Chung tay tìm giải pháp bảo đảm an ninh năng lượng

Với tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 7%/năm giai đoạn 2016-2030, Việt Nam đang cần đến nguồn năng lượng khổng lồ, nhất là điện năng. Tuy nhiên, nguồn thủy điện cơ bản đã khai thác hết, điện hạt nhân, năng lượng tái tạo còn gặp nhiều khó khăn… Vậy đâu là giải pháp bảo đảm an ninh năng lượng, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội từ nay đến năm 2030 và các giai đoạn tiếp theo?
Chung tay tìm giải pháp bảo đảm an ninh năng lượng

Nguy cơ thiếu hụt nguồn năng lượng

Trong phát triển kinh tế - xã hội, năng lượng có vai trò cực kỳ quan trọng, bởi nó tạo nền tảng, tiền đề cho các ngành kinh tế khác phát triển, đồng thời nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của nhân dân.

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước là ngành điện “phải đi trước một bước”, trong những năm qua, Chính phủ đã phê duyệt nhiều quy hoạch, chiến lược cũng như đưa ra các cơ chế chính sách thu hút đầu tư vào ngành năng lượng nhằm bảo đảm đủ điện cho phát triển kinh tế; đầu tư hàng trăm nghìn tỷ đồng để xây dựng hạ tầng hệ thống điện từ nguồn đến lưới điện, đáp ứng nhu cầu phụ tải tăng trưởng trên 11%/năm, nhất là ở khu vực phía Nam - nơi có sản lượng điện tiêu thụ chiếm khoảng 50% nhu cầu của cả nước.

Giáo sư - Viện sĩ Trần Đình Long - Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam - cho biết, do tính chất địa lý và nguồn năng lượng sơ cấp, cơ cấu nguồn điện ở nước ta phân bố không đồng đều. Trong khi nguồn điện ở miền Bắc, miền Trung tương đối dồi dào thì ở phía Nam lại thiếu hụt, và nhu cầu điện ở phía Nam lại tăng rất cao, đặc biệt là mùa khô, vì vậy rất khó khăn cho hệ thống điện trên lưới truyền tải 500kV Bắc - Nam.

Theo Quy hoạch Phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020, có xét đến năm 2030 điều chỉnh (Quy hoạch điện VII điều chỉnh), ngành điện phải bảo đảm cung cấp đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước với mức tăng trưởng GDP bình quân khoảng 7,0%/năm. Sản lượng điện toàn hệ thống cũng được xác định vào khoảng 265-278 tỷ kWh vào năm 2020; năm 2025 khoảng 400-431 tỷ kWh và năm 2030 khoảng 572-632 tỷ kWh… Để đáp ứng nhu cầu này, từ nay đến năm 2020, tổng công suất các nhà máy điện phải đạt khoảng 60.000 MW. Năm 2030 phải đạt khoảng 129.500 MW. Nhu cầu than cho các nhà máy nhiệt điện nếu vào đúng quy hoạch cần tới 64,1 triệu tấn vào năm 2020 và khoảng 131,1 triệu tấn vào năm 2030.

Nguồn vốn cho phát triển nguồn điện giai đoạn 2016 - 2020 là gần 650.000 tỷ đồng; giai đoạn 2021 - 2030 khoảng 1.737,512 tỷ đồng. Tổng nhu cầu vốn của ngành than cho đầu tư mới, cải tạo mở rộng khai thác và đầu tư duy trì sản xuất giai đoạn đến năm 2020 cần 96.566 tỷ đồng; giai đoạn 2021 - 2030 khoảng 172.437 tỷ đồng.

Chung tay tìm giải pháp bảo đảm an ninh năng lượng
Thi công đường dây 500kV Sơn La - Lai Châu

Tuy nhiên, tính đến hết năm 2016, tổng công suất nguồn điện cả nước mới đạt trên 42.000 MW. Như vậy, từ nay đến năm 2020, bình quân mỗi năm phải đưa vào vận hành gần 5.000 MW; giai đoạn từ 2020-2030, mỗi năm cần xây dựng mới trên 6.000 MW nguồn điện.

Về năng lượng tái tạo, mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, điện mặt trời đạt 850MW (hiện nay 140MW), điện gió đạt 800 MW (hiện 160MW) vào năm 2020. Như vậy, hai nguồn này từ nay đến năm 2020 còn thiếu trên 1.500MW và với tình hình triển khai các dự án năng lượng tái tạo hiện có thì kể cả có lo đủ nguồn vốn cũng chưa đạt mục tiêu đề ra.

Nhiều chuyên gia cho rằng, đây thực sự là thách thức lớn đối với ngành điện, đặc biệt trong bối cảnh giá điện hiện nay vẫn chưa được điều chỉnh theo cơ chế giá thị trường. Mặt khác, một số dự án điện theo Quy hoạch điện VII có thể chậm tiến độ, trong khi nhu cầu phụ tải vẫn duy trì ở mức hai con số, nếu không có giải pháp kịp thời sẽ dẫn đến nguy cơ thiếu điện trong tương lai gần.

Câu hỏi đặt ra là làm thế nào chúng ta có thể đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng cho phát triển kinh tế - xã hội từ nay đến năm 2020, 2030 và giai đoạn tiếp theo, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế đất nước còn gặp nhiều khó khăn?

Chưa dễ phát triển mạnh năng lượng tái tạo

Một số ý kiến cho rằng, để bảo đảm nhu cầu năng lượng cho đất nước, Việt Nam cần đẩy mạnh phát triển nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) như điện gió, điện mặt trời như các nước châu Âu. Tuy nhiên, hạ tầng lưới điện ở các quốc gia này đã được đầu tư bài bản và có sự liên kết chặt chẽ; nhu cầu sử dụng điện cho phát triển kinh tế không cao (chỉ số đàn hồi thấp do công nghệ hiện đại)... Còn ở Việt Nam, dù NLTT có tiềm năng nhưng không thể thay thế nguồn năng lượng hiện hữu trong tương lai gần và cần có lộ trình.

Theo Giáo sư - Viện sĩ Trần Đình Long, sở dĩ nguồn NLTT chưa thể phát triển, bởi: Thứ nhất, suất đầu tư cao (nhất là điện gió); chính sách giá mua điện chưa đủ hấp dẫn khi các nhà đầu tư ngoài ngành điện chỉ ưu tiên lợi nhuận. Thứ hai, hiệu suất khai thác thấp so với các nguồn điện khác do phụ thuộc vào yếu tố thời tiết. Do đó cần phải đầu tư gấp 3 - 4 lần công suất đặt so với nhiệt điện than. Bên cạnh đó, đối với những nguồn điện NLTT trên 30MW cần có quỹ đất tương đối lớn nhưng không thể sử dụng quỹ đất nông nghiệp màu mỡ và cần tính đến các phương án kỹ thuật đấu nối để tăng khả năng truyền tải ở một số đoạn tuyến. Đồng thời đầu tư cho hệ thống dự phòng nhằm bổ sung nguồn năng lượng thiếu hụt khi điều kiện thời tiết không thuận lợi.

“Chính phủ vừa phê duyệt giá mua điện mặt trời là 9,35 cent. Đây là quyết định khá quan trọng, nhưng mức độ ấy đã đủ khích lệ nhà đầu tư hay chưa còn phải chờ một thời gian nữa. Vì vậy, dù muốn hay không, nhiệt điện than vẫn là lựa chọn mang tính khả thi, nếu không muốn nói là bắt buộc” - Giáo sư - Viện sĩ Trần Đình Long chia sẻ thêm.

Cùng quan điểm này, một số ý kiến cho rằng, trong vòng 20-30 năm tới, để giải quyết vấn đề năng lượng, các nước trên thế giới, nhất là các nước đang hoặc kém phát triển, trong đó có Việt Nam vẫn phải dựa chủ yếu vào các nguồn năng lượng hóa thạch (than, dầu, khí). Vấn đề môi trường của nhiệt điện than hoàn toàn có thể kiểm soát triệt để bằng công nghệ nhưng chi phí đầu tư sẽ tăng thêm trên 20%.

GS - TS. Trương Duy Nghĩa - Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật nhiệt Việt Nam nhận định phát triển nhiệt điện than vẫn đang được nhiều nước đẩy mạnh, kể cả các nước phát triển bởi nhiệt điện than có giá thành thấp, chỉ sau thủy điện, vốn đầu tư huy động không quá cao, khả năng huy động công suất lớn, xây dựng nhà máy không quá phụ thuộc vào địa điểm như thủy điện và thời gian xây dựng không quá lâu - chỉ khoảng 3 năm.

Chung tay tìm giải pháp bảo đảm an ninh năng lượng
Nhà máy nhiệt điện Ô Môn

TS. Phương Hoàng Kim - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng (Bộ Công Thương) - khẳng định, nhiệt điện than ở nước ta đã và đang giữ vai trò khá quan trọng đối với nền kinh tế. Hiện, nhiệt điện than đang chiếm khoảng 34-35% và theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong cơ cấu nguồn điện, năm 2020, nhiệt điện than chiếm khoảng 42,7%, năm 2025 khoảng 49,3% và năm 2030 khoảng 42,6%.

Cũng theo TS. Phương Hoàng Kim, quan điểm của Chính phủ và Bộ Công Thương là ưu tiên phát triển NLTT, không phát triển thủy điện nếu ảnh hưởng đến môi trường, xã hội; không phát triển nhiệt điện than bằng mọi giá mà phải gắn với bảo vệ môi trường. Chính vì vậy, Bộ Công Thương đã và đang đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu, lựa chọn các công nghệ tiên tiến nhất, bảo đảm hiệu quả phát điện, giảm phát thải và bảo vệ môi trường. Kinh nghiệm thực tế ở nhiều nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, các nhà máy nhiệt điện than vẫn phát huy hiệu quả kinh tế, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và bảo vệ môi trường nhờ tiến bộ khoa học kỹ thuật.

Cần giải pháp đồng bộ

Năng lượng được ví là trục xương sống và mạch máu của nền kinh tế, do đó bằng bất cứ giá nào cũng phải bảo đảm nguồn cho sự phát triển. Tuy nhiên, cần có giải pháp đồng bộ, quyết liệt hơn để tránh nguy cơ thiếu hụt nguồn năng lượng, nhất là điện năng trong tương lai rất gần.

Trước hết, các cơ quan quản lý nhà nước cần rà soát toàn diện các văn bản pháp lý, nhất là Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 ban hành năm 2007 để sửa đổi bổ sung phù hợp với tình hình thực tế, làm cơ sở để điều chỉnh các chiến lược quy hoạch của các phân ngành cho đồng bộ, thống nhất. Đây là những văn bản rất quan trọng, nhằm khai thác, sử dụng các nguồn năng lượng hợp lý, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Cùng với đó là việc ban hành các cơ chế, chính sách thiết thực bảo đảm phát triển năng lượng bền vững, khuyến khích thu hút đầu tư phát triển nguồn và lưới điện theo hướng thông minh, bảo vệ môi trường. Tiếp tục đẩy mạnh chính sách sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, trong đó hỗ trợ chuyển đổi dây chuyền sản xuất cũ, lạc hậu, tiêu tốn nhiều năng lượng. Áp dụng các chế tài xử lý các doanh nghiệp không tuân thủ các quy định về sử dụng năng lượng.

Đẩy mạnh tái cơ cấu ngành năng lượng, áp dụng cơ chế giá thị trường năng lượng; tăng cường đầu tư phát triển nguồn điện sử dụng công nghệ cao, ít phát thải; phát triển lưới điện thông minh nhằm khai thác hiệu quả tối đa hệ thống năng lượng.

Đồng thời tăng cường đầu tư nghiên cứu các sản phẩm công nghệ mới, phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo nhằm giảm nhập khẩu máy móc, thiết bị năng lượng, đồng thời khuyến khích phát triển công nghiệp phụ trợ ở lĩnh vực năng lượng trong nước.

Song song với việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, cần chủ động tuyên truyền nâng cao nhận thức, hiểu biết của người dân về ngành năng lượng, thông qua đó sẽ nhận được sự đồng thuận của cả xã hội.

Phát triển bất kỳ nguồn năng lượng nào cũng đều có tính hai mặt tích cực và hạn chế, không đánh đổi môi trường lấy kinh tế là tất yếu nhưng cần nhìn vào sự thật để tìm ra giải pháp phù hợp với thực tế, hạn chế tối đa những tác động tiêu cực, tiến tới phát triển bền vững.
Đình Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng tái tạo

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Khen thưởng đơn vị đầu tiên hoàn thành sản xuất cột thép Dự án đường dây 500kV mạch 3

Khen thưởng đơn vị đầu tiên hoàn thành sản xuất cột thép Dự án đường dây 500kV mạch 3

Ngày 1/5, tại Bắc Ninh, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) tổ chức khen thưởng đột xuất cho Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và thương mại Ngãi Cầu.
Điện mặt trời áp mái nối lưới càng nhiều, chi phí hệ thống càng lớn

Điện mặt trời áp mái nối lưới càng nhiều, chi phí hệ thống càng lớn

Đầu tư điện mặt trời mái nhà nếu có kết nối lưới điện thì chi phí duy trì hệ thống càng cao, từ đó, có thể sẽ ảnh hưởng tới giá điện.
Bộ Công Thương gửi thẩm định Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Bộ Công Thương gửi thẩm định Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi Bộ Tư pháp thẩm định dự thảo Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp (cơ chế DPPA).
Cung ứng điện tuần 17 được đảm bảo dù phụ tải tăng kỷ lục, trung bình ngày đạt 946,6 tr.kWh

Cung ứng điện tuần 17 được đảm bảo dù phụ tải tăng kỷ lục, trung bình ngày đạt 946,6 tr.kWh

Trong tuần 17, công suất đỉnh hệ thống điện và nhu cầu điện đạt kỷ lục mới nhưng công tác cung ứng điện vẫn được đảm bảo.
Giá điện sẽ được điều chỉnh 3 tháng/lần có hiệu lực từ 15/5/2024

Giá điện sẽ được điều chỉnh 3 tháng/lần có hiệu lực từ 15/5/2024

Cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định 05/2024/QĐ-TTg, có hiệu lực từ 15/5/2024.

Tin cùng chuyên mục

Vì sao nắng nóng tiêu thụ điện kỷ lục, điện mặt trời, điện gió dư thừa nhưng không là giải pháp?

Vì sao nắng nóng tiêu thụ điện kỷ lục, điện mặt trời, điện gió dư thừa nhưng không là giải pháp?

Nắng nóng, nhiệt độ tăng cao, nhu cầu điện phá vỡ mọi kỷ lục trước đó song điện mặt trời, điện gió dư thừa vẫn không phải là giải pháp. Vì sao?
Tác động từ cơ chế mua bán điện trực tiếp và đề xuất của Bộ Công Thương

Tác động từ cơ chế mua bán điện trực tiếp và đề xuất của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ đánh giá về những tác động từ cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) đối với nền kinh tế - xã hội.
Giá điện châu Âu bất ngờ tăng vọt gấp ba mức trung bình hàng ngày

Giá điện châu Âu bất ngờ tăng vọt gấp ba mức trung bình hàng ngày

Giá điện ở châu Âu dao động ở mức 260 euro mỗi megawatt giờ vào cuối tuần, gần gấp ba mức trung bình hàng ngày của năm qua, do nguồn cung gió giảm mạnh.
Ukraine ngừng trung chuyển khí đốt, Nga thực sự có được lợi?

Ukraine ngừng trung chuyển khí đốt, Nga thực sự có được lợi?

Chính phủ Ukraine thông báo nước này không có kế hoạch gia hạn hợp đồng trung chuyển khí đốt tự nhiên với Nga sau năm 2024.
4 lý do đề xuất điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu kết nối lưới điện có giá 0 đồng

4 lý do đề xuất điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu kết nối lưới điện có giá 0 đồng

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến Dự thảo Nghị định quy định cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời lắp đặt tại nhà dân, công sở, khu công nghiệp.
Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Luật điện lực sửa đổi sẽ diễn ra vào ngày 3 - 4/5/2024

Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Luật điện lực sửa đổi sẽ diễn ra vào ngày 3 - 4/5/2024

Nhằm hoàn thiện dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi), Bộ Công Thương sẽ tổ chức hội nghị lấy ý kiến rộng rãi vào ngày 3-4/5/2024
Tiêu thụ điện và công suất hệ thống đạt kỷ lục mới, EVN khuyến cáo tiết kiệm điện

Tiêu thụ điện và công suất hệ thống đạt kỷ lục mới, EVN khuyến cáo tiết kiệm điện

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, do nắng nóng gay gắt, tiêu thụ điện cả nước và công suất đỉnh hệ thống điện đã đạt kỷ lục mới.
Chuyện sản xuất và sử dụng điện sạch ở Trường Sa

Chuyện sản xuất và sử dụng điện sạch ở Trường Sa

49 năm sau ngày giải phóng (29/4/1975-29/4/2024), huyện đảo Trường Sa thiêng liêng của Tổ quốc luôn vững vàng nơi đầu sóng, ngày càng phát triển giàu đẹp.
Lấy ý kiến Dự thảo Thông tư Quy định tính toán giá bán điện bình quân

Lấy ý kiến Dự thảo Thông tư Quy định tính toán giá bán điện bình quân

Bộ Công Thương vừa đăng tải dự thảo 2 Thông tư quy định tính toán giá bán điện bình quân để lấy ý kiến đóng góp của các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.
Doanh nghiệp Hà Nam cam kết tiết giảm 21 MW qua điều chỉnh phụ tải

Doanh nghiệp Hà Nam cam kết tiết giảm 21 MW qua điều chỉnh phụ tải

Dự báo phụ tải tăng cao trong các tháng mùa khô, cao điểm nắng nóng năm 2024, nhiều doanh nghiệp ở Hà Nam đã cam kết điều chỉnh phụ tải, tiết giảm 21MW
Tuyên Quang: Nỗ lực đưa dòng điện sáng về thôn, bản

Tuyên Quang: Nỗ lực đưa dòng điện sáng về thôn, bản

Những năm qua, việc Tuyên Quang đưa điện lưới về những thôn, bản xa xôi đã góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào dân tộc.
Điện mặt trời 0 đồng và câu chuyện “thầy bói xem voi”

Điện mặt trời 0 đồng và câu chuyện “thầy bói xem voi”

Câu chuyện điện mặt trời 0 đồng vẫn chưa hết "nóng" và đang có cách hiểu, góc nhìn khác nhau. Vì sao?
Hoàn thành lắp đặt tụ bù 8/8 trạm biến áp 220kV trước mùa nắng nóng ở miền Bắc

Hoàn thành lắp đặt tụ bù 8/8 trạm biến áp 220kV trước mùa nắng nóng ở miền Bắc

Ban Quản lý dự án Truyền tải điện đã hoàn thành lắp đặt tụ bù cho 8/8 trạm biến áp 220kV nhằm tăng cường sự ổn định cấp điện mùa nắng nóng tại miền Bắc.
Ngành điện Việt Nam: Hành trình sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất

Ngành điện Việt Nam: Hành trình sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất

Sau gần 50 năm đất nước thống nhất, ngành Điện Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc, cung cấp đủ điện cho nền kinh tế, góp phần vào CNH-HĐH đất nước.
PCT1 đảm bảo cấp điện ổn định dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 cho khu vực miền Bắc

PCT1 đảm bảo cấp điện ổn định dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 cho khu vực miền Bắc

Ngày 26/4, Giám đốc Công ty Truyền tải điện 1 và đoàn công tác đã đi kiểm tra công tác đảm bảo cấp điện dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, mùa nắng nóng khu vực miền Bắc.
Ninh Thuận muốn hiện thực hoá các dự án Hydrogen

Ninh Thuận muốn hiện thực hoá các dự án Hydrogen

Ninh Thuận kỳ vọng các dự án Hydrogen không còn là câu chuyện trên giấy mà đi vào thực tế qua sự chung tay giữa cơ quan quản lý và cộng đồng doanh nghiệp.
Hỗ trợ kịp thời, tối đa để đẩy nhanh tiến độ các dự án năng lượng trọng điểm

Hỗ trợ kịp thời, tối đa để đẩy nhanh tiến độ các dự án năng lượng trọng điểm

Thị trường năng lượng đang nhiều biến động, việc hỗ trợ kịp thời, tối đa từ các cơ quan, ban ngành sẽ đẩy nhanh tiến độ các dự án năng lượng trọng điểm.
Thái Bình: Đóng điện vận hành máy biến áp 220kV thứ 2 tại Trạm biến áp 220kV Thái Thụy

Thái Bình: Đóng điện vận hành máy biến áp 220kV thứ 2 tại Trạm biến áp 220kV Thái Thụy

Ngày 27/4/2024, tại Thái Bình, Ban Quản lý dự án Truyền tải điện đã đóng điện thành công Dự án Lắp máy biến áp 220kV thứ 2 tại Trạm biến áp 220kV Thái Thụy.
Tiến độ đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Thanh Hoá – Phố Nối ngày 27/4

Tiến độ đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Thanh Hoá – Phố Nối ngày 27/4

Dù có nhiều nỗ lực, song dự án đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn từ Thanh Hoá đến Phố Nối vẫn gặp nhiều khó khăn.
Khách hàng đồng hành cùng EVNHANOI thực hiện tiết kiệm điện trong mùa cao điểm

Khách hàng đồng hành cùng EVNHANOI thực hiện tiết kiệm điện trong mùa cao điểm

Nhiều khách hàng Thủ đô đã sẵn sàng đồng hành cùng EVNHANOI tham gia thực hiện các chương trình tiết kiệm điện để giảm áp lực cung cấp điện trong mùa nắng nóng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động