Thứ ba 26/11/2024 16:56

Chủ động kiềm chế lạm phát

Với chỉ số giá tiêu dùng tháng 8/2022 tăng nhẹ 0,005% so với tháng trước và bình quân 8 tháng tăng 2,58%, áp lực lạm phát đã vơi bớt.

Với chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2022 tăng nhẹ 0,005% so với tháng trước và bình quân 8 tháng tăng 2,58%, áp lực lạm phát đã vơi bớt, song vẫn còn nhiều việc cần làm từ nay đến hết năm.

Tổng cục Thống kê vừa công bố CPI tháng 8/2022 chỉ tăng nhẹ 0,005% so với tháng trước, dù giá hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu, phí dịch vụ giáo dục vẫn tăng. Lạm phát cơ bản tháng 8/2022 tăng 0,4% so với tháng trước, tăng 3,06% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 8 tháng năm 2022, lạm phát cơ bản tăng 1,64% so với cùng kỳ năm 2021, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 2,58%), điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực và giá xăng dầu.

Để chủ động ứng phó với những thách thức trước áp lực lạm phát gia tăng, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các Bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp bình ổn giá, hạn chế những tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện quản lý giá trên từng địa bàn, nhiều doanh nghiệp tích cực tham gia chương trình bình ổn giá, đảm bảo đầy đủ hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu của người dân, đặc biệt là mặt hàng lương thực, thực phẩm.

Có thể thấy, lạm phát đang được kiểm soát tốt nhưng dư địa không còn nhiều. Bên cạnh đó, áp lực lạm phát trong những tháng còn lại của năm 2022 - 2023 rất lớn. Cụ thể, giá nguyên, nhiên vật liệu trên thế giới đang ở mức cao mà Việt Nam phải nhập khẩu khá nhiều nguyên liệu phục vụ sản xuất; giá lương thực, thực phẩm có khả năng tăng trong các tháng cuối năm; cầu tiêu dùng hàng hóa trong dân tăng mạnh, các hoạt động dịch vụ cũng sẽ tăng cao; việc điều chỉnh giá dịch vụ giáo dục và y tế theo đúng lộ trình của nhà nước. Nếu không có những giải pháp nhanh chóng, kịp thời và đồng bộ, mục tiêu kiểm soát lạm phát 4% đề ra sẽ trở nên rất thách thức. "Để góp phần giảm áp lực lạm phát việc điều hành giá xăng dầu linh hoạt của Bộ Công Thương thời gian gần đây đã phát huy hiệu quả rất tốt đảm bảo nguồn cung xăng dầu trong nước, giảm áp lực chi phí nguyên liệu…, kéo giảm giá hàng hóa" - ông Phạm Ngọc Hưng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh - đánh giá.

Trong những tháng cuối năm, Bộ Công Thương và các địa phương đang tăng cường kiểm soát khâu trung gian, lưu thông trên thị trường nhằm ổn định giá mặt hàng thiết yếu như thịt lợn, gia cầm, lương thực, thực phẩm... Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cảnh báo, tình trạng tăng giá lương thực, thực phẩm thế giới trong nửa cuối năm 2022 và trong năm 2023 có thể sẽ đẩy lạm phát thế giới tăng cao. Để kiềm chế CPI tăng cao trong những tháng cuối năm, Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến giá, CPI trên thế giới; kịp thời cảnh báo các nguy cơ ảnh hưởng đến giá, CPI của Việt Nam. Đặc biệt, cần đánh giá, nhận định các mặt hàng, nguyên vật liệu nào có khả năng thiếu hụt tạm thời hay trong dài hạn để đưa ra chính sách phù hợp; kiểm soát giá nguyên vật liệu đầu vào, tăng cường sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước dần thay thế nguồn nhập khẩu. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương và Bộ Tài chính theo dõi sát diễn biến giá xăng dầu thế giới, đồng thời kết hợp Quỹ bình ổn xăng dầu để hạn chế mức tăng giá của mặt hàng này đối với CPI chung của nền kinh tế.

Tiến sĩ LÊ ĐẠT TRÍ - Phó Trưởng khoa Tài chính (Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh):

Cần tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt; phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra.

Ngọc Thảo
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Tài chính

Tin cùng chuyên mục

LPBank ra mắt giải pháp ưu việt 'Tài khoản sinh lời lộc phát'

Đầu tư bền vững: Bảo vệ tương lai từ những quyết định hôm nay của bạn

Dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia: Cần phương án hài hòa để đạt được các mục tiêu

Prudential ứng dụng AI giúp tối ưu hóa quy trình chi trả

Bảo hiểm Agribank nâng mức chi trả Bảo An tín dụng lên 1 tỷ đồng: khách hàng luôn được bảo vệ tốt nhất

Thẻ tín dụng LPBank - 'Bí kíp' chi tiêu thông minh cuối năm

'Giấc mơ hồng' Bitcoin: Càng sát mốc kỷ lục 100.000 USD, nhà đầu tư càng nên cẩn trọng

VietinBank duy trì đà tăng trưởng CASA, tối ưu hóa nguồn vốn huy động, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn: Lộ trình nào phù hợp?

Làm thế nào để không phát sinh phí SMS Banking khi giao dịch?

Đà Nẵng: Thúc đẩy đầu tư xanh và thị trường tài chính xanh hướng tới mục tiêu Net Zero

Từ 1/1/2025, ứng dụng Mobile Banking không được ghi nhớ mật khẩu

Triển khai xác thực khách hàng số tại các cơ sở cầm đồ ở Thành phố Hồ Chí Minh

Thu ngân sách nhà nước 2024 dự báo sẽ về đích trước hẹn

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt và chống buôn lậu thuốc lá - những vấn đề đặt ra

VietinBank giành cú đúp giải thưởng về Báo cáo thường niên tại VLCA 2024

Ngành ngân hàng tiên phong trong áp dụng các tiêu chuẩn ESG

Chính phủ bổ sung quy định xử lý chứng khoán để bảo đảm thi hành án dân sự

ABBANK được vinh danh ngân hàng có Chất lượng điện thanh toán quốc tế xuất sắc 2024