Thứ hai 25/11/2024 15:35

Chiến lược về phát triển năng lượng hydrogen đến năm 2030

Bộ Công Thương đề xuất mục tiêu sản xuất được 100 - 500 ngàn tấn hydrogen vào năm 2030 và tăng lên 10 - 20 triệu tấn vào năm 2050.

Ngày 25/12, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì buổi tọa đàm về "Dự thảo chiến lược về sản xuất năng lượng hydrogen; triển khai các dự án nhiệt điện khí".

Tham dự buổi tọa đàm có đại diện các bộ, ban ngành, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các chuyên gia năng lượng, kinh tế nhằm tìm hướng phát triển điện khí, điện gió và năng lượng hydrogen.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho rằng cần có cơ chế đặc thù cho điện khí, điện gió và năng lượng hydrogen.

Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 06/01/2023 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023, Bộ Công Thương đã trình Thủ tướng Chính phủ chiến lược về sản xuất năng lượng hydrogen đến năm 2030, kèm theo tầm nhìn xa lớn đến năm 2050, nhằm định hình tương lai của ngành công nghiệp năng lượng hydrogen tại Việt Nam.

Năng lượng hydrogen được mệnh danh là nguồn năng lượng sạch, đang được nhiều quốc gia trên thế giới ưu tiên phát triển để thay thế các nguồn nhiên liệu hóa thạch gây hại môi trường. Đến nay, hơn 40 quốc gia đã ban hành Chiến lược quốc gia về năng lượng hydrogen, đồng thời áp dụng các chính sách hỗ trợ tài chính quy mô lớn để thúc đẩy ngành công nghiệp này. Các quốc gia điển hình và đi đầu như: Đức, Đan Mạch, Hà Lan, Úc, Canada, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Cụ thể, Nhật Bản và Hàn Quốc phát triển hydrogen sạch, bao gồm cả hydrogen xanh và hydrogen lam, với mục tiêu đạt lần lượt là 10% và 33% cơ cấu năng lượng quốc gia vào năm 2050. Riêng EU đặt mục tiêu chiếm 13 - 14% tổng năng lượng từ hydrogen trong cơ cấu năng lượng vào năm 2050.

Mới đây, Hoa Kỳ đã công bố chiến lược phát triển hydrogen với mục tiêu đạt 10 triệu tấn hydrogen sạch/năm vào năm 2030 để loại bỏ các-bon trong các lĩnh vực sản xuất amoniac và lọc dầu, tăng lên 50 triệu tấn/năm để mở rộng phạm vi ứng dụng hydrogen vào năm 2050.

Năng lượng hydrogen dự tính phục vụ chủ yếu trong các lĩnh vực sản xuất điện, giao thông vận tải và các ngành công nghiệp khác (lọc dầu, phân bón, luyện kim, xi măng...)

Đối với Việt Nam, việc phát triển năng lượng hydrogen đã được Bộ Chính trị chỉ đạo tại Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, cụ thể là thực hiện nghiên cứu công nghệ, xây dựng một số đề án thử nghiệm sản xuất và khuyến khích sử dụng năng lượng hydrogen phù hợp với xu thế chung của thế giới.

Trong bối cảnh diễn ra xu hướng chuyển dịch năng lượng toàn cầu, cũng như những cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26 về lộ trình giảm phát thải chống biến đổi khí hậu đến năm 2050, hydrogen đang được xem là nguồn năng lượng ưu tiên phát triển nhằm thay thế cho các nguồn nhiên liệu hóa thạch và dự báo sẽ chiếm tỷ lệ đáng kể trong cơ cấu năng lượng của Việt Nam trong tương lai.

Chiến lược phát triển hydrogen nhằm mục tiêu hình thành và phát triển chuỗi giá trị hydrogen sạch tại Việt Nam, bao gồm hydrogen xanh và các loại hydrogen phát thải thấp khác trên cơ sở kết hợp với quá trình thu hồi, lưu giữ và sử dụng CO2 (CCS/CCUS).

Bộ Công Thương đề xuất mục tiêu sản xuất được 100 - 500 ngàn tấn hydrogen vào năm 2030, tăng lên 10 - 20 triệu tấn vào năm 2050, chiếm 5 - 10% nhu cầu sử dụng năng lượng cuối trong nước, đáp ứng được mục tiêu đặt ra trong Quy hoạch năng lượng quốc gia.

Năng lượng hydrogen không phải là nguồn năng lượng có sẵn để khai thác trực tiếp mà cần được tạo ra thông qua quá trình điện phân nước hoặc điện hóa các loại nhiên liệu hydrocarbon. Sau khi được tạo ra, hydrogen sẽ được lưu trữ và sử dụng khi cần thiết, thông qua tấm pin nhiên liệu tiên tiến.

Với việc đẩy mạnh sản xuất năng lượng hydrogen, Việt Nam không chỉ đóng góp vào mục tiêu trung hòa cacbon toàn cầu mà còn mở ra nhiều cơ hội mới trong phát triển kinh tế và công nghiệp năng lượng sạch tại quốc gia. Qua đó, Việt Nam sẽ ghi dấu ấn của mình trên bản đồ năng lượng xanh quốc tế.

Đức Lâm
Bài viết cùng chủ đề: Bộ trưởng Bộ Công Thương

Tin cùng chuyên mục

5 trụ cột giúp Việt Nam chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện

Hai doanh nghiệp lớn bắt tay hợp tác phát triển hệ thống trạm sạc xe điện toàn quốc

Cơ chế điều hành giá xăng dầu sẽ được quy định ra sao?

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải