Thứ bảy 28/12/2024 18:20

Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia: Đa dạng hóa phương thức

Bộ Công Thương đã ký kết chương trình hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (TMĐT) lớn nhằm thực hiện Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia (XTTMQG), xúc tiến xuất khẩu (XK) hiệu quả hơn.

Hiệu quả rõ rệt

Chương trình XTTMQG đã đóng góp tích cực vào tốc độ tăng trưởng XK của cả nước. Dù nguồn vốn hỗ trợ từ Chính phủ không cao, khoảng 100 tỷ đồng/năm nhưng chương trình đã thu hút được nguồn vốn xã hội hóa khá lớn.

Với định hướng lấy doanh nghiệp (DN), nhất là DN nhỏ và vừa làm đối tượng hỗ trợ trung tâm, chương trình đã thiết kế và triển khai nhiều hoạt động hữu ích, giúp đối tượng này giảm tải áp lực về chi phí, nhân lực thực hiện hoạt động XTTM. Cụ thể, thông qua chương trình, mỗi năm, Cục XTTM tổ chức hàng trăm khóa đào tạo năng lực phát triển mẫu mã sản phẩm, thương hiệu; cung cấp kỹ năng tiếp cận thị trường XK; hỗ trợ DN tham gia hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước.

Tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước tiếp cận đối tác nước ngoài

Da giày - một trong những ngành hàng được hưởng lợi từ Chương trình XTTMQG. Chia sẻ về hiệu quả đạt được, bà Phan Thị Thanh Xuân- Tổng thư ký Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam - cho hay: Hội chợ, triển lãm tuy là phương thức XTTM truyền thống nhưng hiệu quả đạt được rất tốt. Đặc biệt, DN ngành da giày hầu hết với quy mô nhỏ, ít cơ hội tiếp xúc với khách hàng XK trực tiếp, chương trình đã tháo gỡ được điểm nghẽn này.

Ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục XTTM (Bộ Công Thương) - cho biết, thời gian tới, Chương trình XTTMQG tập trung thực hiện các hoạt động trong một số lĩnh vực, ngành hàng, thị trường ưu tiên. Đó là những thị trường Việt Nam ký hiệp định thương mại tự do nhằm tận dụng cơ hội từ việc giảm thuế và ngành hàng được giảm thuế nhiều nhất, sau đó mới đến thị trường truyền thống.

Ưu tiên môi trường thương mại điện tử

Một trong những ưu tiên hàng đầu của Chương trình XTTMQG thời gian tới là xúc tiến XK thông qua môi trường TMĐT và kinh tế số. Bằng cách kết nối với các nhà cung cấp dịch vụ TMĐT, công ty kỹ thuật số lớn trên thế giới như Amazon, Alibaba, Google… giúp cộng đồng DN có thể ứng dụng tốt nhất công cụ của TMĐT vào xúc tiến XK.

Bộ Công Thương và Amazon Global spelling đã thống nhất Chương trình hợp tác trong vòng 3 năm (2019-2021) nhằm hỗ trợ DN Việt Nam XK toàn cầu; xây dựng thương hiệu, sản phẩm của DN trên môi trường TMĐT của Amazon; đào tạo DN có thể phát triển XK . "Đã có 100 DN được lựa chọn đăng ký tài khoản XK qua Amazon. Từ nay đến cuối năm 2019, sẽ tiếp tục tổ chức đào tạo để lựa chọn DN có đủ năng lực XK vào Amazon" - ông Vũ Bá Phú chia sẻ.

Bên cạnh đó, Cục XTTM sẽ đa dạng hóa phương thức XTTM nhằm giúp DN tận dụng tối đa lợi ích mang lại từ các hiệp định thương mại tự do, vượt qua thách thức thương mại toàn cầu; đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong việc xúc tiến XK, kết nối đối tác thương mại nước ngoài với hiệp hội, DN trong nước; cải thiện hệ thống thông tin tư vấn về thị trường cho DN; thực hiện hoạt động XTTM trọng điểm, mang tầm quốc gia; triển khai Chương trình XTTMQG gắn với hoạt động xây dựng, bảo vệ và phát triển thương hiệu.

Ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục XTTM (Bộ Công Thương): Ngoài nỗ lực từ phía cơ quan quản lý nhà nước, các DN cần hết sức chủ động trong thực hiện hoạt động XTTM, xúc tiến XK.
Việt Nga - Trung Trang
Bài viết cùng chủ đề: Xúc tiến thương mại quốc gia

Tin cùng chuyên mục

Rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá đối với thép cán nguội

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Công tác phát triển thị trường châu Á - châu Phi phải trọng tâm, trọng điểm

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024

Mật ong Cẩm Tú - Tinh hoa từ vườn nhãn lên sàn thương mại điện tử

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu

Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Khai mạc Chương trình Phố rượu vang, trà, cà phê và đặc sản Đà Lạt

Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

Rà soát nhà xuất khẩu mới trong vụ áp dụng chống lẩn tránh phòng vệ thương mại với đường mía

Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Trung bình 1 người tiêu dùng Việt Nam mua hàng trực tuyến 4 lần/tháng

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

EU khởi xướng điều tra tự vệ đối với một số hợp kim gốc mangan và silicon

Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong xúc tiến thương mại và đầu tư tại Hoa Kỳ

Nấm Mối Đen Uyên Khang: Khẳng định thương hiệu nhờ sàn thương mại điện tử

Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD