Chính quyền và doanh nghiệp cùng đồng hành chống Covid – 19: Nhìn từ Kon Tum

Co.opmart Kon Tum được tạm ứng 20 tỷ đồng với lãi suất 0% từ ngân sách tỉnh trong 3 tháng để tăng lượng dự trữ hàng hóa thiết yếu. Sự chủ động tích cực đồng hành cùng doanh nghiệp của tỉnh Kon Tum đã giúp địa phương luôn có nguồn hàng hóa dồi dào, sẵn sàng phục vụ người dân trong mọi tình huống.

Tháng 3/2020, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, dù Thủ tướng Chính phủ đã kịp thời có Chỉ thị 15,16 về tăng cường các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 nhưng với số ca nhiễm tăng đã gây tâm lý bất an cho một bộ phận không nhỏ người dân. Do quá lo lắng, đã có hiện tượng người dân đổ xô đi mua lương thực, thực phẩm tích trữ, trong đó có tỉnh Kon Tum. Tuy nhiên khác với một số tỉnh thành của miền Trung - Tây Nguyên bị hết hàng cục bộ (trong thời gian ngắn chỉ khoảng 10 giờ đồng hồ), thì tại Kon Tum lượng hàng hóa không những đáp ứng đủ mà còn dồi dào phục vụ người dân.

chinh quyen va doanh nghiep cung dong hanh chong covid 19 nhin tu kon tum
UBND tỉnh Kon Tum đã cho Co.opmart Kon Tum tạm ứng 20 tỷ đồng, lãi suất 0% để dự trữ hàng hóa phục vụ người dân

Ông Lê Như Nhất – Giám đốc Sở Công Thương Kon Tum - cho biết, ngay từ thời điểm đầu tháng 3 khi dịch Covid – 19 có xu hướng diễn biến phức tạp, Việt Nam ghi nhận ca nhiễm Covid – 19 thứ 17, Sở Công Thương tỉnh đã ngay lập tức làm việc với các trung tâm thương mại, trung tâm phân phối các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn tỉnh đã chủ động dự trữ hàng hóa tăng 15 – 20% so với bình thường để đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng của người dân với tổng mức dự trữ hơn 57 tỷ đồng. Nhờ vậy mặc dù có nhiều biến động theo chiều hướng phức tạp lên trong tháng 3, nhưng lượng hàng hóa phục vụ người dân tại tỉnh Kon Tum vẫn được đảm bảo và giữ giá bình ổn.

Đến cuối tháng 3, đứng trước tình hình mới, Sở Công Thương Kon Tum đã chủ động xây dựng và triển khai các phương án dự trữ hàng hóa trong trường hợp cách ly diện rộng. Trong đó, mục tiêu lớn nhất đó là đảm bảo phục vụ, cung ứng đầy đủ các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu của người dân với giá cả bình ổn, chất lượng đảm bảo, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, hạn chế thấp nhất việc xảy ra thiếu hàng (dù cục bộ), tránh gây tâm lý lo lắng cho người dân.

Ngày 01/4, khi Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực, để chủ động nguồn hàng hóa dự trữ trong trường hợp phải cách ly xã hội trong thời gian dài với phương châm “có phương án dự trữ cho tình huống xấu nhất để chuẩn bị tốt nhất”, Sở Công Thương Kon Tum đã có tờ trình gửi UBND tỉnh Kon Tum xin chủ trương về việc tạm ứng ngân sách cho Co.opmart Kon Tum – Trung tâm thương mại lớn nhất tỉnh Kon Tum 20 tỷ đồng với lãi suất vay 0% trong 3 tháng để đơn vị này dự trữ sẵn hàng hóa thiết yếu trị giá 20 tỷ đồng (bên cạnh nguồn dự trữ sẵn có của siêu thị) để dự phòng, đảm bảo chắc chắn việc cung ứng cho người dân trong mọi tình huống xấu nhất, tính đến cả phương án cần phải đưa hàng về tận nơi phục vụ người dân. Đề nghị này đã được lãnh đạo tỉnh Kon Tum đồng ý.

Ông Lê Như Nhất cho biết, Co.opmart Kon Tum được tạm ứng 20 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh với lãi suất 0%, thời gian tạm ứng đến hết 30/6/2020. Nguồn vốn tạm ứng cho dự trữ hàng hóa được chia làm 2 đợt. Hiện hồ sơ, thủ tục vay vốn đợt 1 (10 tỷ đồng) đã hoàn tất và được giải ngân. Đơn vị đang tiếp tục làm hồ sơ vay vốn đợt 2 (10 tỷ đồng). “Chúng tôi coi đây là một trong những giải pháp thiết thực để hỗ trợ, và chia sẻ gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp khi họ cùng một lúc phải tăng lượng dự trữ hàng hóa lên nhiều lần. Mục đích cuối cùng là đảm bảo không xảy ra tình trạng hết hàng, khan hàng, đảm bảo bình ổn giá hàng hóa phục vụ người dân”, ông Nhất chia sẻ.

Ngay sau khi nhận được thông tin sẽ được tạm ứng ngân sách để dự trữ hàng hóa, Co.opmart Kon Tum đã lên kế hoạch chi tiết dự trữ hàng hóa thiết yếu phục vụ mùa dịch Covid – 19 để gửi lãnh đạo tỉnh. Trong đó, dự trữ 12 mặt hàng thiết yếu gồm mì gói/sản phẩm ăn liền, gạo, đồ hộp các loại. nước suối, sữa các loại, gia vị, rau củ quả/trái cây, thực phẩm đông lạnh, thịt gia súc/gia cầm, khăn giấy, bột giặt/nước giặt, chất tẩy rửa/diệt khuẩn, tổng giá trị dự trữ 20 tỷ đồng. Trong đó, dự trữ tại kho của Co.opmart Kon Tum 50% hàng hóa, và dự trữ tại tổng kho Co.opmart (tại Bình Thuận) 50% hàng hóa còn lại.

Co.opmart Kon Tum cũng cam kết giá cả các mặt hàng bình ổn, được niêm yết công khai. Hàng hóa đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn Việt Nam; không tăng giá đột biến, không đứt hàng tại các nhóm hàng thiết yếu. Hàng hóa dự trữ, trưng bày ưu tiên sản phẩm của các đơn vị sản xuất trong nước, với tỷ lệ hàng Việt Nam chiếm hơn 90%.

"Phương án cung ứng hàng hóa là khi xảy ra hiện tượng sốt hàng cục bộ gây biến động giá cả, Co.opmart sẽ cung ứng 50% hàng hóa dự trữ sẵn (10 tỷ đồng) ra thị trường để phục vụ người dân. Cùng lúc đó sẽ bổ sung 50% hàng hóa dự trữ tại tổng kho về Kon Tum đảm bảo trong 24 - 36 giờ sau sẽ về đến kho Kon Tum, sẵn sàng cung ứng cho người dân. Kiên quyết không để xảy ra khan hàng, đứt hàng”, ông Lê Như Nhất cho hay.

chinh quyen va doanh nghiep cung dong hanh chong covid 19 nhin tu kon tum
Nhờ phương án dự trữ chủ động, sự hợp tác, phối hợp có hiệu quả giữa chính quyền - doanh nghiệp, trên địa bàn tỉnh Kon Tum không xảy ra hiện tượng sốt hàng, khan hàng hay tăng giá đột biến

“Trong trường hợp nếu tỉnh không cho tạm ứng vay 20 tỷ đồng dự trữ hàng hóa thì Co.opmart cũng đã có phương án dự trữ hàng hóa tăng tới 30% so với ngày thường để phục vụ khách hàng. Tuy nhiên, việc được chính quyền tỉnh Kon Tum quan tâm, đồng hành là một động lực vô cùng lớn, hỗ trợ, san sẻ với Co.opmart Kon Tum không chỉ về mặt vật chất mà vô cùng có ý nghĩa về mặt tinh thần”, ông Đỗ Nhất Quân – Giám đốc Co.opmart Kon Tum chia sẻ.

Ông Quân cho biết, tỉnh Kon Tum nói chung, đặc biệt là Sở Công Thương nói riêng luôn dành sự quan tâm và đồng hành tháo gỡ khó khăn cùng doanh nghiệp. Nhưng việc hỗ trợ cho vay vốn không lãi suất là một điều chưa từng có. “Điều đó cho chúng tôi thấy chính quyền không chỉ kêu gọi doanh nghiệp đồng hành chung sức cùng vượt qua khó khăn, mà ở chiều ngược lại, chính quyền cũng luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, nhất là vào những thời điểm căng thẳng của dịch Covid – 19”, ông Quân nhấn mạnh.

Nhờ sự phối hợp kịp thời, chủ động giữa chính quyền, trực tiếp là Sở Công Thương Kon Tum và doanh nghiệp, trực tiếp là Co.opmart Kon Tum, trong thời gian cao điểm chống dịch Covid – 19, trên địa bàn tỉnh Kon Tum không xảy ra hiện tượng sốt giá, tăng giá, khan hàng hay đứt hàng, quan trọng nhất là người dân yên tâm và tin tưởng sẽ có đủ hàng hóa để phục vụ đời sống kể cả trong trường hợp cách ly xã hội kéo dài.

Trong khi tại nhiều tỉnh thành miền Trung - Tây Nguyên, rất nhiều doanh nghiệp kêu khó tiếp cận với các nguồn vốn, nhất là vốn lãi suất thấp, và vay vốn trong bối cảnh dịch bệnh, nhưng chính quyền tỉnh Kon Tum đã linh động cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn với lãi suất 0%. Tất nhiên, mục đích cuối cùng là phục vụ người dân tốt nhất, nhưng về mặt ý nghĩa hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp một cách thực tế, thực chất, có lẽ chưa tỉnh thành nào của miền Trung - Tây Nguyên làm được, ít nhất là tính từ thời điểm diễn ra dịch Covid - 19 đến nay như tỉnh Kon Tum.

Vũ Lê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Kon Tum

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thủ tướng Chính phủ sẽ chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng lần thứ 3

Thủ tướng Chính phủ sẽ chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng lần thứ 3

Ngày 9/5, Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng lần thứ 3 sẽ được tổ chức tại Hà Nội với sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Quảng Bình: Việc thực hiện chi trả tín chỉ cacbon còn nhiều trở ngại

Quảng Bình: Việc thực hiện chi trả tín chỉ cacbon còn nhiều trở ngại

Trong năm 2023, Quảng Bình được phân bổ 82,476 tỉ đồng. Tuy nhiên việc bán tín chỉ carbon hiện còn một số vướng mắc nhất định.
Mù Cang Chải: Đổi thay nhờ phát triển hạ tầng giao thông, xây dựng nông thôn mới

Mù Cang Chải: Đổi thay nhờ phát triển hạ tầng giao thông, xây dựng nông thôn mới

Phát huy mọi nguồn lực, sự chung tay góp sức của người dân, Mù Cang Chải đã phát triển mạnh mạng lưới giao thông, xây dựng nông thôn mới.
Quảng Ninh: Đón “đại bàng”, quyết tâm hút 3 tỷ USD vốn FDI

Quảng Ninh: Đón “đại bàng”, quyết tâm hút 3 tỷ USD vốn FDI

Để đạt mục tiêu đạt ít nhất 3 tỷ USD trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), ngay từ những tháng đầu năm 2024, Quảng Ninh đã đề ra nhiều giải pháp.
Đà Nẵng: 8 doanh nghiệp tham gia chương trình thí điểm hỗ trợ xuất nhập khẩu hàng hóa

Đà Nẵng: 8 doanh nghiệp tham gia chương trình thí điểm hỗ trợ xuất nhập khẩu hàng hóa

Việc tham gia chương trình thí điểm hỗ trợ doanh nghiệp xuất, nhập khẩu tại Đà Nẵng sẽ góp phần tạo động lực, giảm bớt thủ tục hành chính cho doanh nghiệp.

Tin cùng chuyên mục

Phú Yên dành hơn 32 ha để phát triển nhà ở xã hội

Phú Yên dành hơn 32 ha để phát triển nhà ở xã hội

Năm 2024, Phú Yên dự kiến phát triển 6 dự án nhà ở xã hội với tổng diện tích khoảng 32,1 ha.
Thanh Hóa chuyển đổi đất rừng để thực hiện dự án đường dây 220kV Nậm Sum - Nông Cống

Thanh Hóa chuyển đổi đất rừng để thực hiện dự án đường dây 220kV Nậm Sum - Nông Cống

Tỉnh Thanh Hóa vừa phê duyệt chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng thực hiện dự án đường dây 220kV Trạm cắt Nậm Sum (Lào) – Nông Cống (đoạn qua tỉnh Thanh Hóa).
Lai Châu: Kết nối thu hút doanh nghiệp Canada đầu tư vào lĩnh vực có tiềm năng

Lai Châu: Kết nối thu hút doanh nghiệp Canada đầu tư vào lĩnh vực có tiềm năng

Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu tiếp xã giao Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Canada tại Việt Nam và đề nghị kết nối thu hút đầu tư doanh nghiệp Canada.
Sóc Trăng: Phát triển du lịch bằng chiến lược giữ gìn bản sắc văn hóa

Sóc Trăng: Phát triển du lịch bằng chiến lược giữ gìn bản sắc văn hóa

Tỉnh Sóc Trăng ban hành nhiều chính sách, đề án phát triển du lịch theo hướng bền vững gắn liền với văn hóa lễ hội và du lịch sinh thái.
Quảng Nam: Chủ đầu tư sẽ chịu trách nhiệm toàn diện nếu không giải ngân hết nguồn vốn

Quảng Nam: Chủ đầu tư sẽ chịu trách nhiệm toàn diện nếu không giải ngân hết nguồn vốn

Các chủ đầu tư sẽ chịu trách nhiệm toàn diện về việc không giải ngân hết nguồn vốn các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Lào Cai: Tăng cường quản lý hoạt động giết mổ động vật

Lào Cai: Tăng cường quản lý hoạt động giết mổ động vật

UBND tỉnh Lào Cai vừa có văn bản chỉ đạo về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm soát giết mổ động vật, bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm…
Thanh Hóa: Vì sao Cụm công nghiệp làng nghề Tiến Lộc chậm tiến độ kéo dài?

Thanh Hóa: Vì sao Cụm công nghiệp làng nghề Tiến Lộc chậm tiến độ kéo dài?

Được thành lập từ năm 2019 nhưng đến nay Cụm công nghiệp làng nghề Tiến Lộc (Thanh Hóa) đang chậm tiến độ kéo dài vì vướng mắc trong giải phóng mặt bằng.
Ông Đinh Đức Chính giữ chức vụ Chánh văn phòng Tỉnh ủy Lạng Sơn

Ông Đinh Đức Chính giữ chức vụ Chánh văn phòng Tỉnh ủy Lạng Sơn

Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Hữu Lũng Đinh Đức Chính được điều động, bổ nhiệm chức vụ Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Lạng Sơn.
Đồng Nai: Nắng nóng, sản xuất công nghiệp phục hồi khiến lượng điện tiêu thụ tăng cao

Đồng Nai: Nắng nóng, sản xuất công nghiệp phục hồi khiến lượng điện tiêu thụ tăng cao

Tại Đồng Nai, nắng nóng kéo dài khiến lượng tiêu thụ điện cho sinh hoạt trên địa bàn tỉnh liên tục theo đà tăng.
Nam Định: 11 sản phẩm tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực năm 2024

Nam Định: 11 sản phẩm tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực năm 2024

Nam Định đã đăng ký 11 sản phẩm tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực phía Bắc năm 2024.
Ghi nhận xứng đáng những đóng góp, hy sinh của quân và dân Thanh Hóa

Ghi nhận xứng đáng những đóng góp, hy sinh của quân và dân Thanh Hóa

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, tỉnh Thanh Hóa đã dồn sức người và sức của, chi viện cho các mặt trận, đóng góp vào thắng lợi chung của dân tộc Việt Nam.
Điểm nhấn công nghiệp, thương mại trong bức tranh kinh tế Điện Biên

Điểm nhấn công nghiệp, thương mại trong bức tranh kinh tế Điện Biên

Vượt qua nhiều thách thức, ngành Công Thương Điện Biên đã tạo nhiều dấu ấn đột phá, đóng góp vào sự phát triển kinh tế Điện Biên sau những năm đổi mới.
Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại mở rộng thị trường xuất khẩu

Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại mở rộng thị trường xuất khẩu

Để thúc đẩy và hồi phục hoạt động xuất khẩu, ngành Công Thương Bình Dương tiếp tục tập trung các giải pháp trọng tâm, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường.
Sắp tới vùng Đông Nam Bộ ưu tiên triển khai những dự án trọng điểm nào?

Sắp tới vùng Đông Nam Bộ ưu tiên triển khai những dự án trọng điểm nào?

Trong Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Thủ tướng Chính phủ, các địa phương này sẽ thực hiện nhiều dự án trọng điểm.
Bắc Giang thông qua 15 nghị quyết quan trọng

Bắc Giang thông qua 15 nghị quyết quan trọng

100% đại biểu đã biểu quyết thông qua 15 nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội tại kỳ họp thứ 16, HĐND tỉnh Bắc Giang khóa XIX.
Bắc Kạn: Mở rộng thị trường cho sản phẩm nông sản đặc trưng

Bắc Kạn: Mở rộng thị trường cho sản phẩm nông sản đặc trưng

Xúc tiến thương mại nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm là những giải pháp mà Bắc Kạn thực hiện để mở rộng thị trường cho hàng Việt, nông sản đặc trưng của tỉnh.
Bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đối với ông Đặng Văn Minh

Bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đối với ông Đặng Văn Minh

Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Đặng Văn Minh.
Bắc Ninh công bố các quyết định về công tác cán bộ

Bắc Ninh công bố các quyết định về công tác cán bộ

Ngày 6/5, tỉnh Bắc Ninh đã công bố các quyết định về điều động, bổ nhiệm đối với Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bí thư Huyện ủy Yên Phong.
Thanh Hóa: Người dân "thả ga" mua sắm tại Phiên chợ thực phẩm an toàn năm 2024

Thanh Hóa: Người dân "thả ga" mua sắm tại Phiên chợ thực phẩm an toàn năm 2024

Tại Phiên chợ thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024, người dân có thể "thả ga" mua sắm tại hàng chục gian hàng với đa dạng các sản phẩm OCOP được bày bán.
Triển lãm về thành tựu 70 năm xây dựng và phát triển Thủ đô

Triển lãm về thành tựu 70 năm xây dựng và phát triển Thủ đô

UBND TP. Hà Nội dự kiến tổ chức Triển lãm: Những thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của TP. Hà Nội 70 năm xây dựng và phát triển (1954 - 2024).
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động