Chủ nhật 24/11/2024 11:01

Cắt giảm điều kiện kinh doanh: Cần đột phá mới, hướng tới hậu kiểm

Từ 2017-2019, các Bộ, ngành đã nỗ lực rà soát, đề xuất cắt bỏ, đơn giản hóa khoảng 50% số điều kiện kinh doanh để giảm gánh nặng quy định, thủ tục. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đó chỉ là thành công bước đầu, việc cắt giảm điều kiện kinh doanh mới chỉ về mặt số lượng, vẫn còn những điều kiện kinh doanh chưa thực sự phù hợp, là rào cản đối với doanh nghiệp.

Mới chỉ đạt về số lượng

Tại hội thảo “Chất lượng điều kiện kinh doanh: Vấn đề và kiến nghị” do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức ngày 27/2, TS. Trần Thị Hồng Minh- Viện trưởng CIEM - nhận định, thời gian qua, cải cách quy định về điều kiện kinh doanh nhằm tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, thân thiện với doanh nghiệp là mục tiêu ưu tiên của Chính phủ.

Cụ thể, từ năm 2017-2019 có tới gần 40 văn bản của Chính phủ chỉ đạo về nội dung cải cách điều kiện kinh doanh. Trong năm 2018, Chính phủ đã ban hành 20 văn bản chỉ đạo liên quan. Năm 2019, điều kiện kinh doanh vẫn là mục tiêu ưu tiên với hơn 10 văn bản chỉ đạo. Điều này cho thấy sự quan tâm và chỉ đạo quyết liệt của của Chính phủ trong việc cắt giảm điều kiện kinh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và thị trường.

Có lẽ, khó có nội dung cải cách nào được Chính phủ quan tâm và chỉ đạo sát sao, liên tục như về điều kiện kinh doanh. Bởi vậy, xác định đúng ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và cải cách đầu tư kinh doanh là căn bản nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế tại Việt Nam”- bà Nguyễn Minh Thảo - Trưởng ban Ban Nghiên cứu Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh (CIEM) – nhấn mạnh và cho biết, đến hết năm 2019, hơn 30 văn bản về điều kiện kinh doanh được ban hành; cắt giảm hơn 50% số điều kiện kinh doanh.

Về cơ bản, các điều kiện kinh doanh quy định chung chung, thiếu rõ ràng, can thiệp sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc dễ tạo sự tùy ý trong thực thi đã được cắt bỏ. Bên cạnh đó, điều kiện kinh doanh trùng lặp cũng đã được cắt bỏ và chuyển sang quản lý theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) và Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN). Một số điều kiện kinh doanh cũng đã được sửa đổi theo hướng giảm bớt yêu cầu, tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp.

Mặc dù cải cách đăng ký kinh doanh đã đạt một số kết quả nhất định, song đây chỉ là thành công bước đầu, mới đạt về số lượng chứ chưa đạt về chất lượng. “Kết quả cải cách chủ yếu trên báo cáo hơn là đánh giá hiệu quả thực tiễn” – bà Nguyễn Thị Minh Thảo cho hay.

Cụ thể, mức độ cải cách các quy định về điều kiện kinh doanh chủ yếu dưới hình thức “đơn giản hóa”, ít cắt bỏ hoặc thể hiện dưới hình thức sửa đổi quy định mang tính hình thức, câu chữ hơn là thực chất; hay có những điều kiện kinh doanh chứa đựng điều kiện kinh doanh (giấy phép trong giấy phép)

Lấy dẫn chứng về đăng ký kinh doanh dịch vụ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động đối với tổ chức huấn luận, bà Thảo cho biết, trước đây quy định về điều kiện kinh doanh cần đảm bảo điều kiện có ít nhất 5 người huấn luyện cơ hữu huấn luyện nội dung chuyên ngành, thực hành; trong đó có ít nhất 3 người huấn luyện chuyên ngành phù hợp với chuyên ngành đăng ký huấn luyện và 1 người huấn luyện sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động. Sau khi cải cách, chỉ là “đơn giản hóa” bằng việc cắt giảm về số lượng nhân sự, với nội dung: ít nhất 4 người huấn luyện cơ hữu huấn luyện nội dung pháp luật nội dung nghiệp vụ, trong đó có 1 người huấn luyện nội dung chuyên ngành, thực hành phù hợp với chuyên ngành đăng ký huấn luyện, 1 người huấn luyện sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động

Hoặc có những điều kiện kinh doanh không cần thiết, không rõ ràng, tạo gánh nặng thủ tục hành chính cho doanh nghiệp. Chẳng hạn như điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp: “Có đủ phòng làm việc, khu hành chính và khu hiệu bộ, bảo đảm đáp ứng cơ cấu tổ chức phòng, khoa, bộ môn chuyên môn, bảo đảm diện tích ít nhất là 06 m2/người đối với đào tạo trình độ trung cấp và 08 m2/người đối với đào tạo trình độ cao đẳng”...

Tạo đột phá mới về cải cách điều kiện kinh doanh

Tại hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng, để tạo đột phá mới về cải cách điều kiện doanh doanh thì cần phải có những thay đổi về quản lý nhà nước.

Theo quan điểm của CIEM, thời gian tới, phương thức, cách thức thực hiện cắt giảm điều kiện kinh doanh sẽ không quá chú ý đến số lượng cắt giảm bao nhiêu %, cụ thể con số nào, mà phải rà soát cùng các bộ, ngành, hiệp hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) để nhận diện ra điều kiện kinh doanh nào bất hợp lý, đáng thực sự rào cản cho doanh nghiệp trong hoạt động nền kinh tế. Từ đó, đề xuất giải pháp cắt giảm điều kiện kinh doanh này, tạo ra môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng thuận lợi hơn cho doanh nghiệp, để đáp ứng mục tiêu mà Thủ tướng Chính phủ đề ra, thứ hạng cho môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam theo đánh giá của Doing Business trong năm tới lên tới con số trên dưới 10 bậc.

Cụ thể, thời gian tới, các Bộ, ban, ngành cần tạo đột phá mới về cải cách điều kiện kinh doanh bằng cách thay đổi cách thức quản lý nhà nước, chuyển mạnh sang hậu kiểm. Theo đó, doanh nghiệp được chủ động thực hiện các hoạt động kinh doanh khi đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu về điều kiện kinh doanh; chỉ cần thông báo mà không cần xin phép cơ quan quản lý nhà nước; đồng thời, tự chịu trách nhiệm về việc đáp ứng các yêu cầu về điều kiện kinh doanh.

Cơ quan nhà nước thực hiện kiểm tra hậu kiểm trên cơ sở nguyên tắc quản lý rủi ro dựa trên mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp”- bà Nguyễn Thị Minh Thảo cho biết thêm.

Đại diện phía doanh nghiệp, ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng Ban Pháp chế VCCI - cho rằng, nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, mới đây, Văn phòng Chính phủ đã lấy ý kiến về Dự thảo Quyết định về kế hoạch cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2020-2025. Theo đó, mục tiêu cụ thể là cắt giảm ít nhất 20% số lượng văn bản đã ban hành thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng, Thủ tướng Chính phủ; cắt giảm ít nhất 20% chi phí tuân thủ quy định pháp luật về hoạt động kinh doanh trong mỗi năm.

Tuy nhiên, theo ông Đậu Anh Tuấn, thời gian tới, để cắt giảm được thực chất, quá trình soạn thảo Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư sửa đổi cần tiếp tục thúc đẩy tự do kinh doanh, xỏa bỏ rào cản gia nhập thị trường. Hơn nữa, các bộ, ngành cần tính toán đầy đủ chi phí lợi ích của quy định, thúc đẩy cạnh tranh, tăng cường kỷ luật thị trường.

Thu Phương

Tin cùng chuyên mục

Báo chí góp phần quan trọng kiến tạo môi trường kinh doanh thuận lợi

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng: GEFE 2024 - cơ hội hướng đến phát triển xanh và bền vững

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên đối thoại chính sách với khách mời trong nước và quốc tế

Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững TP. Hồ Chí Minh

Sắp diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh và Đầu tư ASEAN 2024

55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2024):Giá trị, ý nghĩa và tầm vóc thời đại

Sửa quy định về miễn kiểm tra chất lượng hàng hoá, không để doanh nghiệp gian lận

Chứng minh người nộp đơn 'biết' hoặc 'có cơ sở để biết' trong các vụ việc đăng ký nhãn hiệu

Cơ sở pháp lý và cách tiếp cận để giành lại nhãn hiệu bị đăng ký với dụng ý xấu

Bày tỏ tình cảm tiếc thương Tổng Bí thư là đáng quý nhưng cần tỉnh táo!

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần: Sự mất mát để lại niềm tin gắn kết

Diễn đàn Kinh tế TP. Hồ Chí Minh lần thứ 5 có gì mới và đặc biệt?

Công bố Ngày truyền thống 2/10/1945: Dấu mốc phát triển mới của Báo Công Thương

Ứng dụng công nghệ mới tăng cường nội lực, tạo thế bứt phá cho doanh nghiệp Việt

Đề xuất lùi thời gian xây dựng và ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi

Diễn đàn Quốc tế về kinh doanh sáng tạo tại TP. Hồ Chí Minh có gì hấp dẫn?

Hiện thực hoá mục tiêu tăng trưởng GDP: Đòi hỏi sự ứng biến phù hợp!

Chuyển đổi số trong ngành logistics: Chưa được chú trọng và đầu tư đúng mức

Khai mạc Diễn đàn ACCA châu Á – Thái Bình Dương tại Hà Nội

Thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW về cách mạng 4.0: Các địa phương đã đạt được thành tựu gì?