Thứ ba 24/12/2024 00:32

Cảnh báo lừa đảo tư vấn giải quyết các thủ tục hành chính về bảo hiểm xã hội

Thời gian qua, nhiều người lao động bị lừa đảo tư vấn giải quyết thủ tục hành chính về bảo hiểm xã hội với số tiền lớn khi truy cập vào các trang mạng xã hội.

This browser does not support the video element.

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho biết, thời gian qua Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc khách hàng của cơ quan này liên tiếp nhận được phản ánh của người lao động về việc bị lừa đảo số tiền lớn, khi truy cập vào các trang mạng xã hội để nhờ tư vấn giải quyết các thủ tục hành chính về bảo hiểm xã hội, như: https://www.facebook.com/DVBHXH121; https://www.facebook.com/bhxhvn999; https://www.facebook.com/profile.php?id=100093282596968… để nhờ tư vấn giải quyết các thủ tục hành chính của ngành Bảo hiểm Xã hội Việt Nam như giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội một lần, chốt sổ bảo hiểm xã hội, thoái thu do đóng trùng bảo hiểm xã hội, giải quyết chế độ thai sản…

Làm giả thông báo của cơ quan quan bảo hiểm xã hội để lừa đảo người lao động

Theo đó, các đối tượng lừa đảo lập các Facebook có hình ảnh logo của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, trong đó có ghi các dịch vụ hỗ trợ, tư vấn về việc thực hiện các thủ tục hành chính. Khi người lao động tương tác với Facebook này qua messenger thì các đối tượng tự giới thiệu là nhân viên tư vấn của cơ quan bảo hiểm xã hội và hướng dẫn người lao động tương tác với Fanpage của cá nhân khác chuyên hỗ trợ về các dịch vụ của bảo hiểm xã hội.

Ngoài ra, đối tượng lập Fanpage dùng hình ảnh của người khác trên mạng xã hội, thậm chí để tạo sự tin tưởng của người lao động các đối tượng đã lấy hình ảnh của chủ Fanpage gắn vào hình ảnh căn cước công dân, thay đổi thông tin cho trùng với họ, tên, ngày tháng năm sinh. Đồng thời, các đối tượng còn cung cấp các số điện thoại giả để người lao động liên hệ trao đổi thông tin…

Theo Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, sau khi tương tác với người lao động qua tin nhắn hoặc gọi điện qua Messenger để biết nhu cầu của người lao động đang cần thực hiện các thủ tục hành chính nào của cơ quan bảo hiểm xã hội, các đối tượng lừa đảo sẽ tự giới thiệu mình là nhân viên tư vấn của cơ quan bảo hiểm xã hội. Sau đó, những đối tượng này yêu cầu người lao động cung cấp mã số bảo hiểm xã hội và mã thẻ căn cước công dân.

Khi nhận được thông tin của người lao động chúng gửi cho họ hình ảnh (được bọn chúng chế ra) thể hiện thông tin cá nhân và mức hưởng các chế độ (mức hưởng mà những kẻ lừa đảo chế ra thường cao hơn thực tế rất nhiều) và tình trạng hồ sơ chưa được giải quyết… Tiếp đến, những đối tượng lừa đảo yêu cầu người lao động nếu muốn được giải quyết thì cần chi trả phí hồ sơ.

Nếu người lao động nào chưa tin tưởng hoặc tỏ ý nghi ngờ, thì những đối tượng này sẽ dùng hình ảnh Fanpage của cơ quan bảo hiểm xã hội có dấu tích xanh để tạo lòng tin, hoặc giới thiệu người lao động vào các nhóm kín của ứng dụng Telegram để trao đổi thông tin. Trong các nhóm kín này, các đối tượng đã tạo niềm tin bằng cách cho đồng bọn gửi tin nhắn có hình ảnh thể hiện hồ sơ được chúng giúp đã được giải quyết xong, kèm theo hình ảnh những hồ sơ được giải quyết thành công…

Khi người lao động đồng ý nhờ giúp giải quyết, các đối tượng sẽ gửi cho người lao động những hình ảnh giả mạo, trong đó thể hiện con dấu và chữ ký của lãnh đạo cơ quan Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, chứng minh việc cơ quan bảo hiểm xã hội đã nhận được hồ sơ… để người lao động kiểm tra. Sau đó, bọn chúng yêu cầu người lao động phải đóng phí hồ sơ và ghi cú pháp chuyển tiền theo một nội dung: PHI DV BHXH, TEN NGƯƠI LAO DONG SO DIEN THOẠI hoặc những ký hiệu về SO HO SO BHXH 1234ZYTV…

Tuy nhiên, sau khi người lao động chuyển tiền, các đối tượng lập tức thông báo tin nhắn của người lao động sai cú pháp, rồi yêu cầu người lao động nộp thêm tiền và ghi đúng lại cú pháp hoặc bọn chúng cho người gọi điện, nhắn tin cho người lao động giờ giải ngân của hồ sơ sắp hết để yêu cầu đóng thêm tiền. Để tạo niềm tin, đối tượng cũng chuyển cho người lao động một số điện thoại ghi kèm theo tên người và giới thiệu là cán bộ của cơ quan bảo hiểm xã hội đang giải quyết hồ sơ để người lao động liên hệ. Đến khi người lao động biết mình bị lừa và liên hệ lại, thì bọn chúng lập tức khóa các trang cá nhân, chặn số cuộc gọi điện thoại.

Bảo Thoa
Bài viết cùng chủ đề: Bảo hiểm xã hội

Tin cùng chuyên mục

Nhân sự Trung ương: Thông tin về tổ chức nhân sự tại Quân chủng Hải quân

Dự báo thời tiết biển hôm nay 23/12/2024: Áp thấp nhiệt đới trên biển Đông

Áp thấp nhiệt đới trên biển Đông hướng về Nam Trung Bộ và Tây nguyên

Dự báo thời tiết hôm nay 23/12/2024: Bắc Bộ trời hanh khô, Nam Bộ có mưa

Công đoàn Khối doanh nghiệp Thương mại Trung ương tại TP. Hồ Chí Minh tặng quà nhân ngày 22/12

Bộ Y tế thông tin về loại sữa nhiễm chất tẩy rửa ở Hàn Quốc

Nhân sự địa phương: Ban Bí thư chỉ định hai Giám đốc Công an tỉnh giữ chức vụ Đảng

Hải quân Việt Nam và Campuchia tuần tra chung lần thứ 77

Hơn 260.000 lượt khách tham quan Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Áp thấp nhiệt đới hướng về quần đảo Trường Sa, miền Trung mưa lớn

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Hàng chục nghìn người dân nhận thẻ đi tuyến số 1 metro VikkiGO miễn phí

Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên chính thức vận hành thương mại

Trung đoàn 451: Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân

Tìm ra quán quân Cuộc thi Innovation and Development 2024 - The Future of Food

Dự báo thời tiết biển hôm nay 22/12/2024: Quần đảo Hoàng Sa biển động mạnh

Dự báo thời tiết hôm nay 22/12/2024: Bắc Bộ trưa chiều trời nắng, Trung Bộ có mưa

Nhiều địa phương tích cực triển khai Kế hoạch hành động CBRN

Bộ Nội vụ: Hơn 4.700 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật trong năm 2024

Tinh gọn bộ máy là cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức tìm kiếm việc làm phù hợp năng lực