản lý chợ của huyện. Việc xã hội hóa nguồn vốn đầu tư chợ trên địa bàn rất khó khăn.

Trên địa bàn quận Ba Đình hiện có 8 chợ; trong đó, 5 chợ hạng 2, 3 hạng 3, còn 5 chợ chưa có phương án sắp xếp ngành hàng. Đại diện UBND quận Ba Đình cho hay, chợ Thành Công A nằm trong phạm vi giải phóng mặt bằng đường vành đai 1 từ nhiều năm nay nên công tác quản lý thời gian vừa qua cũng không được chặt chẽ. Hầu hết các hộ kinh doanh trong chợ đều không nộp thuế nên thời gian tới, khi tổ chức giải phóng mặt bằng, sẽ gặp khó khăn về cơ chế hỗ trợ chính sách cho bà con.

Đối với chợ Châu Long, UBND thành phố đã có kết luận cho phép sử dụng vốn ngân sách để đầu tư xây dựng nhưng phải thu hồi và hoàn trả lại vốn ngân sách. Quận Ba Đình cũng đã lập dự án; tuy nhiên, muốn thu hồi và hoàn trả lại vốn ngân sách, bắt buộc phải tăng quy mô của chợ lên gấp 2 - 3 lần so với hiện nay mới đáp ứng đủ quy chuẩn, tiêu chuẩn cũng như số hộ kinh doanh tại đây, đồng thời bảo đảm thu hồi được vốn ngân sách. Tuy nhiên, việc thực hiện lại vướng nghị định không cho phép sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản để xây dựng chợ ở các tỉnh, thành phố trung ương mà chỉ được sử dụng vốn sự nghiệp cho cải tạo, sửa chữa. Như vậy, đầu tư xây dựng chợ rơi vào tình trạng chưa biết sử dụng cơ chế và nguồn vốn nào để thực hiện. Hiện, quận Ba Đình cũng đưa vào dự án kêu gọi xã hội hóa nguồn vốn đầu tư để giải quyết vấn đề này.

Không chỉ khó khăn trong việc thu hút vốn đầu tư xây dựng chợ, phí kinh doanh tại chợ cũng gặp nhiều khó khăn. Tại quận Tây Hồ, chợ Bưởi là chợ loại 1, thành phố thí điểm giao cho doanh nghiệp quản lý từ năm 2006; với 405 hộ, có tới 310 hộ không đóng tiền suốt từ thời điểm đó đến nay. Tồn tại cũ chưa giải quyết xong, nay lại phát sinh phương án giá mới với mức giá thuê ki-ốt cao gấp 2 - 3 lần. Đây là "bài toán" vẫn chưa có lời giải. Do đó, đại diện UBND quận Tây Hồ kiến nghị, thành phố có những chỉ đạo nhằm tháo gỡ khó khăn đối với chợ loại 1.

Theo Sở Công Thương Hà Nội, trên địa bàn thành phố hiện có 454 chợ; trong đó, 15 chợ hạng 1, 56 chợ hạng 2 và 352 chợ hạng 3. Đến nay, tính chung trên địa bàn thành phố, đã thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh, khai thác 167/454 chợ (đạt 36,8%), còn 33/454 chợ chưa phân hạng, đã có 364/421 chợ phê duyệt phương án giá dịch vụ chợ (đạt 86,46%)...

Bà Trần Thị Phương Lan - Phó giám đốc Sở Công Thương Hà Nội - thừa nhận, công tác phát triển và quản lý chợ vẫn còn những bất cập cần khắc phục. Theo đó, hầu hết các chợ trên địa bàn, nhất là khu vực ngoại thành đang bị xuống cấp nghiêm trọng, không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường... Công tác quản lý và phát triển chợ, triển khai quy hoạch tại các quận, huyện còn chậm, chưa đồng bộ. Mặc dù, đã phê duyệt được 100% kế hoạch chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh, khai thác chợ, song một số địa phương chưa tích cực giải quyết các khó khăn vướng mắc, dẫn đến tình trạng khiếu kiện kéo dài làm mất an ninh trật tự, ảnh hưởng đến thu ngân sách của thành phố…

Các giải pháp thực hiện

Theo Đại diện Cục Thuế Hà Nội, hiện có 24.000 hộ kinh doanh trong các chợ trên địa bàn. Đối với các chợ do UBND xã, huyện quản lý khai thác theo mô hình nhà nước, diện tích kinh doanh không tính tiền thuê đất. Tuy nhiên, chuyển sang mô hình doanh nghiệp quản lý, phải tính tiền thuê đất vào giá thành đầu tư theo Luật Doanh nghiệp, làm vốn đầu tư tăng cao. Đây là một trong những nguyên nhân đẩy giá thuê diện tích bán hàng tăng gấp 2-3 lần so với thời điểm nhà nước quản lý, khiến tiểu thương bỏ chợ, doanh nghiệp thua lỗ, nợ tiền thuê đất, nên đã trả lại dự án cho địa phương.

Để nâng cao hiệu quả kinh tế trong lĩnh vực quản lý kinh doanh, khai thác chợ, bà Trần Thị Phương Lan đề nghị: Ngành chức năng, cấp có thẩm quyền thực hiện cơ chế hỗ trợ, như miễn, giảm tiền thuê đất; ưu đãi lãi suất cho vay đầu tư xây dựng chợ… Đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư xây dựng, kinh doanh, khai thác chợ, cần có quy định rõ hơn về quyền lợi, trách nhiệm của hộ kinh doanh trong từng trường hợp được giao, hoặc cho thuê điểm kinh doanh. Trước mắt, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện thu tiền thuê điểm kinh doanh tại chợ tương đương với mức thu áp dụng khi chợ do nhà nước quản lý, nhằm bảo đảm an sinh xã hội. Bên cạnh đó, Sở Công Thương đề nghị UBND thành phố sớm phê duyệt Danh mục các dự án chợ kêu gọi đầu tư và tổ chức mời thầu trên địa bàn thành phố năm 2019 đợt 1; sửa đổi Quyết định số 56/2016/QĐ-UBND ngày 31/1/2016 của UBND thành phố về việc ban hành giá dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ trên địa bàn thành phố cho phù hợp với các quy định.

Ông Nguyễn Ngọc Vĩnh - Phó Trưởng Phòng Kinh tế quận Long Biên - kiến nghị, thành phố cần có cơ chế cân đối, điều chỉnh các khoản mà doanh nghiệp phải nộp cho nhà nước, như tiền thuê đất, thuế, phí… để giúp doanh nghiệp có lợi nhuận tối thiểu dựa trên các khoản thu từ chợ.

Việc cải tạo, xây dựng lại các chợ cũ tại Hà Nội nhằm cải thiện điều kiện kinh doanh tốt hơn; đồng thời, tạo đô thị văn minh, hiện đại. Trước những tồn tại nêu trên, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Doãn Toản đề nghị sở, ngành nghiên cứu, đề xuất với UBND thành phố về cơ chế kết hợp hiệu quả các nguồn vốn, đa dạng hóa hình thức huy động vốn, phương thức hợp tác công - tư; tìm giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong quản lý, kinh doanh, khai thác chợ... nhằm đẩy mạnh thu hút các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng chợ trên địa bàn.

Bà TrầnThị Phương Lan - Phó giám đốc Sở Công Thương Hà Nội:
Đa phần các dự án kêu gọi đầu tư xây dựng, cải tạo chợ đều có quy mô nhỏ, lợi nhuận ít, việc quản lý phức tạp. Đặc biệt, trong quá trình triển khai, thường hay gặp phản ứng không đồng thuận của tiểu thương khiến các doanh nghiệp thờ ơ khi tham gia đầu tư xây mới hệ thống chợ.
Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thái Nguyên: Chuyển đổi số tạo động lực để hợp tác xã vươn xa

Thái Nguyên: Chuyển đổi số tạo động lực để hợp tác xã vươn xa

Nhiều hợp tác xã ở Thái Nguyên đã tiếp cận mô hình kiểu mới, linh hoạt, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, thích ứng với nhu cầu thị trường.
Bất chấp nắng nóng, phố cổ Hội An vẫn chật kín người trong dịp lễ 30/4 và 1/5

Bất chấp nắng nóng, phố cổ Hội An vẫn chật kín người trong dịp lễ 30/4 và 1/5

Bất chấp thời tiết nắng nóng, phố cổ Hội An (tỉnh Quảng Nam) vẫn chật kín người trong dịp lễ 30/4 và 1/5. Càng về chiều tối, lượng khách kéo đến ngày càng đông.
Thừa Thiên Huế mong muốn hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, công nghiệp công nghệ cao

Thừa Thiên Huế mong muốn hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, công nghiệp công nghệ cao

Trong Chương trình quảng bá địa phương Việt Nam tại Hoa Kỳ, tỉnh Thừa Thiên Huế mong muốn hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, công nghiệp công nghệ cao.
Ngắm “Con tàu tập kết” khổng lồ chuẩn bị hoàn thiện tại Sầm Sơn

Ngắm “Con tàu tập kết” khổng lồ chuẩn bị hoàn thiện tại Sầm Sơn

Tượng đài "Con tàu tập kết" được xây dựng nhằm hướng tới kỷ niệm 70 năm đón tiếp đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc (1954-2024).
Chiến thắng Thượng Đức đập tan "cánh cửa thép"

Chiến thắng Thượng Đức đập tan "cánh cửa thép"

Chiến thắng Thượng Đức đã đi vào lịch sử của vùng đất Quảng Nam-Đà Nẵng trung dũng kiên cường đi đầu diệt Mỹ và của cả nước với vị trí là trận thắng bước ngoặt.

Tin cùng chuyên mục

Thương mại TP. Hồ Chí Minh ngày càng văn minh, hiện đại

Thương mại TP. Hồ Chí Minh ngày càng văn minh, hiện đại

49 năm sau ngày thống nhất đất nước với hơn 30 năm đổi mới và phát triển, ngành thương mại TP. Hồ Chí Minh đã “lột xác” theo hướng văn minh, hiện đại.
Thanh Hóa: Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng, ổn định thị trường vàng

Thanh Hóa: Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng, ổn định thị trường vàng

Thời gian qua, thị trường vàng thế giới và trong nước có nhiều biến động, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa đã tăng quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Sơn La: Lượng khách lưu trú tăng cao

Sơn La: Lượng khách lưu trú tăng cao

Gần đến ngày Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) số lượng du khách lên Điện Biên lưu trú tại Sơn La tăng mạnh.
Yên Bái: Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 11,25%

Yên Bái: Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 11,25%

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4/2024 của Yên Bái ước đạt 1.986,5 tỷ đồng tăng 11,25% so cùng kỳ năm trước.
Bà Rịa – Vũng Tàu đón hơn 200.000 lượt khách trong 2 ngày đầu kỳ nghỉ lễ

Bà Rịa – Vũng Tàu đón hơn 200.000 lượt khách trong 2 ngày đầu kỳ nghỉ lễ

Trong 2 ngày 27 và 28/4, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đón hơn 200.000 lượt khách tham quan du lịch, giải trí, lưu trú. Riêng TP. Vũng Tàu đón khoảng 114.000 lượt.
Yên Bái: Giải ngân vốn đầu tư công tháng 4 tăng gần 8,6%

Yên Bái: Giải ngân vốn đầu tư công tháng 4 tăng gần 8,6%

Các cấp chính quyền tỉnh Yên Bái thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ kịp thời khó khăn cho doanh nghiệp nhằm đẩy nhanh vốn đầu tư trên địa bàn.
Khách du lịch tiếp tục đổ về TP. Vũng Tàu trong ngày nghỉ lễ thứ 2

Khách du lịch tiếp tục đổ về TP. Vũng Tàu trong ngày nghỉ lễ thứ 2

Giao thông thuận lợi, kỳ nghỉ kéo dài, hàng nghìn khách du lịch tiếp tục đổ về TP. Vũng Tàu để vui chơi, tắm biển.
Phố phường Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào lễ 30/4 và 1/5

Phố phường Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào lễ 30/4 và 1/5

Những ngày này, trên đường phố Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng kỷ niệm 47 năm ngày Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế lao động 1/5.
Tuyên Quang: Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế

Tuyên Quang: Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế

Hướng tới phát triển kinh tế bền vững, Tuyên Quang đặc biệt chú trọng công tác bảo vệ môi trường, kiên quyết không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế.
Thái Nguyên: Công đoàn ngành Công Thương tuyên dương 60 cá nhân tiêu biểu

Thái Nguyên: Công đoàn ngành Công Thương tuyên dương 60 cá nhân tiêu biểu

Trong Tháng Công nhân 2024, Công đoàn ngành Công Thương Thái Nguyên sẽ triển khai các hoạt động chăm lo đời sống đoàn viên, người lao động hiệu quả, thiết thực.
Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh tuyên truyền, kiểm tra an toàn thực phẩm

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh tuyên truyền, kiểm tra an toàn thực phẩm

Sở Công Thương Thừa Thiên Huế phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, kiểm tra an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực ngành Công Thương.
Quảng Nam: Khai trương Khu du lịch sinh thái Cổng trời Đông Giang sau gần 7 năm thi công

Quảng Nam: Khai trương Khu du lịch sinh thái Cổng trời Đông Giang sau gần 7 năm thi công

Khu du lịch sinh thái Cổng trời Đông Giang chính thức khai trương sau gần 7 năm triển khai thi công, trong đó có 2 năm đưa vào khai thác vận hành chạy thử.
Công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận

Công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận

UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Vùng đất anh hùng “khoác áo mới”

Vùng đất anh hùng “khoác áo mới”

Huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh - vùng đất anh hùng, kiên cường trong chiến tranh, giờ đây rực rỡ sức sống mới, đổi mới và phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ mới.
Thanh Hóa: Khai mạc Lễ hội du lịch biển 2024 “Sầm Sơn – Rực rỡ sắc màu”

Thanh Hóa: Khai mạc Lễ hội du lịch biển 2024 “Sầm Sơn – Rực rỡ sắc màu”

Hàng trăm ngàn người đã đến với Quảng trường biển Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa để xem khai mạc Lễ hội du lịch biển 2024 với chủ đề “Sầm Sơn – Rực rỡ sắc màu”.
Ninh Thuận muốn hiện thực hoá các dự án Hydrogen

Ninh Thuận muốn hiện thực hoá các dự án Hydrogen

Ninh Thuận kỳ vọng các dự án Hydrogen không còn là câu chuyện trên giấy mà đi vào thực tế qua sự chung tay giữa cơ quan quản lý và cộng đồng doanh nghiệp.
Số người tử vong do tai nạn tăng, Tuyên Quang đẩy mạnh tuyên truyền văn hóa giao thông

Số người tử vong do tai nạn tăng, Tuyên Quang đẩy mạnh tuyên truyền văn hóa giao thông

Ban ATGT Tuyên Quang đang tập trung tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông, trọng tâm tuyên truyền trên sóng phát thanh, truyền hình.
200 đại biểu dự hội thảo năng lượng xanh tại Ninh Thuận

200 đại biểu dự hội thảo năng lượng xanh tại Ninh Thuận

Chiều 27/4, tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội thảo “Năng lượng xanh, Hydro xanh và Khu công nghiệp trung hòa carbon”.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh thăm hỏi, động viên gia đình các nạn nhân vụ lật thuyền

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh thăm hỏi, động viên gia đình các nạn nhân vụ lật thuyền

Ngay sau khi kết thúc công tác tìm kiếm cứu nạn, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đã tới thăm hỏi, động viên gia đình các nạn nhân trong vụ lật thuyền trên sông Chanh.
Bài 3: Nỗ lực của chính quyền địa phương khắc phục ô nhiễm môi trường tại các cơ sở chế tác đá

Bài 3: Nỗ lực của chính quyền địa phương khắc phục ô nhiễm môi trường tại các cơ sở chế tác đá

Giải quyết thực trạng ô nhiễm môi trường tại các cơ sở chế tác đá là vấn đề nan giải nhưng các cấp chính quyền ở Thanh Hóa đang có nhiều nỗ lực khắc phục.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động