Công nghiệp nông thôn

Công nghiệp nông thôn được hiểu là hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp tại các huyện, thị trấn và xã
Công nghiệp nông thôn

Công nghiệp nông thôn được hiểu là hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp tại các huyện, thị trấn và xã.

Công nghiệp nông thôn (CNNT) chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu của nền kinh tế. Do vậy, phát triển CNNT không chỉ trực tiếp góp phần phát triển ngành công nghiệp nói chung mà còn tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập của người dân ở khu vực nông thôn từ đó kéo theo dịch vụ phát triển, giảm bớt sự chênh lệch về phát triển kinh tế - xã hội giữa thành thị và nông thôn, giữa các địa phương, góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, tăng thêm lượng hàng hóa và gia tăng tốc độ phát triển của nền kinh tế.

Thấy rõ vai trò của CNNT, Đảng ta đã đề ra các chủ trương về phát triển công nghiệp ở khu vực nông thôn: Nghị quyết số 15-NQ/TW Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương khoá IX về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 200l – 2010; Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn… Thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, xuất phát từ nhu cầu đòi hỏi của thực tiễn ngày 09 tháng 6 năm 2004, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 134/2004/NĐ-CP về khuyến khích phát triển CNNT và tiếp đó là Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2012 về khuyến công với các mục tiêu cơ bản: Phát triển CNNT nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tạo điều kiện cho các cơ sở CNNT thuận lợi trong tiếp cận các cơ hội phát triển, nâng cao năng suất chất lượng, năng lực cạnh tranh, thực hiện có hiệu quả lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Mobile VerionPhiên bản di động