Chiến sự Israel – Hamas ngày 20/10/2023: IDF đang chuẩn bị chiến dịch tấn công vào Dải Gaza
Hãng tin Reuters của Anh trích dẫn nhiều nguồn tin từ Israel và Trung Đông đăng tải, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) đang chuẩn bị một chiến dịch trên bộ chưa từng có ở Dải Gaza để đáp trả cuộc tấn công ngày 7/10 của phong trào /chu-de/chien-su-israel-hamas.topic.
Căng thăng tại Dải Gaza càng leo thang, nguy cơ xung đột lan rộng ra toàn bộ khu vực Trung Đông càng hiện hữu. Ảnh: AP |
Cho đến nay, hoạt động đáp trả của IDF với tên gọi “Những thanh kiếm sắt”, chỉ giới hạn ở việc ném bom và tấn công bằng tên lửa vào vùng lãnh thổ do Hamas kiểm soát ở Dải Gaza. Sau khi huy động con số kỷ lục 360.000 quân dự bị, IDF đang chuẩn bị cho giai đoạn thứ hai được đánh giá là chưa từng có và sẽ không giống bất cứ điều gì Israel đã thực hiện ở Gaza trong quá khứ.
“Cuộc tấn công sắp tới của /chu-de/chien-su-hamas-israel.topicsẽ có quy mô lớn hơn nhiều so với các hoạt động trước đây ở Gaza, mà trước đây các quan chức Israel mô tả là một cuộc "nhổ cỏ tận gốc" làm suy yếu khả năng quân sự của Hamas nếu không tiêu diệt được phong trào này. (...) Các nhà lãnh đạo Israel trước đây chưa bao giờ thề sẽ tiêu diệt Hamas một lần và mãi mãi”, hãng tin Reuters đăng tải.
Theo các nguồn tin của Reuters, mục tiêu của chiến dịch sắp tới là phá hủy hoàn toàn cơ sở hạ tầng ở Dải Gaza và chấp nhận mức độ và con số thương vong nặng nề của dân thường Palestine. Theo Bộ Y tế Gaza, các cuộc tấn công của Israel đã giết chết khoảng 3.500 người và làm bị thương khoảng 12.000 người khác.
Trong giai đoạn thứ hai của chiến dịch, IDF có kế hoạch đẩy dân thường Palestine trở lại biên giới giữa Dải Gaza với Ai Cập, sau đó tiêu diệt Hamas và phá hủy mạng lưới đường hầm dưới lòng đất mà phong trào này đã sử dụng để tấn công Israel. IDF thừa nhận rằng họ đã thực hiện một số cuộc đột nhập vào Dải Gaza để thu thập thông tin tình báo và chuẩn bị cho cuộc tấn công.
Hãng tin Reuters lưu ý Israel cam kết phá hủy hoàn toàn Hamas và cơ sở hạ tầng của nhóm này, nhưng trên thực tế, nhiệm vụ này có thể khá khó đạt được: “Đây là cả một thành phố ngầm với những đường hầm. Nếu so sánh thì những địa đạo tại Việt Nam sẽ chỉ giống một mảnh lego nhỏ. Họ sẽ không thể kết liễu Hamas chỉ bằng xe tăng và hỏa lực”.
Ngoài Hamas, cánh quân sự của nhóm Hồi giáo là Lữ đoàn Al-Qassam cũng đã huy động mọi nguồn lực và đang tích cực chuẩn bị cho một cuộc tấn công của Israel nhằm vào Dải Gaza với việc đặt mìn chống tăng và bẫy nổ chờ đón binh sĩ Israel trong các khu đô thị phức tạp.
Hiện tại, Washington khá hoài nghi về chiến dịch đầy tham vọng mà IDF đặt ra. Theo một nguồn tin Mỹ nói với Reuters, Mỹ cho rằng Israel khó có thể loại bỏ hoàn toàn Hamas, vì Tel Aviv không quan tâm đến việc kiểm soát hoặc chiếm đóng Dải Gaza.
Mỹ đang xem xét kịch bản có khả năng xảy ra nhất trong đó IDF sẽ cố gắng vô hiệu hóa hoặc bắt giữ càng nhiều chiến binh Palestine càng tốt và cho nổ tung mạng lưới đường hầm dưới lòng đất và xưởng sản xuất tên lửa thủ công. Và khi con số thương vong của quân đội Israel bắt đầu gia tăng, chính quyền Tel Aviv sẽ công bố chiến thắng và rút quân khỏi Dải Gaza.
Tuy nhiên, chính phủ Israel vẫn chưa chuẩn bị kế hoạch cho việc định cư sau xung đột của 2,3 triệu dân Palestine, đây là điều khiến Mỹ rất lo ngại. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đã kêu gọi chính phủ Israel xem xét chiến lược thoát khỏi xung đột.
Tổng thống Mỹ Joe Biden trong chuyến thăm Israel ngày 18/10, cũng đề cập đến vấn đề này. Nhà lãnh đạo Mỹ so sánh vụ tấn công của Hamas ngày 7/10 với vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 ở Mỹ, nhưng nhấn mạnh rằng Washington, giống như Israel, đã trải qua sự tức giận tột độ và mắc nhiều sai lầm trong các hoạt động quân sự trả đũa ở Afghanistan và Iraq. Tổng thống Mỹ cảnh báo: “Đại đa số người Palestine không phải là thành viên của Hamas. Hamas không đại diện cho toàn bộ người dân Palestine”.
“Israel không có kết thúc cho Gaza. Chiến lược của họ là thả hàng ngàn quả bom, phá hủy mọi thứ và tiến vào, nhưng sau đó thì sao? Họ không có chiến lược rút lui cho giai đoạn tiếp theo”, Reuters đăng tải.
IDF được cho là đang chuẩn bị giai đoạn mới của chiến dịch quân sự nhắm vào Dải Gaza. Ảnh: Reuters |
Liên quan tới xung đột tại Dải Gaza, các nước trong khu vực đặc biệt lo ngại về viễn cảnh xung đột lan rộng ra ngoài biên giới Dải Gaza. Vụ tấn công bằng tên lửa vào bệnh viện Al-Ahli đã khiến “thế giới Ả Rập” phẫn nộ. Hàng nghìn người ở các quốc gia Trung Đông đã phản đối các cơ quan ngoại giao của Israel và đồng minh. Càng có nhiều người Palestine thiệt mạng trong xung đột thì mức độ căng thẳng trong khu vực sẽ càng cao.
Cuộc chiến có thể lan sang các nước Trung Đông khác. Do đó, Iran và nhóm Hezbollah tại Lebanon đã chuẩn bị đầy đủ sức mạnh và hướng tới việc mở một mặt trận mới ở miền Bắc Israel. Các chiến binh Hezbollah đã thực hiện một số cuộc tấn công bằng tên lửa và súng cối. Cùng với đó, Ngoại trưởng Iran Hossein Amir Abdollahian nói rằng Tehran sẽ không âm thầm quan sát cuộc xung đột tại Dải Gaza và sẵn sàng tiến hành một “cuộc tấn công phủ đầu” vào Israel.
Đồng thời, có sự bất đồng nghiêm trọng trong khu vực về khả năng mở các hành lang nhân đạo cho hơn 2 triệu người Gaza chạy trốn xung đột. Trong các cuộc xung đột quân sự quy mô lớn trước đây - cuộc xung đột Ả Rập-Israel sau khi nước này tuyên bố độc lập vào năm 1948 và Chiến tranh sáu ngày 1967, các nước Trung Đông đã tiếp nhận hàng triệu người tỵ nạn Palestine. Nhưng tình thế hiện tại hoàn toàn khác biệt. Tờ Financial Times đăng tải, để đáp lại lời kêu gọi tiếp nhận người tỵ nạn, Ai Cập đe dọa sẽ gửi tất cả họ đến các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu.