Thứ tư 25/12/2024 13:14

Chính thức khai mạc Đại hội Biển Đông Á 2024

Sáng 6/11 tại thành phố Hạ Môn (Trung Quốc) Đại hội Biển Đông Á 2024 do PEMSEA và các quốc gia thành viên tổ chức đã chính thức khai mạc.

Đại hội Biển Đông Á 2024 có chủ đề “Hợp lực xanh vì một tương lai chung: Một đại dương bền vững và có sức chống chịu” (Blue Synergy for a Shared Future: One Sustainable and Resilient Ocean) đã được khai mạc tại thành phố Hạ Môn, Trung Quốc. Sự kiện này diễn ra đồng thời với Tuần lễ Đại dương Thế giới trong thời gian từ ngày 06-08/11/2024 do Bộ Tài nguyên Thiên nhiên nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Chính quyền Nhân dân thành phố Hạ Môn và Tổ chức Đối tác quản lý môi trường các vùng biển Đông Á (PEMSEA) đồng chủ trì.

Đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường tham dự Đại hội Biển Đông Á 2024 (Ảnh: BĐVN)

Đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường do ông Nguyễn Đức Toàn, Cục trưởng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam là Trưởng đoàn đã tham dự Đại hội. Ngoài ra, đại diện Lãnh đạo các địa phương là thành viên của các mạng lưới thuộc PEMSEA cũng tham gia Đại hội gồm: Thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên - Huế.

Lãnh đạo nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã đến tham dự và phát biểu khai mạc Đại hội. Tham dự Đại hội là đại diện các quốc gia thành viên PEMSEA; các tổ chức quốc tế; các đối tác phi quốc gia khác của PEMSEA; Mạng lưới chính quyền địa phương PEMSEA; Mạng lưới các trung tâm học tập của PEMSEA; các tổ chức của Liên hợp quốc; các tổ chức dân sự và thanh niên; các viện nghiên cứu, tổ chức phi chính phủ và khu vực tư nhân…

Đại diện các quốc gia tham dự Đại hội Biển Đông Á 2024 (Ảnh:BĐVN)

Đại hội biển Đông Á được PEMSEA tổ chức định kỳ 3 năm một lần, luân phiên tại các quốc gia thành viên. Đây là một hội nghị quốc tế về phát triển bền vững và quản lý các khu vực vùng bờ, đại dương, tập trung vào các biển Đông Á, trong đó một sự kiện quan trọng là Diễn đàn Bộ trưởng và ký Tuyên bố Bộ trưởng.

Ngoài ra, nhiều hoạt động khác trong khuôn khổ Đại hội bao gồm triễn lãm về các thành tựu về phát triển bền vững biển và vùng bờ của các nước trong khu vực biển Đông Á; các cuộc đối thoại về Hiệu ứng cộng hưởng trong việc đảm bảo sự tham gia của nhiều bên liên quan và giao diện khoa học-chính sách Hiệu ứng cộng hưởng trong việc đổi mới công nghệ và phương pháp tiếp cận; Đầu tư/tài chính xanh… các hội thảo quốc tế về các chủ đề Đổi mới và tài chính đại dương, Khoa học, Chính sách và Thực hành về Đại dương; Thách thức toàn cầu, Giải pháp địa phương, Diễn đàn và cuộc họp thường niên của Mạng lưới các Chính quyền địa phương của PEMSEA (PNLG); Mạng lưới các Trung tâm học thuật của PEMSEA (PNLC)…

Ông Nguyễn Đức Toàn, Cục trưởng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam đã có bài phát biểu tại đại hội (Ảnh: BĐVN)

Đại hội đánh giá những tiến bộ đã đạt được và những thách thức để đạt được các cam kết và các mục tiêu của khu vực và toàn cầu trong thời gian qua cũng như chặng đường phía trước để xây dựng hành động hợp tác lớn hơn thông qua hợp tác, điều phối và chia sẻ tri thức giữa các nhóm các bên liên qua, đảm bảo mục tiêu hướng tới đại dương bền vững và có sức chống chịu cho một tương lai chung.

Ông Nguyễn Đức Toàn gặp gỡ trao đổi với các đối tác bên lề Đại hội (Ảnh: BĐVN)

Thành phố Hạ Môn đã được PEMSEA trao Giải thưởng Thành tựu cho Thực hành tốt nhất về Bảo tồn và Phục hồi Sinh thái Biển để ghi nhận những đóng góp của thành phố này về quản lý tổng hợp ven bờ và Bảo tồn và Phục hồi sinh thái biển. Bản tin quốc gia về Phục hồi sinh thái của Trung Quốc cũng được ra mắt vào sự kiện này nhân dịp kỷ niệm 75 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Việc tổ chức Đại hội giúp thúc đẩy việc chia sẻ các kiến thức, các mô hình thực hành tốt nhất, cũng như các giải pháp tối ưu hóa tại địa phương để duy trì biển/đại dương bền vững; Mở rộng kết nối xuyên biên giới để đẩy nhanh quá trình phát triển ứng dụng công nghệ và phương pháp tiếp cận nhằm thúc đẩy lợi ích về môi trường, xã hội và kinh tế; quan trọng hơn là tạo ra động lực đổi mới và huy động các mối quan hệ đối tác và nguồn lực để thực hiện tầm nhìn của Chiến lược Phát triển bền vững các biển Đông Á và Kế hoạch thực hiện Chiến lược giai đoạn 2023-2027 đã được thông qua.

Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Tài nguyên và Môi trường

Tin cùng chuyên mục

Đại sứ Australia khẳng định tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam-Australia

Phó Thủ tướng yêu cầu ngành y tế dứt điểm việc chậm cấp đăng ký lưu hành thuốc

Các ban đảng đã hoàn thiện đề án tinh gọn bộ máy theo định hướng của Trung ương

Toàn cảnh Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Công Thương

Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ, hợp tác với Australia

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Ngành Công Thương cần khẳng định vai trò tiên phong trong tăng trưởng 2 con số

Toàn cảnh Diễn đàn Bộ Công Thương chống lãng phí, khơi thông nguồn lực

PGS.TS Trần Đình Thiên: Bộ Công Thương tiên phong cải cách hành chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Ngành Công Thương đóng góp rất lớn tạo bứt phá trong sản xuất, xuất khẩu nông sản

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

PGS.TS Trần Đình Thiên: Chống lãng phí phải đi đôi với cải cách thể chế, thông suốt các nguồn lực

Bộ Công Thương: Quyết tâm tái cấu trúc, đổi mới sáng tạo trong chống lãng phí để phát triển bền vững

10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

PGS.TS. Lê Hải Bình: Chống lãng phí - Điều kiện tiên quyết để đột phá phát triển

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Làm tốt công tác chống lãng phí sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế

Đang diễn ra Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển

Thủ tướng: Phải thay đổi quan niệm về chất lượng nhà ở xã hội

Thủ tướng: Cần đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh 2024 tại Giáo xứ Lào Cai

Chống lãng phí cũng phải quyết liệt, đồng bộ như chống tham nhũng