Chủ nhật 29/12/2024 13:18

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 13/7/2023: Mỹ và phương Tây chia rẽ liên quan tới bom, đạn chùm

Một số thông tin tình hình chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 13/7/2023: Mỹ và phương Tây chia rẽ liên quan tới bom, đạn chùm viện trợ cho Ukraine.

Trước việc Mỹ công bố viện trợ bom, đạn chùm cho Ukraine và việc Kiev bắt đầu sử dụng loại vũ khí có tính hủy diệt cao này trên chiến trường, nhiều quốc gia châu Âu đã lên tiếng về vấn đề này. Đa phần ý kiến là phản đối khi lo ngại tiền lệ Ukraine sử dụng bom, đạn chùm sẽ tạo tiền lệ xấu trong các cuộc xung đột có thể xảy ra với Nga trong tương lai.

Ràng buộc của quy định quốc tế

Một điều quan trọng khác là loại đạn chùm được Mỹ viện trợ cho Ukraine chính là đạn pháo 155mm M864. Theo các báo cáo được công bố, loại đạn chùm này được phát triển từ hơn 1 thập kỷ trước và có tỷ lệ đạn con không nổ rất cao, nhưng Bộ Quốc phòng Mỹ đã giấu kín thông tin này.

Còn theo đánh giá của chuyên gia Nga Alexei Podberezkin với hãng tin Sputnik, việc Mỹ quyết định viện trợ bom, đạn chùm cho Ukraine không chỉ đơn thuần như tuyên bố của Washington, mà thực tế là Ukraine sẽ giúp Mỹ tiêu hủy loại đạn dược nguy hiểm và lỗi thời này.

Loại đạn chùm Mỹ viện trợ cho Ukraine khá cũ và ẩn chứa nhiều nguy hiểm. Tôi có thể khẳng định là hiện tại, Ukraine đang thiếu phương tiện chiến đấu hạng nặng và đạn dược. Tốc độ tiêu hao đạn dược của Ukraine đang nhanh hơn tốc độ sản xuất đạn không chỉ trong nước, mà cả từ nguồn viện trợ từ các quốc gia đồng minh. Người Mỹ luôn có suy nghĩ rất thực dụng kết hợp giữa hiệu quả quân sự và kinh tế. Việc viện trợ và ủng hộ Ukraine sử dụng bom, đạn chùm hoàn toàn phù hợp nguyên tắc trên”, chuyên gia Alexei Podberezkin đánh giá.

This browser does not support the video element.

Cùng với đó, chuyên gia Alexei Podberezkin nhận định, Mỹ cũng đang cạn kiệt nguồn đạn pháo viện trợ cho Ukraine nên lựa chọn bom, đạn chùm là giải pháp thay thế.

Ngay sau tuyên bố chính thức của Nhà Trắng về việc bắt đầu chuyển giao bom, đạn chùm cho Ukraine, Ngoại trưởng Đức Annalena Burbock tuyên bố, Berlin sẽ tiếp tục tuân thủ Công ước về Bom, đạn chùm và không cung cấp loại vũ khí nguy hiểm này cho Ukraine. “Đối với chúng tôi, với tư cách là quốc gia đã phê chuẩn Công ước tại Oslo, quy định quốc tế về bom, đạn chùm sẽ vẫn có giá trị”, bà Annalena Burbock nói.

Còn theo hãng tin Reuters, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cũng lên tiếng phản đối việc Berlin tham gia cung cấp bom, đạn chùm cho Kiev. “Đức đã ký công ước vì vậy đây không phải là lựa chọn của chúng tôi. Còn đối với các quốc gia chưa ký công ước, trong đó có Nga, chúng tôi không có quyền bình luận về quyết định của họ”, ông Boris Pistorius nói.

Về vấn đề này, Ngoại trưởng Áo Alexander Schallenberg lưu ý rằng bom chùm có thể gây ra mối đe dọa đối với dân thường trong nhiều năm sau khi xung đột kết thúc: “Đây là loại vũ khí bị quốc tế cấm. Sự nguy hiểm của nó có thể so sánh với mìn sát thương”.

Theo lời ông Alexander Schallenberg, hậu quả rõ ràng nhất của bom, đạn chùm đã được thấy rõ tại Trung Đông. Vì vậy, phương Tây cần lựa chọn “loại vũ khí phù hợp” viện trợ cho Ukraine, cũng như tính toán các hậu quả do quyết định này mang lại.

“NATO với tư cách là một liên minh quân sự không có ràng buộc nào với Công ước về Bom, đạn chùm vì các thành viên trong khối có quan điểm khác nhau về loại vũ khí này. Quyết định sử dụng và viện trợ chúng cho Ukraine tùy thuộc vào từng chính phủ, chứ không phải dưới tư cách thành viên NATO’, ông Alexander Schallenberg nhấn mạnh.

Viện trợ bom, đạn chùm là biểu hiện của “sự tuyệt vọng”

Đánh giá về quyết định viện trợ bom, đạn chùm cho Ukraine của Mỹ, Đại diện thường trực của Nga tại Liên hợp quốc, Vasily Nebenzya cho rằng, hành động này chỉ làm leo thang xung đột và không làm thay đổi cục diện của Chiến dịch quân sự đặc biệt.

Vấn đề này một lần nữa khẳng định Mỹ và các đồng minh phương Tây không mong muốn giải quyết xung đột tại Ukraine bằng con đường hòa bình và mục tiêu ưu tiên là gây thất bại chiến lược cho Nga bất chấp các quy tắc quốc tế.

Theo lời ông Vasily Nebenzya, sau hơn 1 tháng phản công, Mỹ và phương Tây đã nhận ra nỗ lực của Ukraine không đạt kết quả. Việc viện trợ bom, đạn chùm chỉ đơn thuần “lên dây cót” để Kiev tiếp tục cuộc chiến. “Thực tế, đây là một hành động tuyệt vọng!”, ông Vasily Nebenzya nhấn mạnh.

Thực tế, bất chấp các tuyên bố của Washington về việc Ukraine sẽ không sử dụng loại vũ khí sát thương nguy hiểm này chống lại dân thường. Trong ngày 12/7, Ukraine đã lần đầu tiên sử dụng loại vũ khí này để tấn công thành phố Tokmak, vị trí nằm sâu trong hậu tuyến của Nga ở vùng Zaporizhya.

Hành động leo thang này của Ukraine đã đáp trả thích đáng qua tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu rằng, Nga có đủ các loại bom, đạn chùm mạnh mẽ và hiện đại hơn của Mỹ. Quân đội Nga sẽ có hành động đáp trả tương ứng với việc sử dụng đạn chùm của Ukraine.

Kim Ngân (tổng hợp)
Bài viết cùng chủ đề: Chiến sự Nga - Ukraine

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 29/12: Lính Ukraine đầu hàng ồ ạt

Thương mại song phương Việt Nam - Philippines vượt 8 tỷ USD

Tổng quan về Thương vụ Việt Nam tại Nigeria

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay 28/12/2024: Ukraine mở mặt trận thứ hai

Tổng quan về Thương vụ Việt Nam tại Ucraina

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 28/12: Quân Nga dội đòn bất ngờ

Tổng quan về Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ

Tổng quan về Thương vụ Việt Nam tại Thụy Sỹ (kiêm nhiệm Liechtenstein)

Bản tin quân sự thế giới ngày 27/12/2024: Trung Quốc giới thiệu máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6

Tổng quan về Thương vụ Việt Nam tại Italy

Tổng quan về Thương vụ Việt Nam tại Viễn Đông

Nga - Trung Quốc đạt bước tiến mới về hợp tác năng lượng

Tổng quan về Thương vụ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ

Tổng quan về Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan

Tổng quan về Thương vụ Việt Nam tại Iran (kiêm nhiệm Syria và Iraq)

Bản tin quân sự thế giới ngày 26/12/2024: Ukraine trang bị súng bắn đạn ghém chống UAV cho binh sĩ

Mời tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Đầu tư toàn cầu tại bang Kerala, Ấn Độ

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 26/12: Lữ đoàn 'chuẩn NATO' rút lui; UAV Ukraine đánh sập căn cứ Nga

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/12/2024: Nga tập kích tên lửa Ukraine; Velyka Novosilka bị siết chặt

“Nội soi” khả năng tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp Việt