Thứ năm 21/11/2024 23:16

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 10/10: Quân Ukraine rút khỏi Volchansk; Ukraine ‘hô biến’ xe tăng Challenger 2

Quân Ukraine rút khỏi Volchansk; Hội nghị thượng đỉnh hòa bình Ukraine bị đình trệ... là những thông tin đáng chú ý trong sáng ngày 10/10/2024.

Quân Ukraine rút khỏi Volchansk

Theo Kienthucnet, lực lượng đặc biệt GUR của Ukraine buộc phải rút lui khỏi khu vực của nhà máy tổng hợp ở Volchansk do tổn thất từ bom phá FAB-500 và bom nhiệt áp ODAB-1500 của Nga thả xuống.

Ukraine thông báo, lực lượng đặc biệt GRU, trực thuộc Cơ quan Tình báo Quân đội Ukraine, đã tái chiếm hoàn toàn nhà máy tổng hợp nằm ở phía tây nam thành phố Volchansk, đánh bật toàn bộ quân Nga còn lại ra khỏi vị trí, tái chiếm hoàn toàn Volchansk.

Thành phố Volchansk là nơi giao tranh ác liệt giữa quân Nga và quân Ukraine kể từ tháng 5 tới nay. Sau các đợt phản công dữ dội, vị trí duy nhất mà Quân đội Nga còn trụ lại trong khu đô thị Volchansk, là nhà máy tổng hợp, theo một số thông tin, nó còn được gọi là nhà máy vật liệu xây dựng.

Vào ngày 25/9, Ukraine thông báo, lực lượng đặc biệt GRU, trực thuộc Cơ quan Tình báo Quân đội Ukraine, đã tái chiếm hoàn toàn Volchansk.

Trong khu vực nhà máy tổng hợp, có hơn 30 tòa nhà cao tầng, địa hình phức tạp, dễ phòng thủ nhưng khó tấn công. Vì vậy, Quân đội Nga đã dựa vào các công trình nhà máy để phòng thủ trước sức tấn công liên tục của quân Ukraine.

Sau ba tháng giao tranh ác liệt, nhà máy tổng hợp gần như bị san bằng, nhưng tàn tích của những tòa nhà bị phá hủy vẫn làm cơ sở cho các hoạt động phòng thủ, nên hai bên vẫn chiến đấu ác liệt trong đống đổ nát. Tuy nhiên, trước sự tấn công liên tục của quân Ukraine, quân Nga đã bí mật rút lui khỏi khu vực của nhà máy vào cuối tháng 9.

Các đơn vị tình báo quân sự “tinh nhuệ” của Ukraine, sau khi tái chiếm nhà máy tổng hợp, đã ngay lập tức trở thành mục tiêu cho không quân Nga bắn phá. Kết quả là họ đã không thể chống lại được với các cuộc tấn công bằng bom các loại của Nga và bị tổn thất nặng nề, nên đã phải rút khỏi nhà máy.

Theo miêu tả của các blogger quân sự được đăng trên các trang mạng xã hộicho thấy, Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga đã tiến hành một loạt cuộc tấn công vào nhà máy, gần như san bằng các công sự bằng các loại bom phá FAB-500 và thậm chí là cả bom nhiệt áp ODAB-1500.

Sau khi không thể chịu được các đòn tấn công bằng hỏa lực bom pháo của Nga, các lực lượng đặc biệt của Ukraine buộc phải rút xa ra khỏi khu vực nhà máy, và quân Nga lại một lần nữa chiếm đóng nhà máy tổng hợp ở Volchansk mà không cần mất công sức.

Như đã thông tin trước đó, vào cuối tháng 9, các đơn vị của Nga vốn đã chiến đấu trong vài tháng, gần như đã bao vây, rút lui khỏi nhà máy, mang theo toàn bộ những người bị thương và thi thể của những người thiệt mạng. Ở Kiev, việc tái chiếm nhà máy tổng hợp được coi là một “chiến thắng vĩ đại” đối với các đơn vị đặc biệt.

Lựu pháo Pháp trúng hỏa lực của Nga, phát nổ dữ dội

Theo Vietnamnet, quân đội Nga tuyên bố đã dùng máy bay không người lái (UAV) tấn công một khẩu lựu pháo tự hành Caesar do Pháp sản xuất ở khu vực tiền tuyến Ukraine.

Đài RT dẫn thông cáo của Bộ Quốc phòng Nga cho biết, lực lượng trinh sát của Moscow đã phát hiện lựu pháo Caesar trong một khu rừng rậm ở vùng Sumy, đông bắc Ukraine và giáp biên giới với Nga. Quân đội Nga sau đó đã triển khai UAV tấn công tầm trung và tầm xa (MALE) Inokhodets phóng tên lửa có dẫn đường bằng laser Kh-BPLA vào mục tiêu.

Đoạn video do quân đội Nga công bố cho thấy một vụ nổ lớn tại hiện trường sau khi phần chứa đạn dược của khẩu lựu pháo Pháp bị trúng hỏa lực tập kích. Một số binh sĩ Ukraine vội vàng tháo chạy khỏi vị trí bắn sau sự cố.

Moscow cáo buộc các lực lượng Kiev đã tích cực sử dụng các hệ thống pháo binh do phương Tây cung cấp, bao gồm cả lựu pháo tự hành Caesar, trong chiến dịch đột kích xuyên biên giới vào vùng Kursk của Nga từ đầu tháng 8.

Quân Nga khẳng định đã phá hủy thành công nhiều khí tài như vậy trên lãnh thổ nước này cũng như vùng Sumy lân cận ở nước láng giềng, nhờ sức mạnh phản pháo cũng như các cuộc tấn công bằng UAV và tên lửa.

Hội nghị thượng đỉnh hòa bình Ukraine bị đình trệ

Cố vấn Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine, Daria Zarivnaya, tuyên bố hủy bỏ “hội nghị thượng đỉnh hòa bình” lần thứ 2 về Ukraine dự kiến tổ chức vào tháng 1 tới.

Hội nghị thượng đỉnh hòa bình lần thứ hai sẽ không diễn ra vào tháng 11. Nhưng mọi thứ cần chuẩn bị đều đã sẵn sàng rồi”, bà Daria Zarivnaya cho biết.

Bà Zarivna nói thêm rằng, các hội nghị chuyên đề hiện đang được tổ chức về từng điểm trong “công thức hòa bình” của nhà lãnh đạo Ukraine. Cụ thể, chúng kết thúc bằng việc thông qua một thông cáo chung. Bà nói thêm rằng, các quy định trong các tuyên bố được thông qua sẽ trở thành cơ sở cho kế hoạch hòa bình của hội nghị lần thứ 2 về Ukraine. Bà tin rằng hội nghị thượng đỉnh sẽ diễn ra sau đó.

Trước đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova đã làm rõ vấn đề Nga tham gia “hội nghị thượng đỉnh hòa bình” về Ukraine. Bà Zakharova gọi những tuyên bố của Tổng thống Ukraine Volodymir Zelensky về “sự cần thiết phải củng cố Ukraine càng nhiều càng tốt để tổ chức “hội nghị thượng đỉnh hòa bình” thứ 2 ở Thụy Sĩ vào năm 2024” là một nỗ lực nhằm vượt qua suy nghĩ viển vông.

Nga bắn phá hủy pháo tự hành của Ukraine ở Sumy

Theo Tiền Phong, Bộ Quốc phòng Nga cho biết, quân đội nước này tiếp tục phá hủy pháo tự hành Caesar được Pháp viện trợ cho Ukraine để đối phó với chiến dịch quân sự đặc biệt của Moscow.

Đoạn video được Bộ Quốc phòng Nga công bố cho thấy, pháo tự hành Caesar bị tên lửa dẫn đường laser Kh-BPLA, được phóng từ máy bay tấn công không người lái tầm trung Orion, phá hủy.

Trong vài tuần qua, máy bay không người lái (UAV) Orion của Nga đã bất ngờ quay trở lại chiến trường. Các UAV này được lực lượng Nga sử dụng để tiến hành hoạt động tấn công vào sâu trong hậu phương của Ukraine.

Trước đó, ngày 16/9, truyền thông Nga đưa tin UAV Orion phá hủy pháo phản lực hạng nặng M270 bằng tên lửa dẫn đường laser Kh-BPLA. Ngày 24/9, một máy bay không người lái Orion khác tiếp tục phá hủy xe bọc thép của Ukraine ở tỉnh Kursk.

Diệu Linh
Bài viết cùng chủ đề: Chiến sự Nga - Ukraine

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine tối 21/11: Nga tung chiêu ‘lạ’, Ukraine quyết giành lại Kupyansk

Chiến sự Nga - Ukraine: Hệ lụy nào sau việc Ukraine tấn công tên lửa vào lãnh thổ Nga?

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 21/11: Nga vây ráp lính Ukraine tại Kursk; Kiev nã tên lửa công khai vượt ‘lằn ranh đỏ’

Đại tướng Phan Văn Giang đánh giá cao hiệu quả quản lý an ninh khu vực của ADMM+

Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Venezuela

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/11/2024: Storm Shadow tấn công sâu vào Nga, Moscow chuẩn bị đòn đáp trả?

Bí mật sức mạnh tên lửa hành trình Taimoor AGM của Pakistan

Tài chính thế giới: Giá vàng tăng ngày thứ tư liên tiếp, bitcoin xô đổ mọi kỷ lục

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia: Tạo động lực, đưa quan hệ Việt Nam-Malaysia lên tầm cao mới

Ukraine 'phá vỡ lằn ranh đỏ' bằng đòn tấn công tên lửa Storm Shadow vào đất Nga

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 21/11/2024: Tạp chí Pháp nói về tiềm năng vũ khí hạt nhân của Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 21/11: Nhiều lính Ukraine đầu hàng ở Kursk; Tổng thống Biden viện trợ 'nóng' cho Ukraine

Bloomberg nói khả năng đàm phán sớm về Ukraine; Economist dự đoán thời điểm kết thúc xung đột

Toàn cảnh thế giới 20/11: Nga tiết lộ thời gian kết thúc chiến sự, Israel trao thưởng 'hậu hĩnh' tại Gaza

ASEAN và Hoa Kỳ tăng cường hợp tác quốc phòng vì hòa bình khu vực

Chiến sự Nga-Ukraine tối 20/11: Nga dồn hỏa lực, tuyến phòng thủ Toretsk lung lay; Ukraine phá hủy 51 UAV Nga

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 20/11/2024: Pháp 'quay xe' khi Nga công bố chiến lược hạt nhân mới

Chiến sự Nga-Ukraine trưa 20/11: Nga cảnh báo 'sắc lạnh'; Ukraine thất thủ tại Donbass

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine