Thứ ba 05/11/2024 07:24

Chỉ số giá tiêu dùng 9 tháng năm 2022 tăng 2,73% so với cùng kỳ năm trước

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân quý III/2022 tăng 3,32% so với quý III năm 2021. Tính chung 9 tháng, CPI bình quân tăng 2,73% so với cùng kỳ năm 2021.

CPI bình quân quý III/2022 tăng 3,32%

Tổng cục Thống kê vừa công bố Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9, quý III/2022 và 9 tháng đầu năm 2022. Theo đó, về CPI tháng 9/2022, theo Tổng cục Thống kê, so với tháng trước, CPI tháng 9/2022 tăng 0,4%, trong đó khu vực thành thị tăng 0,55%; khu vực nông thôn tăng 0,23%.

Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính trong tháng 9, có 9 nhóm hàng tăng giá so với tháng trước, bao gồm: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,18%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,13%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,16%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,94%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,16%; giáo dục tăng 5,84%; văn hoá, giải trí và du lịch tăng 0,03%; hàng hoá và dịch vụ khác tăng 0,14%.

Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính trong tháng 9, có 9 nhóm hàng tăng giá và 2 nhóm hàng hoá giảm giá

Có 2 nhóm hàng hoá giảm giá trong tháng 9/2022 so với tháng trước, trong đó nhóm giao thông giảm 2,23% do giá xăng liên tục giảm ở các kỳ điều chỉnh trong tháng và nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,04%.

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân quý III/2022 tăng 3,32% so với cùng kỳ năm 2021. Tính chung 9 tháng đầu năm, CPI bình quân tăng 2,73% so với cùng kỳ 2021. Theo bà Nguyễn Thu Oanh – Vụ trưởng Vụ Thống kê giá (Tổng cục Thống kê), kết quả này là thành công của Việt Nam trong kiểm soát lạm phát, nhất là trong bối cảnh nhiều quốc gia trên thế giới lạm phát đang gia tăng mạnh mẽ.

Theo Tổng cục Thống kê, một số nguyên nhân làm tăng CPI 9 tháng năm 2022 là xăng dầu được điều chỉnh 25 đợt trong 9 tháng, trong đó 11 đợt giảm giá. Bình quân 9 tháng, giá xăng dầu trong nước tăng 41,07% so với cùng kỳ năm trước, tác động làm CPI chung tăng 1,48 điểm phần trăm.

Bên cạnh đó, ăn uống ngoài gia đình tăng mạnh khi dịch Covid-19 được kiểm soát, giá nguyên vật liệu gia tăng, giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu thế giới đã tác động khiến CPI tăng trong 9 tháng đầu năm.

Tuy nhiên, bên cạnh nguyên nhân khiến CPI tăng giá, cũng có những nguyên nhân khiến CPI giảm giá trong 9 tháng năm 2022. Bao gồm, giá dịch vụ giáo dục giảm 1,88% do một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương miễn giảm học phí trong năm học 2021-2022 do ảnh hưởng của dịch Covid-19, làm CPI chung giảm 0,1 điểm phần trăm.

Bên cạnh đó, giá bưu chính viễn thông giảm 0,42% so với cùng kỳ năm trước do giá điện thoại di động giảm. Đặc biệt, để chủ động ứng phó với những thách thức trước áp lực lạm phát gia tăng, thời gian qua Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp bình ổn giá, hạn chế những tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế – xã hội khiến CPI 9 tháng được kiểm soát tốt.

Lạm phát của Việt Nam 9 tháng đầu năm được kiểm soát tốt

Cần tiếp tục chủ động, ứng phó linh hoạt với diễn biến lạm phát

Theo đánh giá của bà Nguyễn Thu Oanh, nhiều nền kinh tế trên thế giới đang phải đối mặt với khó khăn, thách thức, các yếu tố rủi ro, bất định gia tăng cùng với sự thay đổi nhanh chóng của thị trường tài chính quốc tế tạo ra nhiều khó khăn cho công tác điều hành chính sách.

Đặc biệt, mặc dù dịch Covid-19 đã được kiểm soát nhưng vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Thêm vào đó, căng thẳng giữa Nga – Ucraina làm cho giá năng lượng, giá dầu và giá hàng hóa thế giới tăng cao.

Chuỗi cung ứng sản xuất, tiêu dùng tiếp tục bị đứt gãy sau hai năm bị ảnh hưởng trầm trọng bởi dịch Covid-19. Nhiều nền kinh tế điều chỉnh chính sách tài khóa, tiền tệ theo hướng thắt chặt để kiềm chế lạm phát đã ảnh hưởng tới khả năng phục hồi tăng trưởng, thậm chí một số nền kinh tế lớn có dấu hiệu suy thoái. Thiên tai, lũ lụt, hạn hán, biến đổi khí hậu tiếp tục diễn biến phức tạp; bất ổn nghiêm trọng về an ninh năng lượng đã xuất hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới…

Trong bối cảnh đó, tình hình lạm phát thế giới tiếp tục tăng cao, đặc biệt tại khu vực châu Âu và Mỹ. Trong tháng 8/2022, lạm phát của khu vực đồng Euro tăng lên mức cao kỷ lục 9,1% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát tháng 8/2022 của Mỹ tăng 8,3%, tuy thấp hơn mức tăng 8,5% của tháng trước nhưng cao hơn kỳ vọng làm Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) tiếp tục tăng lãi suất lần thứ 5 vào ngày 21/9/2022 để thắt chặt chính sách tiền tệ.

Tại châu Á, lạm phát tháng 8/2022 của Thái Lan tăng 7,9%; Hàn Quốc tăng 5,7%; Indonesia tăng 4,7%; Nhật Bản tăng 3%; Trung Quốc tăng 2,5%. Việt Nam tiếp tục thuộc nhóm các nước có mức tăng lạm phát thấp so với mặt bằng chung của khu vực và thế giới.

Trong nước, kinh tế phục hồi mạnh, nhu cầu sản xuất hàng hóa phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu cùng với tác động của giá hàng hóa thế giới đã đẩy giá hàng hóa và dịch vụ thiết yếu tăng, nhưng nhìn chung mặt bằng giá cơ bản được kiểm soát. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 9 tháng năm nay tăng 2,73% so với cùng kỳ năm trước.

Đạt được kết quả kiểm soát lạm phát ấn tương, thời gian qua, nhằm chủ động ứng phó với áp lực lạm phát gia tăng, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương ban hành kịp thời nhiều chính sách, thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm hạn chế những tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế – xã hội. Các chính sách phù hợp cùng với sự quyết liệt, sát sao trong chỉ đạo, điều hành đã giúp giảm áp lực đáng kể lên mặt bằng giá, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của nhân dân.

Trong đó, một số chính sách rất hiệu quả như: Giảm thuế giá trị gia tăng với một số nhóm hàng hóa và dịch vụ từ 10% xuống 8% từ ngày 01/02/2022; giảm 50% mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay từ ngày 1/01/2022 đến hết ngày 31/12/2022; giảm mức thu 37 khoản phí, lệ phí trong 6 tháng đầu năm 2022; giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu; thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động; quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động…

Đến nay, mặt bằng giá trong nước cơ bản được kiểm soát, tuy nhiên theo bà Nguyễn Thu Oanh – Vụ trưởng Vụ Thống kê giá (Tổng cục Thống kê), áp lực lạm phát trong những tháng còn lại của năm vẫn hiện hữu. Diễn biến giá cả hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu trên thế giới đang có xu hướng giảm do tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại, nhưng rủi ro tăng trở lại khá cao do xung đột giữa Nga – Ucraina chưa chấm dứt.

Bên cạnh đó, sự phục hồi kinh tế Trung Quốc có thể kéo nhu cầu năng lượng gia tăng. Kinh tế Việt Nam có khả năng phục hồi mạnh hơn trong các tháng còn lại của năm do tác động của các gói hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng cùng với nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ tăng sẽ đẩy giá cả hàng hóa lên cao.

Chính vì vậy, đại diện Tổng cục Thống kê cho rằng, công tác quản lý, điều hành giá trong thời gian tới cần tiếp tục thực hiện thận trọng, chủ động và linh hoạt để bảo đảm kiểm soát tốc độ tăng giá tiêu dùng năm 2022, đồng thời tạo cơ sở cho việc kiểm soát lạm phát trong năm 2023.

Nguyễn Hoà
Bài viết cùng chủ đề: lạm phát

Tin cùng chuyên mục

BIDV khởi động Giải chạy mang Tết ấm cho người nghèo

Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ Bac A Bank

Động thái mới sau chuyển giao bắt buộc của 2 ngân hàng '0 đồng'

Không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của khu vực đầu tư nước ngoài

Đề xuất mức thuế 0% cho nhóm dịch vụ nội dung số

Thị trường chứng khoán giằng co khi áp lực cơ cấu của quỹ ETF Diamond và khối ngoại bán ròng

Đề xuất thay đổi thủ tục thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng

Tín dụng tiêu dùng 'vào mùa'

9 tháng đầu năm 2024: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả

Đề xuất quy định mới về hồ sơ, thủ tục tổ chức lại tổ chức tín dụng

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao ông Lại Hữu Phước làm quyền Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng

Vì sao Tập đoàn CIENCO4 bị xử phạt gần 700 triệu đồng?

Quý cuối của năm, cuộc đua tiền gửi không kỳ hạn ngày càng gay cấn

Sản xuất dẫn dắt đà tăng trưởng GDP 2024

BIDV duy trì hoạt động ổn định, an toàn; đóng góp tích cực vào Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh

Techcombank tạo dấu ấn tại Smart Banking 2024: Giải pháp ngân hàng số 'vượt trội' Techcombank Mobile

Dự báo một năm thành công của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

CUB HCM hợp tác Thế Giới Di Động triển khai ứng dụng CUB Vietnam

SHB lãi hơn 9.048 tỷ đồng trong 9 tháng, đạt 80% kế hoạch năm 2024

Thấy gì từ tiến độ giải ngân các gói tín dụng ưu đãi?