Chủ nhật 22/12/2024 10:19

Chủ tịch Quốc hội: Quy mô kinh tế Hà Nội ngày càng lớn

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, quy mô kinh tế Hà Nội ngày càng lớn, thu ngân sách tương đương TP. Hồ Chí Minh, đặc biệt thu nội địa rất lớn.

Thảo luận tại tổ về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) chiều 10/11, Chủ tịch Quốc hộiVương Đình Huệ cho biết, đây là một trong những dự án luật đặc biệt quan trọng trong nhiệm kỳ khoá XV.

Khắc phục tính chất "luật khung luật ống"

Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Hà Nộikhông chỉ là đô thị đặc biệt mà còn là Thủ đô của cả nước. Trong đó, Thủ đô được định nghĩa trong Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị là trung tâm đầu não chính trị hành chính quốc gia, trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá, giáo dục, đào tạo, khoa học – công nghệ và hội nhập quốc tế. “Quy mô kinh tế Hà Nội ngày càng lớn, hiện chỉ thua TP. Hồ Chí Minh, thu ngân sách cũng đã tương đương TP. Hồ Chí Minh, đặc biệt thu nội địa rất lớn”, Chủ tịch Quốc hội nói.

Chủ tịch Quốc hội đánh giá quy mô kinh tế Hà Nội ngày càng lớn (Ảnh: Phạm Thắng)

Nhấn mạnh Hà Nội là đầu não, bộ mặt, trái tim của cả nước, Chủ tịch Quốc hội nêu yêu cầu dự án Luật Thủ đô lần này phải thể chế hoá được Nghị quyết Trung ương về vị trí, vai trò, định hướng và nhiệm vụ phát triển của Hà Nộiđến giữa thế kỷ, thúc đẩy và tạo động lực phát triển cho cả vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước.

Với vai trò quan trọng như vậy, Đảng bộ, chính quyền Hà Nội đã đầu tư rất lớn cho dự án luật này. Cơ quan chủ trì soạn thảo là Bộ Tư pháp và cơ quan thẩm tra là Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội cũng làm việc sớm, đầu tư nhiều công sức. "Nhờ vậy, chất lượng dự án luật tuy mới trình lần đầu nhưng đã khá tốt, khắc phục tính chất luật khung luật ống"- Chủ tịch Quốc hội khẳng định.

Chủ tịch Quốc hội cho biết, dự án Luật Thủ đô sửa đổi tăng thêm 3 chương, 27 điều so với luật cũ, những quy định mang tính quy phạm rõ để có thể áp dụng khả thi. “Phải làm sao để luật lần này vừa quy định những vấn đề phổ quát của một đô thị đặc biệt vừa có tính đặc thù của thủ đô. Lần này có thuận lợi hơn là chúng ta đã làm cơ chế đặc thù cho TP. Hồ Chí Minh cũng gần như một luật (44 chính sách, gồm 27 chính sách hoàn toàn mới), là nền tảng để tiếp tục nghiên cứu, cụ thể hoá nội dung phù hợp với Thủ đô”, Chủ tịch Quốc hội nêu tinh thần.

Bỏ Hội đồng nhân dân cấp phường

Về các nội dung cụ thể, Chủ tịch Quốc hội đề cập rõ hơn về mô hình tổ chức chính quyền đô thị. Theo ông, việc thí điểm bỏ Hội đồng nhân dân (HĐND) phường tại Hà Nội được Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Nội nhận thấy khá phù hợp.

Chủ tịch Quốc hội cho biết, thí điểm không tổ chức HĐND cấp phường Hà Nội giảm khoảng 6.000 cán bộ (Ảnh: Phạm Thắng)

Theo đó, chỉ bỏ HĐND cấp phường còn chính quyền nông thôn vẫn như vậy, vẫn có UBND và HĐND; đô thị vẫn giữ lại HĐND quận, huyện. “Nghị quyết 15 cho phép áp dụng mô hình này, đến nay sau khi tổng kết thì muốn luật hoá, nghĩa là tương đối chín”, Chủ tịch Quốc hội nói.

Về tăng số lượng đại biểu HĐND TP. Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội cho biết, số lượng tăng chỉ là 30 người, trong khi không tổ chức HĐND cấp phường thì Hà Nội giảm được khoảng 6.000 người. “Chúng tôi đã nghiên cứu rất kỹ và thấy điều này hoàn toàn phù hợp với Nghị quyết của Trung ương về giảm số lượng đại biểu HĐND, vì Nghị quyết 18 không nói giảm biên chế ở cấp nào cụ thể. Việc chỉ tăng thêm mấy chục đại biểu cho Thành phố trong khi bỏ HĐND cấp phường là dễ hiểu và hợp lý”, Chủ tịch Quốc hội nêu quan điểm.

Đối với nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực HĐND Thành phố, dự thảo Luật quy định giao Thường trực HĐND Thành phố một số thẩm quyền. Theo Chủ tịch Quốc hội, việc phân cấp, phân quyền cho Thường trực HĐND cũng là cần thiết và coi như mô hình thí điểm để sau tổng kết đánh giá.

Hà Nội là đầu não, bộ mặt, trái tim của cả nước (Ảnh minh họa: Thu Hường)

Chủ tịch Quốc hội cho biết, thực chất trong Luật tổ chức chính quyền địa phương có định nghĩa HĐND bao gồm chủ tịch, phó chủ tịch, trưởng các ban của HĐND thực hiện quyền hạn theo quy định của luật này và quy định của các luật khác có liên quan. “Rõ ràng đó là một thiết chế và có quyền hạn riêng”, ông nói.

Dẫn chứng bất cập khi làm dự án đầu tư công chỉ cần đổi một cái tên cũng phải triệu tập họp HĐND, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, tới đây nên nghiên cứu quy định thành pháp luật một số quyền hạn riêng cho Thường trực HĐND. Bởi thực tế có những tình thế diễn biến nhanh, nếu cứ phải chờ họp HĐND sẽ gây khó khăn.

Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: Chủ tịch Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận bắn pháo hoa đón năm mới ở đâu?

Tuyên Quang: Đảm bảo an ninh trật tự, kinh doanh hàng hoá dịp cuối năm

Đà Nẵng: Thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cao nhất 700 triệu đồng

Bắc Ninh bảo đảm cung cấp hàng hóa dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025

Quảng Ninh: Đào móng nhà, phát hiện quả bom nặng gần 230 kg tại Hạ Long

Tuyên Quang: Quyết liệt khắc phục những nội dung theo kết luận thanh tra ở Lâm Bình

Năm 2025, Nam Định đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP trên 10%

Chợ An Đông - 'thủ phủ' thời trang tại TP. Hồ Chí Minh vắng khách dịp cuối năm

Hơn 14.000 người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động tại Bắc Ninh

Ông Dương Minh Dũng - Bí thư Huyện ủy Long Thành được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Đồng Tháp thực hiện nghị quyết 18, tinh giản hàng nghìn cán bộ

Vĩnh Phúc: Giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt khoảng 96%

Vĩnh Phúc trao Giấy chứng nhận đầu tư cho 5 dự án FDI và 1 dự án DDI

Tỉnh Lạng Sơn kiện toàn chức danh Ủy viên Ủy ban nhân dân

Nam Định: 11 tháng, vốn đăng ký của doanh nghiệp gấp 2,8 lần

Chi tiết 3 bệnh viện đa khoa, vốn đầu tư 5.600 tỷ đồng sắp vận hành ở TP. Hồ Chí Minh

Bắc Ninh: Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2024 ước tăng 5,7%

Nhân sự địa phương: Tỉnh ủy Thái Bình, Hưng Yên, Tuyên Quang, Quảng Nam, Phú Thọ thực hiện công tác nhân sự

Tỉnh Bắc Ninh huy động tối đa nguồn lực để hoàn thành kế hoạch năm