Theo tục cổ truyền của người Việt, hàng năm, ngày 23 tháng Chạp âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị 3 con cá chép cùng với đồ cúng làm lễ tiễn vua Bếp (hay còn gọi là ông Công, ông Táo) lên chầu trời để báo cáo mọi việc tốt, xấu của nhân gian. Cá chép cho ngày ông Công, ông Táo thường bắt đầu bán từ ngày 20 đến sáng ngày 23 tháng Chạp hàng năm.
|
Theo tục cổ truyền của người Việt, ngày 23 tháng Chạp âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị 3 con cá chép vàng cùng với đồ cúng làm lễ tiễn vua Bếp |
Ngay từ tờ mờ sáng, chợ cá làng Sở Thượng đã có rất nhiều thương lái đổ về đây nhập hàng để kịp cho phiên chợ buổi sáng. Từ đây, cá chép được vận chuyển đi khắp các vùng lân cận để phục vụ nhu cầu của người dân dịp lễ ông Công, ông Táo.
|
Tờ mờ sáng, chợ cá làng Sở Thượng đã có rất nhiều thương lái đã đổ về đây nhập cá chép |
Theo các tiểu thương ở đây, nguồn cá phục vụ ngày ông Công, ông Táo năm nay khá dồi dào. Cá chép có 2 loại là cá chép vàng và chép đỏ được lấy từ các vựa cá ở vùng Hải Dương, Nam Định, Phú Thọ,... Hiện cá chép đỏ và cá chép vàng được bán buôn với mức giá trung bình từ 50.000 - 80.000 đồng/kg, tuỳ thuộc vào từng loại và kích thước của cá.
|
Nguồn cá chép phục vụ ngày ông Công, ông Táo năm nay khá dồi dào |
|
Giá bán buôn cá chép trung bình từ 50.000 - 80.000 đồng/kg, tuỳ thuộc vào từng loại và kích thước của cá. |
Chị Cao Phương Ly, chủ ki ốt cá số 37 chợ cá Sở Thượng chia sẻ: Cá chép vàng đạt tiêu chuẩn để xuất bán, phải mất thời gian chăm sóc từ 4 - 5 tháng. Do thời tiết năm nay ấm áp, thuận lợi cho việc nuôi cá nên cá phát triển rất tốt, chính vì thế nên giá cũng ổn định hơn so với mọi năm. So với cá chép vàng thì cá chép đỏ được nhiều người lựa chọn hơn bởi cá khỏe và có màu sắc tươi tắn.
|
Cá chép vàng đạt tiêu chuẩn để xuất bán, phải mất thời gian chăm sóc từ 4 - 5 tháng |
Đợt cao điểm ông Công, ông Táo năm nay, ki ốt cá của chị Ly đã cung cấp khoảng 1 - 2 tấn cá chép ra thị trường.