Thứ ba 31/12/2024 06:30

Chương trình Năng lượng và Cuộc sống 2023 – Chủ đề “Điện mặt trời tự sản tự tiêu”

Chương trình “Năng lượng và Cuộc sống 2023” được phát sóng vào Chủ nhật hàng tuần trên kênh VTV2 – Đài Truyền hình Việt Nam.

Chương trình “Năng lượng và Cuộc sống 2023” có sự đồng hành của Tổng công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS).

Theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch Điện VIII), chúng ta sẽ ưu tiên khuyến khích phát triển điện gió, điện mặt trời “tự sản, tự tiêu”. Trong đó có điện mặt trời mái nhà của người dân và mái công trình xây dựng, điện mặt trời tại các cơ sở kinh doanh tiêu thụ tại chỗ, không đấu nối hoặc không bán điện vào điện lưới quốc gia. Vấn đề này sẽ được làm rõ trong chương trình Năng lượng và Cuộc sống thông qua chia sẻ của chuyên gia.

Quy hoạch Điện VIII đã đặt ra một yêu cầu về cơ cấu điện năm 2030 của nước ta sẽ có sự điều chỉnh theo hướng nâng mạnh tỉ trọng điện năng lượng tái tạo lên tổng năng lượng tiêu thụ của nước ta. Cụ thể, chúng ta sẽ sản xuất điện gió trên bờ chiếm khoảng 14,5% tổng công suất, sản xuất điện gió ngoài khơi chiếm khoảng 8,5% tổng công suất. Như vậy, công suất điện gió chiếm tới 23% tổng công suất điện tới năm 2030. Điện mặt trời chiếm khoảng 8,5%, điện thủy điện chiếm khoảng 19,5%. Toàn bộ năng lượng tái tạo bao gồm điện gió, điện mặt trời và thủy điện sẽ chiếm khoảng trên 50%. Trong đó, điện mặt trời tự sản tự tiêu thông qua hộ gia đình, doanh nghiệp áp mái được khuyến khích, thậm chí là không có giới hạn.

Theo chuyên gia, chiến lược phát triển điện mặt trờitự sản tự tiêu mang lại lợi ích tổng thể chung cho cả quốc gia, cả doanh nghiệp cũng như người dân. Đối với doanh nghiệp, khi chủ động được nguồn năng lượng mặt trời áp mái, doanh nghiệp sẽ giảm thiểu được giá điện và sử dụng theo nhu cầu của mình. Đây là một trong những lợi ích lớn nhất cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần phương án cho vấn đề năng lượng mặt trời chỉ chiếu sáng 12 giờ trong ngày hoặc trong những ngày nắng và tăng khả năng dự trữ điện, tự chủ trong vấn đề nguồn điện. Bên cạnh đó, khi tự chủ được vấn đề nguồn điện, doanh nghiệp sẽ ổn định điện trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Ở góc độ quốc gia, khi doanh nghiệp tự chủ động được nguồn điện mặt trời tự sản tự tiêu, áp lực về tổng cầu điện quốc gia đặc biệt là áp lực với Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia sẽ được giảm tải. Khi năng lượng tái tạo phát triển, việc tổ hợp tác hay hợp tác xã về điện theo lĩnh vực chỉ có sản xuất và phân phối điện có xu hướng sẽ tăng trưởng và phù hợp trong bối cảnh thời gian tới.

Khi đứng trước một vấn đề mới có rất nhiều ích lợi. Nhưng đi kèm với đó thì chúng ta sẽ không tránh được những bất cập, những vấn đề còn vướng mắc. Để theo dõi thêm nhiều thông tin bổ ích trong cuộc sống, xin mời quý vị đón xem Chương trình Năng lượng và Cuộc sống vào Chủ nhật hàng tuần trên kênh VTV2 – Đài Truyền hình Việt Nam.

Phương Thảo
Bài viết cùng chủ đề: Tổng công ty Khí Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Bộ Công Thương dự lễ kỷ niệm 30 năm Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia

EVNCPC đóng điện công trình TBA 110kV Phú Hòa và đấu nối

EVNNPT đóng điện máy biến áp thứ 3 TBA 220kV Nhà Bè

‘Quay xe’ với khí đốt Nga: Ukraine đang mạo hiểm điều gì?

EVNNPT đóng điện dự án Trạm biến áp 220kV Phước Long

Doanh nghiệp năng lượng thích ứng với quy định giảm phát thải

EVNNPT đóng điện đường dây 220kV Chơn Thành – Bến Cát

PC Lai Châu ký cam kết đảm bảo an toàn lao động

Bộ Công Thương họp rà soát, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Xuyên đêm hoàn thành công trình Trạm biến áp 110kV Hoa Lư

Chủ tịch Petrovietnam nêu thông điệp để đổi mới giá trị cốt lõi

Đường dây 500kV giải tỏa công suất Nhà máy điện Nhơn Trạch 4 về đích

Điểm mới trong Dự thảo Nghị định về cơ chế giá bán lẻ điện bình quân

Thanh Hóa khởi công dự án thủy điện 420 tỷ đồng

VCCI góp ý dự thảo Nghị định quy định chi tiết Luật Điện lực

Chỉ thị của Bộ Công Thương về đẩy mạnh tiêu thụ nhiên liệu sinh học tại Việt Nam

Thúc đẩy tiết kiệm năng lượng cho người dân thành phố Đà Nẵng

Bình Thuận hướng đến mục tiêu trung tâm năng lượng quốc gia như thế nào?

Vượt khủng hoảng lớn nhất lịch sử, Petrovietnam tăng trưởng ngoạn mục

Các vụ lừa đảo, mạo danh điện lực tại miền Trung – Tây Nguyên tăng