Thứ ba 19/11/2024 11:36

Chiếu sáng công cộng thông minh: Xây dựng thành phố hiện đại

Trong chiến lược phát triển đô thị thông minh định hướng đến năm 2030, TP. Hà Nội rất quan tâm đến hệ thống chiếu sáng thông minh để đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững, tiết kiệm năng lượng.

Quản lý bằng công nghệ

Hệ thống chiếu sáng công cộng (CSCC) TP. Hà Nội được hình thành và phát triển từ năm 1954. Cùng với việc phát triển và mở rộng địa giới hành chính thành phố, hệ thống CSCC cũng không ngừng được tăng lên. Năm 2012, Công ty TNHH MTV Chiếu sáng và Thiết bị đô thị (HAPULICO) đã đề xuất với UBND TP. Hà Nội đầu tư thực hiện Dự án “Cải tạo mở rộng Trung tâm điều khiển chiếu sáng TP. Hà Nội” theo công nghệ GSM/GPRS đầu tiên tại Việt Nam với quy mô quản lý 306 trạm đèn chiếu sáng.

Trung tâm điều khiển chiếu sáng TP. Hà Nội

Để đồng bộ với Trung tâm điều khiển chiếu sáng hiện đại, năm 2016, HAPULICO đã xây dựng và đưa vào vận hành Hệ thống quản lý CSCC toàn thành phố trên nền tảng kỹ thuật số ứng dụng công nghệ thông tin địa lý (GIS), phần mềm Citywork và trang bị các phương tiện cầm tay như máy tính bảng, điện thoại thông minh cho đội ngũ công nhân. Hệ thống này đã góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý vận hành và cho phép toàn bộ các chi nhánh, tổ, đội… thực hiện báo cáo, giao việc, kiểm tra thực hiện thông qua phần mềm. Toàn bộ cơ sở dữ liệu (CSDL) chiếu sáng do công ty quản lý đều được số hóa, giúp công tác quản lý, truy xuất dữ liệu thực hiện nhanh chóng, chính xác.

Đến nay, Hà Nội đã có 1.408 trạm đèn chiếu sáng trên toàn bộ đường phố cùng các trạm đèn chiếu sáng thuộc khu vực ngõ, xóm do công ty quản lý đã được lắp đặt thiết bị điều khiển và giám sát từ trung tâm điều khiển. Trên nền tảng hệ thống điều khiển trung tâm hiện có, công ty cũng đã lắp đặt thí điểm bộ điều khiển cho từng điểm đèn chiếu sáng. Từ khi đi vào vận hành, Trung tâm điều khiển chiếu sáng TP. Hà nội đã phát huy được hiệu quả, nâng cao chất lượng công tác quản lý vận hành hệ thống CSCC, tiết kiệm năng lượng và sẵn sàng khả năng kết nối với trung tâm điều hành SmartCity trong tương lai.

Theo ông Nguyễn Anh Tuấn - Tổng giám đốc HAPULICO, hệ thống đèn đường cũ và phương pháp quản lý lạc hậu có thể tiêu thụ tới 40% ngân sách dành cho năng lượng của một thành phố. Công nghệ chiếu sáng thông minh được sử dụng công nghệ cảm biến kết hợp công nghệ 3G/GPRS-GSM giúp tiết kiệm điện và chi phí nhân công đang trở thành giải pháp “chiếu sáng công cộng thông minh” thay thế cho toàn bộ hệ thống cung cấp chiếu sáng công cộng thông thường hiện nay.

Đảm bảo an toàn

Nhờ đóng, cắt linh hoạt theo thời tiết, hệ thống CSCC đã đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông, góp phần sử dụng hiệu quả điện năng tiêu thụ, tránh gây phản cảm; góp phần xây dựng hình ảnh thành phố văn minh, hiện đại. Bên cạnh đó, công nghệ mới giúp tra cứu các thông tin lịch sử hoạt động của trạm đèn chiếu sáng cũng như kiểm soát sự cố chính của trạm đèn, giúp minh bạch trong công tác quản lý, giám sát hoạt động của đơn vị được giao quản lý vận hành.

Đến nay, hệ thống CSCC của TP. Hà Nội có hơn 2.700 tủ điện chiếu sáng, 212.000 bộ đèn các loại, 5.300km chiều dài tuyến chiếu sáng trên địa bàn 30 quận, huyện. Trong đó, HAPULICO đang quản lý Hệ thống CSCC trên địa bàn 26/30 quận, huyện của thành phố. Trung tâm điều khiển hệ thống CSCC với 60% số tủ điện chiếu sáng được kết nối và điều khiển giám sát hoạt động theo công nghệ 3G/4G-GSM.

Hiện, HAPULICO đang triển khai lắp đặt mới thêm hơn 400 bộ thiết bị điều khiển thông minh, nâng tổng số trạm đèn chiếu sáng được kết nối về Trung tâm điều khiển chiếu sáng tập trung tại 30 Hai Bà Trưng (Hà Nội) lên trên 70% số lượng trạm đèn chiếu sáng toàn thành phố. Đồng thời, cải tạo nâng cấp phần mềm, thiết bị tại phòng điều khiển trung tâm nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của các trạm đèn được kết nối với Trung tâm điều khiển.

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á, việc ứng dụng công nghệ thông minh trong quản lý vận hành hệ thống CSCC giúp tiết kiệm năng lượng chiếu sáng lên đến 50%, góp phần đáng kể việc giảm phát thải khí nhà kính ra môi trường.
Thu Hường

Tin cùng chuyên mục

Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới (​​​​​​​Bài 2)

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới (​​​​​​​Bài 1)

PC Lào Cai: 'Thần tốc' đưa điện lưới quốc gia về khu tái định cư Làng Nủ

PC Đắk Nông: Cải thiện và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế

Hiệu quả quản lý lưới truyền tải từ ứng dụng UAV và công nghệ Lidar

Nghệ An phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án lưới điện truyền tải 220kV

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Nâng cao năng suất lao động nhờ phát triển lưới điện thông minh, chuyển đổi số

Trung tâm Điện lực Quảng Trạch: Nhiều vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Nhiệm vụ hàng đầu là bảo đảm cung ứng điện trong mọi tình huống

EVNCPC triển khai nhiều hoạt động trong ‘Tháng tri ân khách hàng 2024’

Bộ Công Thương xây dựng 3 kịch bản cung cấp điện năm 2025

Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì họp về kế hoạch cung cấp điện năm 2025

Xung đột Trung Đông: Liệu thị trường năng lượng thế giới có bị cuốn vào?

Bộ Công Thương làm việc với Trung tâm Nhiên liệu Xanh Toàn cầu về phát triển nhiên liệu sinh học

PC Đắk Lắk: Đảm bảo an toàn lưới điện cao áp tại khu vực rừng trồng và rừng nguyên sinh

Tổng giám đốc EVNCPC Ngô Tấn Cư làm việc với Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân tại Khánh Hòa

Chủ tịch HĐTV EVNCPC Nguyễn Thanh làm việc với Công ty Điện lực Bình Định

Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế "Giới thiệu Dự án đào tạo về điện gió".

Tháng 10/2024, EVNGENCO1 đã đạt sản lượng điện gần 2,9 tỷ kWh