Thứ năm 19/12/2024 10:03

Chủ tịch nước tham dự Đối thoại không chính thức giữa các nhà lãnh đạo APEC và khách mời

Sáng 15/11 (giờ địa phương), tại Peru, Chủ tịch nước đã tham dự và phát biểu tại Đối thoại không chính thức giữa các nhà lãnh đạo APEC với khách mời.

Đây là hoạt động quan trọng trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao và là cơ hội để các nhà lãnh đạo APEC trao đổi, chia sẻ thông tin nhằm tăng cường hợp tác với các đối tác trong và ngoài khu vực.

Tổng thống Peru Dina Boluarte đã chào đón các nhà Lãnh đạo, Trưởng đoàn các nền kinh tế thành viên APEC và khách mời, thể hiện sự trân trọng của nước chủ nhà APEC 2024. Lãnh đạo các nền kinh tế thành viên APEC cũng thân mật chào hỏi và trao đổi với nhau trước khi phiên Đối thoại chính thức khai mạc.

Đối thoại không chính thức giữa các nhà lãnh đạo APEC với khách mời. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN

Phiên Đối thoại năm nay có sự tham dự của các nhà Lãnh đạo, Trưởng đoàn 21 nền kinh tế thành viên APEC và ba đối tác khách mời là đại diện lãnh đạo các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE), Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), Ngân hàng Phát triển Mỹ Latinh và Caribê (CAF).

Tại Hội nghị, các nhà lãnh đạo APEC và khách mời nhấn mạnh vai trò của hội nhập, kết nối kinh tế liên khu vực trong phát triển kinh tế và giải quyết các thách thức toàn cầu; yêu cầu tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa người dân các khu vực. Trước những chuyển động mạnh mẽ của tình hình thế giới hiện nay, APEC cần thúc đẩy hợp tác với ASEAN, các nước châu Phi, châu Âu, Trung Đông về chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, tăng trưởng bảo trùm, đổi mới sáng tạo xây, dựng các chuỗi cung ứng bền vững. Các đại biểu cũng nhấn mạnh lợi ích từ sự bổ trợ giữa Chương trình nghị sự về Khu vực thương mại tự do châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP) với các hiệp định thương mại tự do khu vực khác.

Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch nước Lương Cường ủng hộ quan điểm hợp tác, kết nối liên khu vực vừa là cơ hội, vừa là yêu cầu cấp thiết cho phát triển.

Chủ tịch nước Lương Cường dự Đối thoại không chính thức giữa các nhà lãnh đạo APEC với khách mời. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN

Chủ tịch nước khẳng định, là khu vực đứng đầu thế giới về quy mô, tốc độ tăng trưởng và mức độ hội nhập kinh tế quốc tế, châu Á - Thái Bình Dương đang tự tin bước vào một kỷ nguyên mới vì hòa bình, ổn định, thịnh vượng, bền vững và bao trùm hơn. Tuy vậy, trong một thế giới đầy biến động, thách thức, châu Á - Thái Bình Dương không thể “đi một mình” mà cần “cùng tiến bước” với các khu vực khác. Tăng cường hợp tác, kết nối sẽ giúp các khu vực chia sẻ tri thức, phối hợp chiến lược, điều phối chính sách và nguồn lực, qua đó mở ra các không gian tăng trưởng mới.

Để xây dựng các liên kết kinh tế khu vực hiệu quả, Chủ tịch nước nhấn mạnh 3 nguyên tắc và 4 giải pháp chính. Theo đó, 3 nguyên tắc gồm tăng cường đối thoại, đồng thuận, gìn giữ môi trường hòa bình cho phát triển; tôn trọng luật pháp quốc tế, đề cao chủ nghĩa đa phương; bảo đảm lợi ích cân bằng, bao trùm, bình đẳng, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm.

Trong khi đó, 4 giải pháp là triển khai quá trình liên kết có chọn lọc và theo lộ trình, phát huy tối đa lợi thế và tính bổ trợ giữa các khu vực; hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu quả các cơ chế hiện có; khơi thông nguồn lực, phát huy hiệu quả của các quan hệ đối tác Bắc-Nam, Nam-Nam, đối tác công-tư; đồng thời chú trọng xây dựng các cầu nối liên khu vực, liên cộng đồng, các mạng lưới hợp tác chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, liên kết thương mại - đầu tư, tài chính - ngân hàng, hạ tầng, giao lưu văn hóa - nhân dân…

Chủ tịch nước khẳng định Việt Nam sẵn sàng hợp tác với các nền kinh tế trong và ngoài APEC để thúc đẩy các kết nối liên khu vực hiệu quả, có lợi cho tất cả người dân và doanh nghiệp. Với vị trí địa lý thuận lợi ở khu vực Đông Nam Á và mạng lưới logistics hiện đại, Việt Nam có đủ khả năng đóng vai trò cầu nối trong mở rộng giao thương và kết nối liên khu vực. Việc tham gia các hiệp định thương mại tự do quy mô lớn như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU giúp Việt Nam trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị và cung ứng toàn cầu. Thời gian tới, Việt Nam sẽ cùng các nước ASEAN thúc đẩy hợp tác giữa Cộng đồng kinh tế ASEAN và khu vực Mỹ Latinh năng động, sáng tạo.

Chủ tịch nước Lương Cường dự Đối thoại không chính thức giữa các nhà lãnh đạo APEC với khách mời. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN

Các nhà nãnh đạo APEC và khách mời hoan nghênh và đánh giá cao những nhận định và đề xuất thiết thực của Chủ tịch nước Lương Cường.

* Cùng ngày, Phó Thủ tướng Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã tham dự Đối thoại giữa các nhà lãnh đạo APEC và Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC (ABAC). Đối thoại là cơ hội để thúc đẩy hợp tác công – tư, huy động sự tham gia và đóng góp của khu vực doanh nghiệp vào tiến trình hợp tác APEC nói riêng và xây dựng khu vực châu Á - Thái Bình Dương thịnh vượng và bền vững.

Với chủ đề “Con người - Doanh nghiệp - Thịnh vượng”, các đại biểu đã thảo luận giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhất là doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ; phương hướng, cách thức thúc đẩy hình thành FTAAP và tăng cường hợp tác giữa APEC với ASEAN, WTO và các khuôn khổ hợp tác khu vực khác.

Các thành viên ABAC bày tỏ hi vọng có thêm hành động quyết liệt, đồng bộ giữa chính phủ và khu vực tư nhân để hiện thực hoá Tầm nhìn APEC Putrajaya 2040. ABAC cũng đưa ra khuyến nghị nhằm tạo đột phá trong các lĩnh vực thương mại số, chuyển đổi xanh, giảm thiểu tác động của lạm phát, khắc phục chênh lệch tăng trưởng kinh tế, ứng phó biến đổi khí hậu, và xây dựng một môi trường đầu tư kinh doanh minh bạch, hiệu quả và thân thiện.

Hải Linh
Bài viết cùng chủ đề: Chủ tịch nước Lương Cường

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm: Thanh niên Quân đội phải xây hoài bão lớn

Hải Phòng: Khởi công xây dựng cầu Nguyễn Trãi có tổng mức đầu tư hơn 6.200 tỷ đồng

Thủ tướng: Ngành văn hoá, thể thao và du lịch phải tăng tốc, bứt phá với tư duy đổi mới

Tổng Bí thư Tô Lâm: Cán bộ Đoàn, Hội phải 'gian khổ thì đi trước, hưởng thụ thì đi sau'

Thanh niên Việt Nam yêu nước, đoàn kết, tự tin bước vào kỷ nguyên mới

Chủ tịch nước Lương Cường: Quân đoàn 12 cần nâng cao chất lượng bảo đảm hậu cần, kỹ thuật cho các nhiệm vụ

Hợp tác quốc phòng Việt Nam - Lào: Điểm sáng trong quan hệ song phương

Ngành công nghiệp văn hóa: Chuyển biến mạnh từ chính sách đến thực tiễn

Tổng Bí thư Tô Lâm dự phiên trọng thể Đại hội Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX

Sẵn sàng cho cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Chính phủ cho ý kiến về 06 đề nghị xây dựng luật, 01 dự án pháp lệnh

Thủ tướng: Sắp xếp tổ chức bộ máy cần quan tâm giữ chân cán bộ có năng lực

Chỉ thị của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

Hợp tác song phương Việt Nam - Lào phát triển tích cực trên nhiều lĩnh vực

Quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam-Belarus ngày càng củng cố và phát triển

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí

Tổng Bí thư Tô Lâm: Bảo đảm an ninh phải góp phần mở rộng không gian phát triển

Đổi mới xây dựng pháp luật, dứt khoát từ bỏ tư duy ‘không quản được thì cấm'

Thắt chặt quan hệ hợp tác quốc phòng Việt Nam - Belarus

Không để tình trạng chảy máu chất xám, lãng phí người tài