Châu Á: Các dự án năng lượng khí thiên nhiên gặp khó khi vay vốn
Hội nhập - Quốc tế Thứ hai, 07/02/2022 - 17:39 Theo dõi Congthuong.vn trên
Khi thế giới bắt đầu quay lưng với than đá, các chính phủ và doanh nghiệp châu Á bắt đầu đổ tiền vào khí thiên nhiên – một lựa chọn được cho là sạch và thực tiễn hơn. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng khí thiên nhiên vẫn chưa phải là nặng lượng “xanh”, làm dấy lên lo ngại hàng tỷ đô la đầu tư sẽ bị mắc kẹt.
Các quốc gia phải đối mặt với gánh nặng loại bỏ các dự án đang dang dở nếu khí thiên nhiên trở thành năng lượng cần loại bỏ tiếp theo trên toàn cầu. Điều này sẽ tác động nặng nề đối với các doanh nghiệp đặt cược vào các dự án khí đốt năng lượng hỗn hợp tại châu Á.
Trên thực tế, nhiều báo cáo gần đây đã bày tỏ sự phản đối đối với loại khí đốt này tại châu Á. Theo Viện Kinh tế Năng lượng và Phân tích Tài chính – một tổ chức phi lợi nhuận của Hoa Kỳ cho biết: “62% công suất thiết suất thiết bị đầu cuối nhập khẩu LNG (khí tự nhiên hóa lỏng) và 61% công suất điện chạy bằng khí được xây dựng không phải là nhằm phục vụ các dự án nền tảng hay dựa trên mức độ phát triển của quốc gia.”
Trong khi đó, Tổ chức Giám sát Năng lượng toàn cầu cho rằng việc chuyển đổi năng lượng sang khí đốt sẽ đe dọa các mục tiêu kinh tế và khí hậu của châu Á. Báo cáo của tổ chức này cho biết, các dự án khí đốt trị giá 358 tỷ USD đã được lên kế hoạch tại châu lục bao gồm các nhà máy điện, cảng và đường ống có nguy cơ trở thành tài sản mắc kẹt do “năng lượng tái tạo giá rẻ và chính sách năng lượng sạch đang ngày càng cắt giảm năng lượng hóa thạch”.
![]() |
Christine Shearer - một trong những tác giả của báo cáo của Tổ chức Giám sát Năng lượng toàn cầu cho biết: “Các nhà đầu tư đã ngừng cho vay các dự án khí đốt, vì lý do tương tự như khi họ vốn rút khỏi các dự án than trước sự phản đối của công chúng. Nhiều dự án khí đốt trong số này có thể sẽ trở nên 'không thể vay được', tương tự như than đá.”
Tuy nhiên, nhiều người lập luận rằng khí đốt chỉ thải ra khoảng một nửa lượng khí cacbonic so với than đá trên một đơn vị điện năng, cần được coi là cầu nối với năng lượng tái tạo. Hàn Quốc gần đây đã đưa LNG vào "lĩnh vực chuyển đổi" của Phân loại xanh nước này, trong khi Ủy ban châu Âu, cơ quan điều hành của EU, vào ngày 2/2 cũng đề xuất kế hoạch đưa một số năng lượng bao gồm năng lượng hạt nhân và khí đốt là các khoản đầu tư xanh theo Phân loại xanh của khối này. Phân loại xanh là một hệ thống phân loại xác định tính bền vững của các hoạt động kinh tế khác nhau, một cuốn sách quy tắc của nhà đầu tư.
Nhu cầu khí đốt tại các quốc gia mới nổi tại châu Á rất lớn trong khi các nước này không đủ vốn và kỹ thuật để triển khai hàng loạt dự án năng lượng tái tạo. Han Phoumin, chuyên gia kinh tế cấp cao tại Viện Nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á cho biết: "Khí đốt phải là nhiên liệu chuyển tiếp. Bất kỳ sự chuyển đổi sang các nguồn năng lượng tái tạo mà không sử dụng khí đốt, châu Á không thể trả nổi. Chi phí triển chuyển đổi năng lượng tái tạo một cách hiệu quả cao hơn nhiều so với các nhà máy điện khí.”
Nhưng rủi ro khi các dự án khí đốt "không thể vay được" sớm đã ảnh hưởng các doanh nghiệp trong ngành. Không chỉ có vậy, sau COP26, thế giới nhanh chóng quay lưng lại với tất cả các dạng nhiên liệu hóa thạch.
"Chúng tôi tin rằng khí đốt sẽ đóng vai trò như một loại nhiên liệu chuyển đổi quan trọng cho đến giữa những năm 2030. Nhưng sau đó, chúng tôi không thể chắc chắn hoàn toàn rằng vẫn có người cần loại khí đốt này và chúng tôi có thể bán có lãi" - Một lãnh đạo công ty dầu khí ở Indonesia cho biết - “Do đó, việc đề xuất một mô hình kinh doanh cạnh tranh cho các cổ đông, nhà đầu tư và các tổ chức tài chính đối với các dự án khí ngày càng trở nên khó khăn.”
"Với các quốc gia trên toàn cầu hướng tới mục tiêu phát thải carbon ròng bằng không, khí đốt là nguồn tài nguyên cuối cùng phải bị loại bỏ. Những người trong ngành sẽ cần phải vật lộn với vấn đề thế giới sẽ sử dụng khí đốt trong bao lâu." – Vị lãnh đạo này khẳng định.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế dự đoán nhu cầu khí đốt tự nhiên sẽ tăng trong 5 năm tới, nhưng nếu thế giới thúc đẩy đạt được mức phát thải carbon ròng bằng 0 vào năm 2050, nhu cầu sẽ giảm mạnh sau năm 2025 và giảm xa mức năm 2020 vào năm 2030. Ngay cả theo các cam kết đã công bố của COP26, theo đó, các quốc gia sẽ đưa lượng khí phát thải ròng về bằng 0 theo mốc thời gian riêng của từng quốc gia, nhu cầu về khí đốt sẽ sớm đạt đỉnh sau năm 2025 và bắt đầu giảm.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Tin mới nhất

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Cải cách WTO cần bảo đảm cân bằng quyền lợi và nghĩa vụ

Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng

Giá dầu thô tăng mang lại những “điềm báo” cho châu Á

Hai cơ quan của Việt Nam trúng cử thành viên Hội đồng điều hành các trung tâm khu vực của ESCAP

Việt Nam tăng cường hợp tác với các địa phương của Nhật Bản
Tin cùng chuyên mục

Giá dầu ăn hạ nhiệt khi Indonesia xuất khẩu 200.000 tấn dầu cọ thô

Hợp tác với Việt Nam, trách nhiệm với Việt Nam là nhu cầu của cộng đồng quốc tế

Diễn đàn Kinh tế thế giới 2022: Vai trò tiêu điểm của ASEAN trong một thế giới đang chuyển mình

Các hoạt động song phương của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tại WEF 2022

Tuần lễ Argentina tại Hà Nội: Kết nối tiêu dùng qua văn hoá ẩm thực

Hiệp định RCEP tạo dựng các mối quan hệ mới cho ngành dệt may

ASEAN- EU công bố Sách Xanh 2022 kỷ niệm 45 năm quan hệ đối tác

ILO thiết lập cơ sở trực tuyến về điều khoản lao động trong các hiệp định thương mại

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái gặp Chủ tịch Thượng viện Hoa Kỳ và các nhà đầu tư

Diễn đàn kinh tế thế giới: 5 đề xuất của Việt Nam về lương thực toàn cầu

Xuất khẩu nhựa vào Úc: Dư địa vẫn còn nhiều

Pakistan cấm nhập khẩu 38 mặt hàng xa xỉ và không thiết yếu

Davos 2022: Những ưu tiên hàng đầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới

Giá lương thực tăng cao “phủ bóng” toàn cầu

Việt Nam tiếp tục phối hợp APEC triển khai sáng kiến phục hồi kinh tế

Tổng thống Indonesia dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu cọ vì “con dao hai lưỡi”

Việt Nam thể hiện vai trò, uy tín khi tham gia Hội nghị WEF Davos 2022

Đại diện Việt Nam chia sẻ về phát triển kinh tế xanh trước 21 thành viên APEC

Bộ Công Thương lưu ý nguyên tắc Ratchet của Hiệp định CPTPP
