Thứ sáu 29/11/2024 10:21

Chùa Ba Vàng nói bị vu khống, xúc phạm uy tín vụ xá lợi tóc Đức Phật nghi là cỏ Pili

Đại diện chùa Ba Vàng vừa có văn bản báo cáo với Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam và các cơ quan chức năng xung quanh thông tin về xá lợi Đức Phật.

Theo đó, trước những thông tin trái chiều liên quan đến xá lợi tóc của Đức Phật, ngày 29/12/2023, Đại đức Thái Minh, trụ trì chùa Ba Vàng, đã có báo cáo với Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam và các cơ quan liên quan.

Theo văn bản của chùa Ba Vàng, tháng 12/2023, đoàn chư tăng, phật tử chùa Ba Vàng đã đến chiêm bái xá lợi tóc của Đức Phật tại tu viện Parami và Bảo tàng Xá lợi Phật Quốc tế Parami (Myanmar). Theo truyền thừa của tu viện Parami, đây là một trong 8 sợi tóc của Đức Phật để lại cho hai người Phật tử tại gia đầu tiên sau khi Ngài đắc đạo, được truyền lại qua nhiều đời Tăng sĩ và hiện đang tôn trí tại tu viện Parami và Bảo tàng Xá lợi Phật Quốc tế Parami.

Với tâm nguyện tăng cường quan hệ Phật giáo quốc tế, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, đoàn chư tăng, phật tử chùa Ba Vàng đã mời Hòa thượng U Wepulla, Trụ trì tu viện Parami cùng các cao tăng Phật giáo Myanmar tham dự Đại lễ kỷ niệm 765 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông đản sinh tại Việt Nam. Đồng thời, Hoà thượng U Wepulla cũng đồng ý cung rước Xá lợi tóc của Đức Phật đến chùa Ba Vàng cho nhân dân, phật tử Việt Nam chiêm bái.

Đến ngày 22-23/12/2023 tại chùa Ba Vàng đã diễn ra Đại lễ kính mừng 765 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông đản sinh. Đoàn chư tăng, phật tử của Myanmar cũng đến Việt Nam tham dự sự kiện, đồng thời đưa xá lợi tóc của Đức Phật lên giảng đường tại chùa Ba Vàng cho người dân chiêm bái.

Đến tối ngày 27/12/2023, đoàn chư tăng Myanmar đã đưa xá lợi tóc của Đức Phật trở lại tu viện Parami (Myanmar).

Xá lợi tóc của Đức Phật bị nghi là cỏ Pili

Tuy nhiên, trong và sau thời gian diễn ra sự kiện nói trên, có những thông tin trái chiều cho rằng xá lợi tóc của Đức Phật do chư tăng Myanmar cung rước đến chùa Ba Vàng là xá lợi gіả được làm từ cỏ Pili rao bán công khai trên mạng xã hội, hoặc chùa Ba Vàng mua cỏ Pili làm Xá lợi gіả để lừа đảо nhân dân, phật tử.

Liên quan đến vấn đề này, chùa Ba Vàng cho rằng, đây hành vi đưa tin sai sự thật, vu khống, xúc phạm uy tín của chùa.

“Xá lợi của Đức Phật là biểu tượng tôn giáo cao quý và thiêng liêng của đạo Phật. Việc tôn kính xá lợi của Đức Phật là lễ nghi và niềm tin tôn giáo của đạo Phật. Trong Nhà nước pháp quyền, biểu tượng, lễ nghi và niềm tin tôn giáo đó cần được tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ.

Việc làm giả, buôn bán xá lợi gіả của Đức Phật ở Việt Nam cần bị lên án và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Đồng thời, việc đưa tin chùa Ba Vàng mua cỏ Pili làm xá lợi gіả để lừа đảо nhân dân, phật tử là hành vi đưa tin sai sự thật, vu khống, xúc phạm uy tín của chùa Ba Vàng.

Bên cạnh đó, việc đưa tin chư tăng Myanmar cung rước xá lợi gіả đến chùa Ba Vàng cho nhân dân, phật tử Việt Nam chiêm bái là hành vi gây tổn thương đến biểu tượng, lễ nghi và niềm tin tôn giáo của chư tăng, phật tử Myanmar, gây tổn thương đến tình cảm và mối quan hệ tốt đẹp của chư tăng, phật tử Myanmar đối với đất nước và Phật giáo Việt Nam”, trích văn bản của chùa Ba Vàng.

Báo cáo của chùa Ba Vàng xung quanh thông tin về xá lợi Đức Phật.

Trước đó, như Báo Công Thương đã thông tin, từ ngày 23/12, hàng vạn người dân, Phật tử kéo nhau về chùa để chiêm bái xá lợi tóc của Đức Phật tại chùa Ba Vàng (TP. Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh).

Tuy nhiên, sau khi những hình ảnh về xá lợi Phật xuất hiện ở chùa Ba Vàng đã gây xôn xao dư luận. Nhiều người hoài nghi về nguồn gốc của xá lợi tóc Đức Phật, nhất là thông tin xá lợi có tuổi đời đã có hơn 2.600 năm. Nhiều tài khoản mạng xã hội cho rằng, hình ảnh được liên quan đến xá lợi Phật chuyển động có bề ngoài rất giống với cỏ Pili. Loại cỏ này khi gặp khí hậu, độ ẩm nhất định sẽ tự chuyển động.

Thậm chí, nhiều người cho rằng, trên sàn thương mại điện tử (Shopee) còn bán sản phẩm có hình dáng tương tự xá lợi Phật đang trưng bày ở chùa Ba Vàng. Hơn nữa, những vật thể này cũng có thể tự chuyển động được. Trong khi đó, trên mạng xã hội và một số sàn thương mại điện tử, loại cỏ này chỉ được bán với giá từ 500 – 900 nghìn đồng/ sợi.

Tiến Phòng
Bài viết cùng chủ đề: Giáo hội phật giáo

Tin cùng chuyên mục

Chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế gia tăng cao

Nóng: Bộ Nội vụ đề nghị Bộ Công an xử lý người đưa tin sai sự thật về sáp nhập tỉnh, thành

Sửa đổi, bổ sung quy định về mở ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ

VEAM trao tặng 27 máy cày cho hộ dân bị ảnh hưởng thiên tai ở Thanh Hóa

Tọa đàm ‘Chuyển đổi đô thị xanh - từ Đan Mạch đến Việt Nam’

Doanh nghiệp tuyển 7.000 việc làm tại Ngày hội tuyển dụng Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh

Bộ Y tế yêu cầu điều tra, xử lý vụ nghi ngộ độc bánh mì ở Vũng Tàu

Trao giải cuộc thi viết “Bảo vệ môi trường trên địa bàn TP. Hà Nội năm 2024”

Quảng Ninh: Đầu tư nhân lực, nâng cao chất lượng y tế cơ sở

Nhân sự 27/11: Bộ Xây dựng bổ nhiệm Chánh văn phòng; Hòa Bình, Hà Giang điều động cán bộ chủ chốt

Dự báo thời tiết biển hôm nay ngày 28/11/2024: có gió mạnh sóng lớn và mưa dông trên biển

Dự báo thời tiết hôm nay 28/11/2024: Trung Bộ cục bộ có nơi mưa to và giông

Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng: Chuyển đổi số thành công nhờ 3 yếu tố

Gia Lai: Chuyện về cô giáo trẻ và hành trình gieo chữ ở vùng cao

Bộ Nội vụ: Thông tin sáp nhập các tỉnh, thành trên mạng xã hội là sai sự thật

Trường hợp nào không cần giấy chuyển tuyến vẫn được hưởng 100% bảo hiểm y tế?

Phiên họp Nhóm công tác Hải quân Việt Nam - Singapore lần thứ 10

Việt Nam đang đối mặt với tốc độ già hóa dân số nhanh chóng

Chính sách 'vàng' thu hút nhân lực y tế về Quảng Ninh

Quảng Nam: Xuất hiện vết nứt dài, 10 hộ dân phải di dời khẩn cấp