Người bị đau dạ dày có được ăn đủ đủ? |
Chuối là loại quả có hàm lượng dưỡng chất cao
Các chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra, chuối là một loại trái cây có hàm lượng dưỡng chất cao rất tốt cho sức khỏe con người.
Người bị đau dạ dày ăn chuối như thế nào tốt cho sức khỏe |
Sở dĩ do trong quả chuối chứa nhiều dưỡng chất có lợi như vitamin C. Mỗi quả chuối thường chứa khoảng 10mg vitamin C có tác dụng củng cố hệ miễn dịch cho cơ thể; tăng cường chức năng tự chữa lành của các tế bào, giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn sau khi luyện tập thể dục thể thao hoặc vận động mạnh...
Vitamin B6 thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể; kali là một loại khoáng chất cần thiết cho sức khỏe của tim mạch, vì nó giúp làm giãn thành mạch máu, điều hoà nhịp tim, tăng sức co bóp cho cơ tim, giữ huyết áp luôn ở trạng thái ổn định, giảm thiểu nguy cơ đột quỵ…
Nhiều chất xơ: Trung bình có khoảng 3gr chất xơ/quả chuối, phục vụ 10% nhu cầu thiết yếu của cơ thể mỗi ngày. Chất xơ có vai trò thúc đẩy sự hoạt động trong đường ruột, kiểm soát tốt các chỉ số cân nặng, huyết áp, cholesterol và giảm viêm nhiễm. Do vậy rất nhiều người lựa chọn chuối là một loại quả cần phải có trong chế độ ăn kiêng.
Trong chuối còn chứa một thành phần khác là prebiotic nuôi dưỡng cho lợi khuẩn trong đường ruột phát triển.
Người mắc bệnh đau dạ dày nên ăn chuối như thế nào?
Thực tế không ít người e ngại tác dụng phụ của chuối đối với những bệnh lý về dạ dày. Tuy nhiên với một số chất dinh dưỡng trong quả chuối lại có lợi cho bệnh nhân bị đau dạ dày, như: Kali giúp nhuận tràng, giảm triệu chứng đau dạ dày, kích thích tiết ra chất nhầy bảo vệ niêm mạc cơ quan này; delphinidin trong chuối là chất chống oxy hóa ngăn ngừa việc hình thành các tế bào ung thư ở dạ dày; pectin - một loại chất giúp giảm đau, cải thiện các vấn đề về dạ dày và hỗ trợ tiêu hoá…
Theo TS. BS Trần Thị Bích Nga - nguyên Giảng viên chuyên khoa Dinh dưỡng Đại học Y Hà Nội: Các nguyên nhân tiềm ẩn gây khó chịu cho dạ dày sau khi ăn chuối có thể do lượng tinh bột, do hội chứng ruột kích thích, dị ứng chuối hoặc không dung nạp fructose.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, độ chín có ảnh hưởng đến lượng tinh bột có trong quả chuối. Chuối chưa chín chứa lượng tinh bột nhiều hơn 12 lần so với chuối chín. Thực phẩm giàu tinh bột có thể khó tiêu hóa hơn và thường tạo ra khí trong đường tiêu hóa.
Nếu ăn chuối quá xanh hoặc chưa chín kỹ với số lượng lớn có thể gây ra các triệu chứng đầy hơi và chướng bụng. Điều này có thể dẫn đến cơn đau tương tự như đau dạ dày.
Chuối có chứa chất xơ hòa tan và sorbitol, có thể gây đầy hơi và khó chịu ở bụng ở những người có vấn đề về tiêu hóa. Chất xơ hòa tan hòa tan trong nước và dễ dàng lên men trong ruột già hơn chất xơ không hòa tan. Điều này có thể dẫn đến đầy hơi và chướng bụng ở một số người.
Như vậy, người mắc bệnh đau dạ dày cũng cần phải biết ăn chuối đúng cách để không gặp các phản ứng ngược gây hại cho sức khỏe. Theo đó, chỉ nên chọn chuối chín để ăn, vì chuối xanh hoặc chuối ương có nhiều nhựa gây kích thích dạ dày, dễ bị khó chịu, cồn cào; mỗi ngày chỉ nên ăn từ 1 - 2 quả vừa đủ; chỉ nên ăn chuối sau bữa ăn khoảng 20 - 30 phút. Tuyệt đối không ăn chuối khi bụng đói vì hàm lượng cao magie, vitamin C trong chuối có thể không tốt cho dạ dày, làm tình trạng đau và viêm loét dạ dày nặng hơn.
Riêng với chuối tiêu, do chuối tiêu chứa hàm lượng pectin cao, vì thế nếu người đau dạ dày nên hạn chế ăn, vì nếu hấp thụ quá nhiều pectin sẽ làm tăng nồng độ acid trong niêm mạc dạ dày. Từ đó gây ra ợ hơi, ợ chua, chướng bụng, nóng rát dạ dày và trào ngược dạ dày.
Người đau dạ dày nên bổ sung từ 2 - 3 quả chuối 1 ngày có thể ngăn ngừa viêm loét dạ dày, giảm đau dạ dày.
Trong phương pháp dân gian, chuối tiêu lại được sử dụng để làm nhiều bài thuốc chữa đau dạ dày, có độ an toàn cao. Ví dụ: Bột chuối tiêu xanh kết hợp với mật ong để làm tăng hiệu quả điều trị đau dạ dày. Người đau dạ dày cũng có thể dùng chuối tiêu với một số thảo mộc như rễ cỏ tranh, bông mã đề, kim tiền thảo tạo nên bài thuốc chữa đau dạ dày, giảm triệu chứng đầy hơi, chướng bụng... |