Chính phủ xác định tập trung cao nhất cho phòng, chống Covid-19 và ổn định kinh tế vĩ mô

Tại Nghị quyết số 75/NQ-CP (ngày 14/7/2021) Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2021 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, Chính phủ xác định các nhiệm vụ: tập trung cao nhất cho phòng, chống dịch Covid-19, triển khai hiệu quả chiến lược vaccine; tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô; triển khai kịp thời hỗ trợ người lao động gặp khó khăn do dịch Covid-19; giải quyết ngay những vướng mắc, bất cập đối với doanh nghiệp; 11 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đối với các địa phương.

Nghị quyết số 75/NQ-CP nhấn mạnh, Chính phủ thống nhất chưa điều chỉnh mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2021 đã đề ra và yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện trên cơ sở các quan điểm chỉ đạo, điều hành nêu tại Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 29/6/2021 và các Nghị quyết của Chính phủ, trong đó kiên quyết, kiên trì thực hiện thành công “mục tiêu kép”; tập trung, ưu tiên nguồn lực cho phòng, chống dịch Covid-19 trên cơ sở kết hợp linh hoạt, sáng tạo, hài hòa, hiệu quả giữa phòng, chống dịch và phát triển kinh tế-xã hội.

Cùng đó căn cứ tình hình thực tiễn từng địa bàn để lựa chọn ưu tiên công tác phòng, chống dịch hoặc phát triển kinh tế-xã hội hoặc kết hợp giữa phòng, chống dịch và phát triển kinh tế-xã hội; TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố phía Nam, nhất là Vùng kinh tế trọng điểm phía nam trong lúc này phải đặc biệt ưu tiên cho chống dịch Covid-19.

Liên quan đến phòng, chống dịch Covid-19, triển khai hiệu quả chiến lược vaccine, Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế và các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm phương châm “5K + vaccine” và tăng cường ứng dụng công nghệ trong kiểm soát dịch bệnh với cách làm “phòng ngừa tích cực, phát hiện sớm, cách ly nhanh, điều trị hiệu quả, xử lý dứt điểm, nhanh chóng ổn định tình hình”.

Chính phủ xác định tập trung cao nhất cho phòng, chống Covid-19 và ổn định kinh tế vĩ mô
Chính phủ yêu cầu tiếp tục thực hiện nghiêm phương châm “5K + vaccine” và tăng cường ứng dụng công nghệ trong kiểm soát dịch bệnh- Ảnh: Cấn Dũng

“Tập trung xây dựng, triển khai chiến lược vaccine phòng Covid-19 trong ngắn, trung hạn và dài hạn; mua vaccine nhanh nhất, nhiều nhất có thể, bảo đảm chất lượng vaccine; đa dạng hóa nguồn cung gắn với cơ chế kiểm soát phù hợp. Thúc đẩy chuyển giao công nghệ và sản xuất vaccine trong nước nhanh nhất, sớm nhất; triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine toàn quốc an toàn, hiệu quả để sớm đạt miễn dịch cộng đồng; ưu tiên tiêm vaccine cho các đối tượng theo quy định”- Nghị quyết số 75/NQ-CP yêu cầu.

Liên quan đến tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, Chính phủ xác định một số nhiệm vụ cần tập trung triển khai. Theo đó Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các cơ quan, địa phương liên quan phát huy hiệu quả cơ chế phối hợp điều hành kinh tế vĩ mô; theo dõi sát tình hình để cập nhật các kịch bản tăng trưởng, tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để giải ngân vốn đầu tư công theo Nghị quyết số 63/NQ-CP năm 2021 của Chính phủ. Hỗ trợ, hướng dẫn các địa phương lập, thẩm định quy hoạch tỉnh; sớm trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy hoạch tổng thể, quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh theo quy định.

Bộ Tài chính chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tăng cường các biện pháp siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính-ngân sách nhà nước, tiết giảm tối đa chi thường xuyên. Cập nhật thông tin, khẩn trương hoàn thiện Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm và các giải pháp trong 6 tháng cuối năm 2021.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều hành chủ động, linh hoạt chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác để kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025; xây dựng các kịch bản xử lý nợ xấu đến cuối năm 2021 và năm 2022; điều hành tăng trưởng tín dụng hợp lý, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên; đơn giản hóa quy trình, thủ tục, hồ sơ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận vốn vay.

“Bộ Công Thương tập trung chỉ đạo bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa thiết yếu, ổn định giá cả, thị trường; có giải pháp tích cực để kiểm soát nhập siêu, hướng tới cán cân thương mại hài hòa, bền vững. Triển khai các chương trình kích cầu tiêu dùng nội địa; tổng kết bài học kinh nghiệm trong việc tiêu thụ nông sản nội địa thời gian qua, xây dựng kịch bản, phương án sẵn sàng cho việc tiêu thụ sản phẩm nông sản có sản lượng, quy mô và giá trị lớn của các địa phương”- Nghị quyết số 75/NQ-CP nêu rõ.

Chính phủ xác định tập trung cao nhất cho phòng, chống Covid-19 và ổn định kinh tế vĩ mô
Bộ Công Thương tổng kết bài học kinh nghiệm trong việc tiêu thụ nông sản nội địa thời gian qua, xây dựng kịch bản, phương án sẵn sàng cho việc tiêu thụ sản phẩm nông sản có sản lượng, quy mô và giá trị lớn của các địa phương- Ảnh: Cấn Dũng

Về xây dựng và hoàn thiện thể chế; tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh; sắp xếp tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của cơ quan hành chính nhà nước, Chính phủ yêu cầu Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương liên quan, thường xuyên rà soát, kịp thời tham mưu tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, quy định pháp luật để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh; đối với các vướng mắc tại Nghị định, yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 20/7/2021.

Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, cơ quan, địa phương liên quan thành lập Tổ công tác để rà soát, tháo gỡ ngay các khó khăn về chi phí logistics và tình trạng thiếu container; tiếp tục cắt giảm, không để tăng các loại phí, chi phí đối với vận chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu.

Trong việc đề xuất các giải pháp hiệu quả để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, tại Nghị quyết số 75/NQ-CP, Chính phủ chỉ đạo Bộ Công Thương nghiên cứu, đề xuất các giải pháp hiệu quả về cơ chế, chính sách để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, chú trọng các ngành chế biến, chế tạo, công nghiệp hỗ trợ gắn với chuyển đổi số. Chỉ đạo, điều hành cung cấp điện đầy đủ phục vụ sản xuất và sinh hoạt, không để thiếu điện cục bộ; khẩn trương hoàn thành Quy hoạch điện VIII, Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia.

Cũng tại Nghị quyết số 75/NQ-CP, Chính phủ xác định 11 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đối với các địa phương nhằm phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của năm 2021 đã đề ra của từng địa phương, góp phần vào kết quả chung của cả nước

Đó là các nhiệm vụ: Tập trung cao nhất cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 với tinh thần “chống dịch như chống giặc”; trên cơ sở diễn biến tình hình, kịp thời cập nhật các kịch bản tăng trưởng phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương mình; theo dõi sát tiến độ thu ngân sách, chỉ đạo quyết liệt, bảo đảm hoàn thành dự toán được giao trên địa bàn; tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công theo thẩm quyền, rà soát tiến độ giải ngân đối với từng dự án, kiên quyết điều chuyển kế hoạch vốn từ các dự án chậm giải ngân, không hiệu quả sang cho các dự án có khả năng giải ngân cao, kiên quyết xử lý các dự án chậm tiến độ kéo dài; chỉ đạo phát triển mạnh mẽ sản xuất công nghiệp, cơ cấu lại và nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp phù hợp điều kiện, thế mạnh của từng địa phương; chủ động phối hợp với các bộ, ngành có liên quan triển khai đồng bộ các giải pháp hỗ trợ giới thiệu và quảng bá sản phẩm, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, mở rộng và phát triển thị trường nội địa; đẩy mạnh triển khai các Nghị quyết của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, cắt giảm, đơn giản hóa quy định kinh doanh, cải cách hành chính; thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, bảo đảm an sinh xã hội, nhất là đối với các đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

Cùng đó tập trung chỉ đạo công tác thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm học 2020-2021 bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19, chuẩn bị tốt các điều kiện khai giảng năm học mới 2021-2022; tiếp tục rà soát, kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy cơ quan hành chính các cấp theo thẩm quyền theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trong tình hình mới theo kế hoạch đã đề ra, nắm chắc diễn biến tình hình để bổ sung, điều chỉnh kịp thời, phù hợp trong mọi tình huống.

Một nội dung cũng được nhấn mạnh tại Nghị quyết số 75/NQ-CP là giải quyết ngay những vướng mắc, bất cập đối với doanh nghiệp. Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung hoặc trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định để giải quyết ngay những vướng mắc, bất cập đối với doanh nghiệp do sự thiếu kết nối, phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị liên quan, bảo đảm nguyên tắc phân định trách nhiệm rõ ràng, minh bạch; trong mỗi bộ, ngành chỉ có một đầu mối quản lý đối với một mặt hàng; kết nối, chia sẻ thông tin để xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung phục vụ công tác quản lý nhà nước.

“Thực hiện mạnh mẽ chuyển đổi số trong quản lý nhà nước, triển khai đồng bộ các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, thúc đẩy phát triển thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt”- Nghị quyết số 75/NQ-CP nêu rõ.

Quang Lộc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chính phủ

Tin mới nhất

Diễu binh, diễu hành kỷ niệm trọng thể 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Diễu binh, diễu hành kỷ niệm trọng thể 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại Điện Biên đã diễn ra lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm trọng thể 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 'lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu'.
Khẳng định bản lĩnh, trí tuệ và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh

Khẳng định bản lĩnh, trí tuệ và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh

7 thập kỷ đi qua trong dòng lịch sử, âm hưởng chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn sáng ngời, vẫn vẹn nguyên vang vọng trong biết bao thế hệ người Việt Nam.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng Campuchia Neth Savoeun

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng Campuchia Neth Savoeun

Sáng 6/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Phó Thủ tướng Vương quốc Campuchia Neth Savoeun.
Bài 3: “Dẫu trong gian nguy, máu thấm trong từng dòng tin…”

Bài 3: “Dẫu trong gian nguy, máu thấm trong từng dòng tin…”

Những chiến công thầm lặng ấy đã tô thắm truyền thống ngành Tình báo quốc phòng, mãi mãi là niềm tự hào của thế hệ kế tiếp sau này.
Bài 2: Quân báo trinh sát - Lực lượng đi trước, về sau

Bài 2: Quân báo trinh sát - Lực lượng đi trước, về sau

Thắng lợi của cuộc tiến công Đông Xuân 1953-1954, đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ, có sự đóng góp của lực lượng Điệp báo chiến lược và Quân báo trinh sát.

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam - Pháp: Gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, hướng đến tương lai

Việt Nam - Pháp: Gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, hướng đến tương lai

Với nỗ lực hai bên cùng gác lại quá khứ, hướng đến tương lai cho thấy Việt Nam là một hình mẫu về hàn gắn, biến thù thành bạn, chuyển đối đầu thành đối thoại.
Triển khai công tác cán bộ tại tỉnh Hải Dương, Đắk Lắk

Triển khai công tác cán bộ tại tỉnh Hải Dương, Đắk Lắk

Trong tuần qua (từ 29/4 đến 5/5), Tỉnh ủy Hải Dương, Tỉnh ủy Đắk Lắk đã triển khai các quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ.
Bài 1: Từ chuẩn bị lực lượng đến khai mở kế hoạch Navarre

Bài 1: Từ chuẩn bị lực lượng đến khai mở kế hoạch Navarre

Thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử cách đây 70 năm có sự đóng góp không nhỏ của ngành Tình báo quốc phòng.
Việt Nam đề nghị Campuchia chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo

Việt Nam đề nghị Campuchia chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo

Việt Nam tôn trọng lợi ích chính đáng của Campuchia và đề nghị các bên phối hợp chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động dự án kênh đào Funan Techo.
Truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024)

Truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024)

Cầu truyền hình trực tiếp "Dưới lá cờ quyết thắng" kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) diễn ra lúc 20h tối ngày 5/5.
Thủ tướng Chính phủ: Tây Ninh hội tụ đủ 3 yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hoà để phát triển

Thủ tướng Chính phủ: Tây Ninh hội tụ đủ 3 yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hoà để phát triển

Chiều ngày 5/5/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: 5 điểm nổi bật, 6 giải pháp để Đông Nam Bộ tiếp tục phát triển mạnh mẽ

Thủ tướng Phạm Minh Chính: 5 điểm nổi bật, 6 giải pháp để Đông Nam Bộ tiếp tục phát triển mạnh mẽ

Thủ tướng yêu cầu vùng Đông Nam Bộ cần tổ chức thực hiện tốt 6 giải pháp để tiếp tục phát huy lợi thế, tiềm năng, xứng đáng là đầu tàu của cả nước.
Đã khởi công, triển khai thủ tục 9/29 dự án giao thông lớn liên kết vùng Đông Nam Bộ

Đã khởi công, triển khai thủ tục 9/29 dự án giao thông lớn liên kết vùng Đông Nam Bộ

Đến nay, trong số 29 dự án giao thông lớn liên kết vùng Đông Nam Bộ, đã có 4 dự án khởi công, 5 dự án đang triển khai các thủ tục đầu tư,
Đại tướng Phan Văn Giang chủ trì lễ đón và hội đàm với Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp

Đại tướng Phan Văn Giang chủ trì lễ đón và hội đàm với Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp

Đại tướng Phan Văn Giang nhấn mạnh, chuyến thăm của Ngài Bộ trưởng và Đoàn đại biểu cấp cao Quân đội Pháp có ý nghĩa rất quan trọng trong quan hệ hai nước.
Thủ tướng Chính phủ: Phải đề xuất chính sách khai thông nhanh, đột phá phục vụ phát triển vùng Đông Nam Bộ

Thủ tướng Chính phủ: Phải đề xuất chính sách khai thông nhanh, đột phá phục vụ phát triển vùng Đông Nam Bộ

Thủ tướng Chính phủ đề nghị các bộ, ngành, địa phương phải đề xuất các giải pháp mang tính đột phá nhằm khai thông, thúc đẩy hơn nữa phát triển vùng Đông Nam Bộ
Đề xuất cấm mua bán vàng bằng tiền mặt có khả thi?

Đề xuất cấm mua bán vàng bằng tiền mặt có khả thi?

Theo PGS.TS Ngô Trí Long, đề xuất cấm mua bán vàng bằng tiền mặt của Tổng cục Thuế là không khả thi vì không phải 100% người mua vàng đều là đầu tư.
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Công nghiệp bán dẫn dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào 2030

Công nghiệp bán dẫn dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào 2030

Thị trường chip bán dẫn giữ vững tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định trong suốt 20 năm qua và được dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào 2030.
4 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 238,9 tỷ USD, tăng 15,2%

4 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 238,9 tỷ USD, tăng 15,2%

Kinh tế 4 tháng duy trì đà phát triển tích cực cả 3 khu vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Trong đó, điểm sáng là lĩnh vực xuất nhập khẩu đạt 238,9 tỷ USD.
Khuyến khích điện mặt trời mái nhà: Không phục vụ mục đích kinh doanh, mua bán điện

Khuyến khích điện mặt trời mái nhà: Không phục vụ mục đích kinh doanh, mua bán điện

Việc khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu nhằm mục đích tự sử dụng, tự cấp cho nhu cầu tại chỗ, không phục vụ mục đích mua bán điện.
Quy định mới của Bộ Chính trị: Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm dù đã nghỉ hưu, chuyển công tác

Quy định mới của Bộ Chính trị: Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm dù đã nghỉ hưu, chuyển công tác

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai vừa ký ban hành Quy định 142 về thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.
Thủ tướng: Tập trung triển khai 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành

Thủ tướng: Tập trung triển khai 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành

Kinh tế trong 4 tháng đầu năm chuyển biến tích cực với 8 kết quả nổi bật. Thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu triển khai 15 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.
Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo tham vấn về phát triển điện mặt trời mái nhà

Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo tham vấn về phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo tham vấn kỹ thuật về Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định cơ chế, chính sách điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu.
Tuyên Quang: Khắc phục sự cố thiên tai đảm bảo cấp điện trở lại phục vụ nhân dân

Tuyên Quang: Khắc phục sự cố thiên tai đảm bảo cấp điện trở lại phục vụ nhân dân

Công ty Điện lực Tuyên Quang đã chỉ đạo Điện lực các huyện nỗ lực xử lý, cấp điện trở lại phục vụ nhân dân.
Bộ Công Thương đề xuất 3 cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ Công Thương đề xuất 3 cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà

Chiều 4/5, Bộ Công Thương tổ chức hội thảo tham vấn kỹ thuật Nghị định quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái tự sản, tự tiêu.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động