Thứ hai 12/05/2025 11:22

Chi phí vận hành của kinh tế: Ẩn chứa nhiều rủi ro

Khảo sát mới nhất về Điều kiện kinh tế toàn cầu (GECS) từ ACCA (Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh quốc) và IMA (Hiệp hội Kế toán Quản trị Hoa Kỳ) cho thấy những lo lắng về chi phí vận hành, với những cảnh báo về các cú sốc kinh tế tương lai và rủi ro cao hơn.

Được thực hiện ngay trước và trong khi cuộc xung đột tại Ukraine xảy ra, trong khoảng thời gian từ 14/2 – 1/3, không có gì khó hiểu khi kết quả khảo sát cho thấy nhiễu động kinh tế trong những tháng tới.

Trong khảo sát mới nhất, chỉ số quan ngại (index of concern) của GECS về chi phí vận hành lại tăng vọt chín điểm phần trăm và hiện ở mức cao kỷ lục 62%.

Mức tăng đầy kịch tính này đã diễn ra trong suốt năm ngoái, theo đà tăng của giá năng lượng và vận tải do thiếu hụt và đứt gãy chuỗi cung ứng.

Trong khảo sát Quý I, chỉ số niềm tin kinh tế toàn cầu và đơn hàng toàn cầu có chút ít thay đổi, tăng bốn điểm lên +9 đối với niềm tin và tăng hai điểm lên -3 cho đơn hàng. Các chỉ số hoạt động kinh tế khác, như việc làm và chi phí đầu tư tài sản cố định đã được cải thiện. Nhìn chung, khảo sát Quý 1 cho thấy xu hướng phát triển chung khiêm tốn sẽ tiếp tục cho tới giữa năm, sau giai đoạn khôi phục mạnh mẽ hậu đại dịch vào năm 2021.

Trung Đông là khu vực có kết quả tốt nhất theo khảo sát, với các chỉ số niềm tin và đơn hàng tăng vọt, có thể là hệ quả của giá dầu tăng. Chỉ số niềm tin và đơn hàng tại Bắc Mỹ giảm, do tác động của hiệu ứng lây nhiễm nhanh chóng của biến thể Omicron.

Mức đơn hàng tại các khu vực phát triển vẫn cao hơn ở các khu vực mới nổi, tiếp tục xu hướng trong thời kỳ hồi phục sau đại dịch.

Hai chỉ số "quan ngại cao" của GECS - được đo bằng mức độ quan ngại về việc khách hàng và nhà cung cấp có thể bị phá sản - có thay đổi chút ít trong khảo sát Quý 1, giảm tương ứng hai và một điểm. Cả hai chỉ số này để giảm từ mức cực trị đạt đến trong năm 2020, nhưng vẫn còn cao hơn mức trước đại dịch.

Điều kiện kinh tế được kỳ vọng sẽ tiếp tục thay đổi khi cuộc xung đột Nga - Ukraine sẽ cho thấy toàn bộ tác động trong mùa xuân này.

Ông Michael Taylor - chuyên gia kinh tế trưởng của ACCA, cho biết: "Vì chiến sự tại Ukraine diễn ra nhanh chóng và khó lường, nên khảo sát này có thể chưa tính được hết những hiệu ứng có thể của cuộc xung đột này. Nhưng chúng ta có thể hình dung về chi phí kinh tế tức thời của chiến sự tại Ukraine, và kết luận chính ở đây là việc tăng giá các loại hàng hóa, đặc biệt là dầu, khí tự nhiên và lúa mỳ sẽ đẩy cao mức lạm phát của hầu hết các nền kinh tế, làm giảm thu nhập thực tế và tốc độ tăng trưởng kinh tế."

So với những dự báo trước đó, trong năm nay, tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể giảm tới một điểm phần trăm, xuống còn khoảng 3,25%.

Bà Loreal Jiles - Phó Chủ tịch phụ trách nghiên cứu và tư duy chiến lược tại IMA, cho biết: "Một lần nữa chúng tôi đề nghị những người tham gia khảo sát chỉ ra hai rủi ro kinh tế lớn nhất của họ - 51% cho rằng đó là đứt gãy chuỗi cung ứng và 50% nói đó là tái lập các hạn chế do COVID. So với khảo sát Quý 4 năm ngoái, tỷ lệ người tham gia phỏng vấn coi lãi suất tăng là một rủi ro đã tăng từ 26% lên 40%. Chúng tôi kỳ vọng lãi suất USD sẽ tăng nhanh trong năm nay, điều đó có thể dẫn đến thắt chặt các điều kiện tài chính toàn cầu."

Cả ACCA và IMA đều cảnh báo về rủi ro sai lầm chính sách.

Bà Jiles bổ sung thêm: "Sẽ không dễ để chấm dứt sự lỏng lẻo về chính sách ngoại lệ được sử dụng để giảm nhẹ tác động của đại dịch. Việc thiếu nguồn cung trong năm ngoái và xung đột Nga - Ukraine hiện nay đã tạo nên kịch bản trì trệ, tương tự như đã xảy ra trong những năm 1970, giai đoạn tăng trưởng kinh tế chậm chạp đi kèm tỷ lệ lạm phát cao."

Ông Taylor kết luận: "Hệ quả kinh tế của cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine vẫn chưa hiển lộ hoàn toàn. Ngân hàng trung ương của các nền kinh tế phát triển đang đối mặt với việc phải cân nhắc ra quyết định có thể dẫn đến suy thoái kinh tế do chính sách quá chặt chẽ hoặc lạm phát hay những kỳ vọng lạm phát do chính sách quá lỏng lẻo. Các chính sách cần được cân nhắc kỹ lưỡng và kiểm thử thận trọng trong những ngày, tuần và tháng tới."

Thu Thủy

Tin cùng chuyên mục

Mới nhất: Từ 1/7/2025 chi trả lương hưu qua ba hình thức

VIB giới thiệu bộ giải pháp tài chính và số hóa cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Thị trường bảo hiểm dần ấm lên, doanh nghiệp tìm lại đà tăng trưởng

Chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch được đề cử HĐQT Vietravel

Tăng tốc với danh mục phí “siêu sốc” từ Bac A Bank

SeABank được vinh tại lễ trao giải Vietnam ESG Awards

Taseco Airs 'chia tay' khách sạn 'đất vàng' ven biển Đà Nẵng?

Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng cường thanh tra hoạt động kinh doanh vàng

Những 'nhân tố mới' trong báo cáo PCI 2024

4 tháng, Việt Nam thu hút 13,82 tỷ USD vốn FDI

Thu ngân sách 4 tháng đầu năm 2025 tăng 2 con số

Ngân hàng nội tìm vốn ngoại giá rẻ cho nền kinh tế

VPBankS được vinh danh tại HR Excellence ® 2025 về đào tạo

PVcomBank triển khai gói vay 10.500 tỷ đồng, lãi suất chỉ 3,99%/năm

Niềm tin là 'đồng tiền' mạnh nhất của ngân hàng Việt

SeAMobile nhận xếp hạng 5 sao tại Giải thưởng Sao Khuê 2025

Giáo sư Đại học Harvard hiến kế xây dựng thương hiệu ngân hàng Việt

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất Quý I/2025 tăng trưởng 14,6%

Chính thức khai trương Phòng chờ Vietcombank Priority tại Nhà ga T3 Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất

Những điều chưa biết về bộ tiền sau ngày thống nhất đất nước